Gửi bởi
chudinhxinh
Thứ 1: chẳng ảnh hưởng gì tới hòa bình chung của thế giới cả, doanh nghiệp tự chọn cho mình 1 trong 5 hình thức kế toán và đăng ký quyết định kế toán sao cho phù hợp nhu cầu quản lý cũng như công tác kế toán sao cho thuận tiện nhất, sao cho dễ dàng kiểm tra đối chiếu, dễ hiểu nhất, gọn nhẹ nhất, hiệu quả cao nhất có thế….: Nhật ký chung, Nhật ký - Sổ cái, Chứng từ ghi sổ, Nhật ký chứng từ, kế toán trên máy vi tính
Thứ 2: công tác làm sổ
(1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra làm các phiếu cần thiết: hóa đơn mua vào < 20 triệu mà thành toán = tiền mặt thì viết phiếu chi tiền + phiếu nhập kho lấy ghim bấm vào góc trái thành 1 cặp tình yêu tay ba, hóa đơn trên > 20 triệu thì làm phiếu hoạch toán + phô tô hợp đồng nếu có + thanh lý nếu có + phiếu nhập kho lấy ghim bấm lại , hóa đơn bán ra thu = tiền mặt : làm phiếu thu + hóa đơn bán ra liên xanh + phiếu xuất kho ghim lại 1 cặp tam kiếm hợp bích, nếu hóa đơn bán ra > 20 triệu làm phiếu hoạch toán + phiếu xuất kho + hợp đồng phô tô nếu có + thanh lý phô tô nếu có lấy ghim bấm lại ; chứng từ ngân hàng thì để cuối tháng ngày 31 hoặc tốt nhất ngày 1 đầu tháng sau cho chắc tới ngân hàng lấy sổ phụ ngân hàng hay gọi là bảng sao kê tài khoản………..các tài liệu khác ( chứng từ nộp tiền vào ngân sách: thuế môn bài, thuế gtgt, bảng phân bổ khấu hao, phân bổ dài và ngắn hạn, bảng chấm công, bảng lương………) nếu có tất cả các chứng từ nếu trên được dùng làm căn cứ ghi vào sổ Nhật ký chung
(2) Cuối tháng làm bút toán kết chuyển doanh thu chi phí xác định lời lỗ gọi là bút toán kết chuyển chốt sổ cuối tháng, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp tiếp theo cộng số liệu trên Sổ Cái xác định số dư cuối kỳ NỢ CÓ và lấy số dư cuối kỳ, lập Bảng cân đối số phát sinh, từ cân đối phát sinh đưa lên các chỉ tiêu của bảng cân đối kế toán, xác đinh kết quả kinh doanh tháng
(3) Sau khi làm xong thì tiến hàng kiểm tra đối chiếu số liệu có khớp đúng: số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Số số dư đầu kỳ, phát sinh NỢ - CÓ, cuối kỳ của số cái = số dư đầu kỳ, phát sinh NỢ - CÓ, cuối kỳ của CĐPS ko
+Kiểm tra xem trên bảng cân đối phát sinh và sổ cái bắt đầu từ tài khoản loại 5 => đến loại 9 có số dư cuối kỳ ko nếu có bạn đang làm sai điều chỉn lại, nếu = 0 thì bạn đúng bước qua của sinh tử vào cửa chính quy y của phật,
+Lấy tờ khai báo thuế ra đối chiếu: tổng phát sinh số cái 511,33311 có khớp với phụ lục 01 bảng kê bán ra, tổng phát sinh bên nợ thuế đầu vào tk 1331 có khớp số thuế phụ lục 02 bảng kê hàng hóa mua vào, chỉ tiêu [22] Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang = số dư đầu kỳ SỔ CÁI TK 1331, số dư cuối kỳ tk 1331 = chỉ tiêu [43] Thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau ([43] = [41] - [42]) trên tời khai
Nếu tháng Thuế GTGT đầu ra > Thuế GTGT đầu vào thì phải nộp thuế do đó các chỉ tiêu [41] và [43] = 0, và chỉ tiêu số [40] Thuế GTGT còn phải nộp trong kỳ ([40]=[40a]-[40b]) = số dư cuối kỳ sổ cái TK 33311
Các TK loại 1,2 không có số dư bên Có. trừ họ nhà lưỡng tính PÊ ĐÊ và dự phòng hàng tồn kho cũng như các khoản đầu tư vi dự : TK 159,214,129 ...
Các TK loại 3,4 ko có số dư bên Nợ trừ mấy thằng PÊ ĐÊ. trừ 1 số TK 352, 421...
Các TK đầu loại 5 đến loại 9 ko có số dư cuối kì nếu có bạn sai nhân viên khác sẽ được dịp lên mặt dìm cho bạn chết ngộp thì thôi, nếu = ko bạn đúng tự mà thưởng cho mình ly cà phê đi và ko ai sẽ khen bạn giỏi đâu chỉ khi nào bạn làm sổ sách dở thì sóng mới nổi gió mới thổi mà thôi còn nếu bạn làm đúng trời yên bể lặng
Tài Khoản 112 phải khớp với sổ phụ ngân hàng = số dư đầu cũng như phát sinh, đương nhiên ko thể thiếu số dư cuối phải bằng nếu lệch cao hơn bạn hãy yên lặng ra ngân hàng rút về sai chơi, nếu thấp hơn báo ngay cho sếp lấy công chuộc tội
Tài Khoản 131, 331 có thể dư cả 2 bên : với 131 nếu người ta ứng trước cho mình nó nằm bên Có, nếu người ta mua chịu chưa trả tiền nó nằm bên Nợ nếu thấy có dấu hiệu ăn quỵt thì thuê giáng hồ tời chém đảm bảo ko ai dám ko trả
Tài Khoản 155,152,156 khớp với Bảng Tổng Hợp Nhập xuất tồn và phải khớp sổ cái , Cân đối phát sinh của các tài khoản này 155,152,156 nếu lệch bạn thuê xe ba gác mang về, nếu thiếu là lỗi của bạn lo mà lấp liếm cho tốt để trời ko biết quỹ ko hay, còn là người khác tùy bạn sử lý
Tài Khoản 142, 242 khớp với tổng cộng trên bảng phân bổ
Tài Khoản 214 khớp với tổng cộng trên bảng khấu hao
Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung .
Thứ 3: 1 - Công tác sắp xếp chứng từ gốc
- Chúng ta cần sắp xếp chứng từ gốc hàng tháng theo tuần tự của bảng kê thuế đầu vào đầu ra đã in và nộp báo cáo cho cơ quan thuế hàng tháng: Bắt đầu tư tháng 1 đến tháng 12 của năm tài chính , các chứng từ gốc: hóa đơn đầu vào đầu ra được kẹp chung với tờ khai thuế GTGT hàng tháng đã nộp cho cơ quan thế
- Mỗi chứng từ hoặc một nhóm chứng từ phải kèm theo
Hóa đơn bán ra phải kẹp theo Phiếu thu nếu bán ra hoặc thu tiền vào đồng thời kẹp thêm phiếu xuất kho , kẹp theo hợp đồng và thanh lý nếu có.
Hóa đơn mua vào (đầu vào) phải kẹp với phiếu chi và phiếu nhập kho, phiếu đề nghị thanh toán kèm theo hợp đồng , thanh lý nếu có.
Nếu bán chịu phải kẹp phiếu kế toán (hay phiếu hoạch toán) và phiếu xuất kho kèm theo hợp đồng , thanh lý nếu có. ,...
Tất cả phải có đầy đủ chữ ký theo chức danh.
- Kẹp riêng chứng từ của từng tháng, mỗi tháng một tập có bìa đầy đủ.
2 - Sắp xếp báo cáo đã nộp cho cơ quan thuế
- Đi kèm theo chứng từ của năm nào là báo cáo của năm đó. Một số báo cáo thường kỳ là: Tờ khai kê thuế GTGT hàng tháng, Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, Xuất Nhập Khẩu, Môn Bài, Tiêu thụ đặc Biệt, báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý
- Báo cáo tài chính, quyết toán thuế TNDN, TNCN, hoàn thuế kèm theo của từng năm
3 - Chuẩn bị sổ sách đã in hàng năm (theo hình thức NCK)
- Sổ nhật ký chung
- Sổ nhật ký bán hàng
- Sổ nhật ký mua hàng
- Sổ nhật ký chi tiền
- Số nhật ký thu tiền
- Sổ chi tiết công nợ phải thu cho tất cả các khách hàng
- Sổ chi tiết công nợ phải trả cho tất cả các nhà cung cấp
- Biên bản xác nhận công nợ của từng đối tượng (nếu có) cuối năm.
- Sổ quỹ tiền mặt và sổ chi tiết ngân hàng.
- Sổ cái các tài khoản: 131 , 331, 111, 112, 152, 153, 154, 155, 211, 214,...621, 622, 627, 641, 642,...Tùy theo doanh nghiệp sử dụng quyết định 48 hoặc 15.
- Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm tài sản cố định
- Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm công cụ dụng cụ
- Sổ khấu hao tài sản cố định
- Sổ khấu hao công cụ dụng cụ
- Thẻ kho/ sổ chi tiết vật tư
- Bảng tổng hợp nhập xuất tồn từng kho
- Toàn bộ chứng từ đã nhập đều phải in ra ký (đầy đủ chữ ký).
Lưu ý: số thứ tự các phiếu phải được đánh và sắp xếp tuần tự.
4 - Sắp xếp các hợp đồng kinh tế
- Sắp xếp đầy đủ theo tuần tự từng hợp đồng đầu vào/ đầu ra:
Kiểm tra các biên bản, giấy tờ của từng hợp đồng nếu có: hợp đồng, biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng
- Hợp đồng lao động và hệ thống thang bảng lương: hợp đồng lao động, bảng lương, phải có chữ ký đầy đủ
- Các quyết định bổ nhiệm, điều chuyển công tác, tăng lương.
5 - Hồ sơ pháp lý
- Chuẩn bị đầy đủ cả gốc và photo công chứng (xác thực).
- Các công văn đến/đi liên quan đến cơ quan thuế
6 – Kiểm tra chi tiết khác:
Kiểm tra tra đối chiếu giữa sổ chi tiết với sổ tổng hợp tài khoản (sổ cái)
Kiểm tra đối chiếu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh so với sổ định khoản: hóa đơn đầu ra – vào và sổ kế toán
Kiểm tra đối chiếu công nợ khách hàng
Kiểm tra các khoản phải trả
Kiểm tra dữ liệu nhập và khai báo thuế giữa hóa đơn đầu vào – ra với bảng kê khai thuế
Đầu vào và đầu ra có cân đối
Kiểm tra ký tá có đầy đủ
Kiểm tra lại xem định khoản các khoản phải thu và phải trả định khoản có đúng
Kiểm tra lại bảng lương xem ký có đầy đủ, số liệu trên sổ cái 334 và bảng lương có khớp : Đối với nhân viên phải có hồ sơ đầy đủ
Nội dung công việc sẽ thực hiện :
1. Kiểm tra sự phù hợp của các chứng từ kế toán;
2. Kiểm tra việc định khoản, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh;
3. Kiểm tra việc lập và kê khai báo cáo thuế VAT hàng tháng;
4. Kiểm tra lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp;
5. Kiểm tra hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân;
6. Kiểm tra việc lập báo cáo tài chính theo quy định;
7. Điều chinh các sai sót, chưa phù hợp với quy định của pháp luật;
8. Thiết lập lại số sách kế toán, báo cáo thuế theo đúng quy định của các luật thuế;
9. Thực hiện điều chỉnh các báo cáo thuế khi có sai lệch;
10. Làm việc và giải trình với cơ quan thuế.
chudinhxinh@gmail.com
skype: xinh.chu1
---------- Post added at 12:59 ---------- Previous post was at 12:54 ----------
Tự tin hướng dẫn người khác làm sai
Sau khi thành lập công ty phải tiến hành: đăng báo, đóng thuế môn bài, đăng ký hình thức số sách và sử dụng hóa đơn, đăng ký khấu hao tài sản, in hóa đơn=> phát hành hóa đơn, cập nhập và tiến hành làm số sách kế toán
chung cư cao cấp Lavita Garden đầu tư bởi Hưng Thịnh chất lượng phù hợp sống sang trọng cảm giác thanh bình. Lavita Garden giagocchudautu.com chất lượng phù hợp đẳng cấp sống nhà ở hạng sang. Khu...
Dự án căn hộ Lavita Garden an ninh nghiêm ngặt