chứng từ ngân hàng: giải trình cơ quan thuế

một công tác lưu trữ

- in sao kê đầy đủ 12 tháng kèm theo các chứng từ : giấy báo nợ, giấy báo có của ngân hàng

- mỗi tháng là một tập kẹp lại của tháng nào ra tháng đó đừng để lẫn lộn giữa các tháng trong năm

- ủy nhiệm chi thì phô tô để kẹp cùng hóa đơn > 20.000.000 hoặc chuyển khoản đục lỗ lưu thành 01 tệp acco, thích thì nhích hỏi là có ngay khỏi mất công lục lọi

- phải có đầy đủ sổ phụ theo từng tháng gồm có: sổ phụ, giấy báo (nợ, có), chứng từ đi kèm (giấy nộp tiền, ủy nhiệm chi, lệnh chi,…). có sao kê hàng tháng và năm.

chú ý:ủy nhiệm chi nếu mất làm công văn xin sao y trích lục với ngân hàng giao dịch xin lại => ngân hàng sẽ tính phí

-khi giải trình thanh kiểm tra thuế nếu mất unc thì các bạn lấy sao kê ngân hàng và giấy báo nợ để giải trình và xin thời gian để xin trích lục với ngân hàng

hai công tác sổ sách

- kiểm tra sổ 112 với số phụ ngân hàng, số dư hàng tháng và số dư cuối năm khớp với số dư cuối năm trên sổ phụ ngân hàng hay không? đối chiếu kiểm tra kỹ hàng tháng của năm tài chính

- sổ phụ file cứng do ngân hàng in ra hàng tháng trong năm và file mềm kết xuất từ internet banking. công ty nào chưa đăng ký thì nên đăng ký, để kiểm tra cho dễ, ko cần phải tìm tới tìm lui trong đống sổ phụ. việc tra cứu nhanh gọn lẹ nếu khi cần tra cứu thì cũng nhanh ko phải chạy tới lui lên ngân hàng, hoặc trong công việc sếp hay hỏi những khoản chuyển tiền đi và về mà cuối tháng mới lấy được sổ phận rất bất tiện, đôi khi công nợ khách hàng chuyển tiền rùi kế toán cũng sẽ ko thể biết mà chỉ sếp biết đơn giản tiền đi hay vào sếp đều được gửi tin nhắn qua điện thoại còn bạn sẽ là người chậm thông tin

- kiểm tra kỹ lại hoạch toán kế toán các nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền, vì trên sao kê ngân hàng ghi đôi khi không rõ ràng kế toán thường hoạch toán râu ông này cắm cằm bà kia, công nợ của khách hàng này lộn công nợ với khách hàng khác

- việc hạch toán căn cứ vào unc hoặc giấy báo nợ, giấy báo có nếu chỉ căn cứ sao kê ngân hàng bạn sẽ bị lộn vì trên sao kê nhiều ngân hàng gộp luôn chi phí chuyển tiền vào đấy => cuối năm bạn dôi ra 1 khoản chênh lệch công nợ: ví dụ chuyển tiền thanh toán công nợ công ty a unc : 50.000.000 nhưng trên sao kê lại là: 50.011.000 thực ra 11.000 là phí ngân hàng


ba các hình thức chuyển khoản để đúng luật thuế

-các lưu ý đối với hóa đơn đầu vào > 20.000.000

-bên mua và bên bán phải đăng ký tài khoản sử dụng với cơ quan thuế


các trường hợp chuyển khoản giữa bên mua và bên bán

- bên mua nộp thẳng tiền vào tài khoản bên bán = giấy nộp tiền => không hợp lệ

- bên mua dùng ủy nhiệm chi thanh toán sang tài khoản giám đốc hoặc cá nhân công ty bên bán = > không hợp lệ

- bên mua dùng tài khoản giám đốc cty thanh toán sang tài khoản giám đốc hoặc cá nhân công ty bên bán = > không hợp lệ

- bên mua dùng tài khoản giám đốc cty thanh toán sang tài khoản công ty bên bán = > không hợp lệ

- bên mua dùng ủy nhiệm chi thanh toán từ tài khoản cty bên mua thanh toán sang tài khoản công ty bên bán = > hơp lệ


chú ý: nhiều doanh nghiệp mới thành lập do tiết kiệm chi phí nên tự làm kế toán nên không thuê kế toán nên cứ nghĩ cứ nộp tiền vào tài khoản bên bán thì được xem là chuyển khoản thanh toán


bốn những lưu ý về chứng từ ngân hàng

+trước đây:
theo điều 9,thông tư 156/2013/tt-btcquy định thời hạn nộp mẫu 08/mst như sau:
điều 9. thay đổi, bổ sung thông tin đăng ký thuế
đối với người nộp thuế đã được cấp đăng ký thuế nhưng chưa thông báo thông tin về các tài khoản của người nộp thuế đã mở tại các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng với cơ quan thuế trước thời điểm nghị định 83/2013/nđ-cp có hiệu lực thi hành thì phải thông báo bổ sung tại tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế theo mẫu số 08-mst ban hành kèm theo thông tư này, thời hạn chậm nhất ngày 31 tháng 12 năm 2013.
người nộp thuế trong quá trình sản xuất kinh doanh, khi có thay đổi, bổ sung số tài khoản tại các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng thì phải thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày phát sinh sự thay đổi tại tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế theo mẫu số 08-mst ban hành kèm theo thông tư này (thay thế tờ khai điều chỉnh đăng ký thuế mẫu số 08-mst ban hành kèm theo thông tư số 80/2012/tt-btc ngày 22/5/2012 của bộ tài chính hướng dẫn thực hiện luật quản lý thuế về đăng ký thuế).

+hiện nay:

theo nghị định 78/2015/nđ-cp, ban hành ngày 14/09/2015 điều 53. thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quy định các thông tin thay đổi đăng ký thuế như:địa chỉ nhận thông báo thuế,đăng ký thông tin tài khoản ngân hàng... thì doanh nghiệp làm theo mẫu và nộp tại sở kế hoạch đầu tư chứ không nộp theo mẫu 08/mst tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp như trước đây. quy định này có hiệu lực từ 01/12/2015.

chú ý: hiện nay một số chi cục thuế các quận huyện không còn nhận mẫu 08 của doanh nghiệp. thay vào đó, doanh nghiệp phải làm mẫu pl i-15 nộp cho sở kế hoạch và đầu tư.
doanh nghiệp phải làm mẫu pl i-15 nộp cho sở kế hoạch và đầu tư thay cho mẫu củ 08/mst



+mức phạt chậm nộp mẫu 08/mst

theo điều 7 thông tư số 166/2013/tt-btcngày 15/11/2013 của bộ tài chính quy định về mức phạt chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế như sau:
điều 7. xử phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế so với thời hạn quy định:

1. phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ.
2. phạt tiền 700.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 400.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 30 ngày (trừ trường hợp quy định tại khoản 1 điều này).
3. phạt tiền 1.400.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 800.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế quá thời hạn quy định trên 30 ngày.
b) không thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế.

c) không nộp hồ sơ đăng ký thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.”