Chào mừng đến với Diễn đàn Dân Kế Toán - Kế toán tổng hợp thực tế.
Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 12
Kết quả 11 đến 14 của 14
  1. #11
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Kinh phí công đoàn chuyển công đoàn cấp trên

    Chào các bạn
    Kinh phí công đoàn theo quy định thì công nhân viên nộp 2 % trên tổng lương.
    1% nộp cho công đoàn cấp trên,1 % bỏ lại đơn vị sử dụng nhé để chi cho việc thăm hỏi, đám ma....
    thân chào
    Dự THảO TRÍCH NộP KINH PHÍ CÔNG ĐOÀN TRONG DOANH NGHIệP FDI
    Hướng đến sự công bằng giữa các doanh nghiệp
    31-10-2007 04:59:24 GMT +7


    Dây chuyền sản xuất miến tại Vina Acecook. Ảnh: P.TRANG
    Tổng LĐLĐ VN, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch - Đầu tư vừa hoàn tất dự thảo quy định việc trích nộp kinh phí Công đoàn trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Nhân dịp này, phóng viên Báo Người Lao Động phỏng vấn ông Đặng Ngọc Tùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN
    . Phóng viên: Thưa chủ tịch, vì sao việc trích nộp kinh phí Công đoàn (CĐ) trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sau gần 10 năm tạm gián đoạn lại được đặt ra vào thời điểm này?
    - Ông Đặng Ngọc Tùng: Năm 1997, do khủng hoảng kinh tế khu vực, thu hút vốn đầu tư nước ngoài giảm sút, Chính phủ đã có nhiều biện pháp để hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài. Tạm dừng thu kinh phí CĐ 2% cũng là một trong những chính sách ấy. Quyết định 53 của Chính phủ quy định không thu kinh phí CĐ khu vực FDI mà ngân sách Nhà nước sẽ bù cho khu vực này mỗi năm 20 tỉ đồng. Nay, tình hình đã thay đổi. Đầu tư nước ngoài đang tăng nhanh và cùng các thành phần kinh tế khác thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển mạnh mẽ. Một sự điều chỉnh chính sách để hướng đến công bằng giữa các doanh nghiệp (DN) là cần thiết.
    . Quan điểm của chủ tịch thế nào khi có ý kiến cho rằng, việc thu kinh phí CĐ sẽ ảnh hưởng đến môi trường đầu tư?
    - Tất cả các DN thuộc mọi thành phần kinh tế đều phải bình đẳng trước pháp luật. Luật CĐ đã quy định trích nộp kinh phí CĐ nên không có lý do gì DN FDI lại nằm ngoài luật được. Thực tế cho thấy, nhiều DN FDI như Vietsovpetro, Honda VN... đã thực hiện việc trích nộp kinh phí từ lâu. Bên cạnh đó, nhiều DN, tuy không “danh chính ngôn thuận” là trích nộp kinh phí CĐ, hằng năm đều hỗ trợ đáng kể kinh phí cho hoạt động CĐ. Tôi cho rằng việc thu hút đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào nhiều yếu tố như môi trường đầu tư thuận lợi, ổn định chính trị, lợi thế về địa lý, khả năng nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng tốt...
    Tôi có thể dẫn ra đây bài học kinh nghiệm từ nước láng giềng Trung Quốc. Luật CĐ Trung Quốc ghi cụ thể, tất cả các DN thuộc mọi thành phần kinh tế phải trích nộp kinh phí CĐ bằng 2% trên tổng quỹ lương trả cho tất cả NLĐ - kể cả chuyên gia và lao động nước ngoài dù họ không là đoàn viên. Quy định này hoàn toàn không cản trở đầu tư, bởi Trung Quốc là quốc gia thu hút đầu tư nước ngoài vào hàng nhất thế giới.
    . Có thông tin cho rằng, việc thu kinh phí CĐ trong khu vực FDI lần này do Bộ Kế hoạch - Đầu tư đề xuất trước sức ép của hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi sự bình đẳng giữa các DN?
    - Không phải như vậy. Việc làm này nhằm từng bước thực hiện nghiêm minh luật pháp, thực hiện đầy đủ quy định của Luật CĐ. Ngày 7-3-2007, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN đã làm việc với Thủ tướng Chính phủ về vấn đề trên. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận, tất cả các DN FDI phải thực hiện nghiêm quy định của luật pháp về trích nộp kinh phí CĐ. Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính và Tổng LĐLĐ VN thống nhất dự thảo quyết định để trình Chính phủ ban hành.
    . Vì sao các khu vực khác phải trích nộp kinh phí CĐ 2% nhưng dự thảo về việc thu kinh phí CĐ khu vực FDI chỉ quy định 1%?
    - Việc thu kinh phí CĐ 2% phải được thực hiện trong tất cả các loại hình DN. Tuy nhiên, đối với khu vực FDI, sau một thời gian tạm gián đoạn, việc khôi phục lại cần có lộ trình. Trước mắt sẽ thu 1% và đến năm 2010, sẽ thu đủ 2%.
    Toàn bộ kinh phí CĐ được sử dụng cho các hoạt động CĐ của DN, nhằm chăm lo, bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Đồng thời tổ chức các hoạt động để động viên, khuyến khích người lao động tích cực tham gia lao động sản xuất, giúp đỡ nhau trong nghề nghiệp và cuộc sống. Kinh phí CĐ cũng dùng trả lương cho cán bộ CĐ chuyên trách và bán chuyên trách tại DN.
    . Có nghĩa là, kinh phí ấy phục vụ cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của DN?
    - Nguồn nhân lực luôn là quan tâm hàng đầu của DN. Như hiến pháp và pháp luật quy định, CĐ VN là tổ chức duy nhất đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Bên cạnh đó, CĐ còn có chức năng giáo dục đoàn viên, người lao động thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thi đua hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch của DN, cùng DN nâng cao chất lượng nguồn nhân lực... Những nội dung hoạt động đó hoàn toàn phù hợp với mục tiêu đầu tư của DN nên tôi tin rằng các DN sẽ ủng hộ.
    Ý KIẾN DOANH NGHIÊP
    Ông Chương Văn Dũng, Giám đốc Công ty TNHH Mountech - TPHCM (100% vốn Cộng hòa Liên bang Đức)
    Tạo kinh phí cho CĐ hoạt động là điều nên làm
    Công đoàn (CĐ) chăm lo, bảo vệ quyền lợi của người lao động (NLĐ). Nếu được chăm lo tốt, NLĐ làm việc hiệu quả thì DN chính là người hưởng lợi từ việc chăm lo đó. Do vậy việc hỗ trợ, tạo điều kiện, nhất là điều kiện về kinh phí cho CĐ hoạt động là điều nên làm. Từ nhiều năm nay, chia sẻ với khó khăn của CĐ cơ sở, công ty đã giao toàn quyền quản lý nguồn phế liệu để CĐ tạo quỹ hoạt động. Với nguồn quỹ hơn 6,5 triệu đồng/tháng, CĐ có thể trang trải hoạt động như thăm hỏi hiếu hỉ, tổ chức các hoạt động nâng cao đời sống tinh thần CN. Nếu thiếu, CĐ cơ sở đề xuất, ban giám đốc sẽ hỗ trợ ngay. Đặc biệt, ban giám đốc còn hỗ trợ CĐ hơn 10.000 USD để lập quỹ tương trợ nội bộ. Nguồn quỹ này chủ yếu cho CN vay giải quyết khó khăn đột xuất; mua sắm phương tiện đi lại.
    Ông Hoàng Cao Trí, Phó Tổng giám đốc điều hành Công ty TNHH Acecook Việt Nam (100% vốn Nhật Bản):
    Tạo điều kiện tối đa cho CĐ hoạt động
    Từ nhiều năm qua, không chỉ trích nộp 2% kinh phí CĐ, ban giám đốc còn quyết định hỗ trợ thêm một khoản tương đương để CĐ có kinh phí hoạt động và chăm lo tốt hơn cho NLĐ. Thực tế, việc chăm lo cho NLĐ của CĐ đã tác động tích cực đến họat động sản xuất kinh doanh: CN yên tâm, hăng hái làm việc; có ý thức tổ chức, kỷ luật; năng suất lao động, chất lượng sản phẩm được nâng cao... Sau 12 năm xây dựng, từ một nhà máy, đến nay, công ty đã phát triển thành 8 nhà máy, giải quyết việc làm cho 3.800 lao động với thu nhập bình quân 2,2 triệu đồng/người/tháng. Có thể khẳng định, hoạt động CĐ không chỉ giúp DN phát triển mà còn tạo ra một môi trường lao động lành mạnh, mà ở đó từng NLĐ đều xem công ty như một mái nhà chung, cùng phấn đấu để đưa công ty phát triển.

  2. #12
    Ngày tham gia
    Mar 2016
    Bài viết
    0
    Ðề: Kinh phí công đoàn chuyển công đoàn cấp trên




    Trích dẫn Gửi bởi mavuive
    Mình cũng chưa hiểu rõ về việc đóng chi phí Công Đoàn này là như thế nào nữa?
    Có nghĩa là người lao động không phải đóng kinh phí công đoàn, ma DN phải đóng 2% rồi nộp lên cho CĐ cơ sở trực thuộc? Vậy CĐ ở cty ko còn đồng nào đề sinh hoạt sao?
    Ma nè, KPCĐ đơn vị phải trích nộ 2% + người lao động nộp 1% = 3% hén. Rồi nộp đi 2%, đơn vị giữ lại 1%. Như cơ quan mình thì nộp 2% đó cho Liên đoàn lao động tỉnh và đơn vị cấp trên là Cục ĐC&KS.

    1% giữ lại chi cho những họat động ... mang tính chất công đoàn :sweatdrop: Mình thấy mấy anh chị trong cơ quan nói vậy đó chứ mình chẳng biết chính xác là những khoản nào do chưa tìm ra văn bản quy định.

    @ vansi200780: lãng tử dừng chân nhầm chỗ rùi, sao lại đưa quy định of FDI vào hành chính sự nghiệp ;->

  3. #13
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Kinh phí công đoàn chuyển công đoàn cấp trên




    Trích dẫn Gửi bởi thunta2
    Ma nè, KPCĐ đơn vị phải trích nộ 2% + người lao động nộp 1% = 3% hén. Rồi nộp đi 2%, đơn vị giữ lại 1%. Như cơ quan mình thì nộp 2% đó cho Liên đoàn lao động tỉnh và đơn vị cấp trên là Cục ĐC&KS.

    1% giữ lại chi cho những họat động ... mang tính chất công đoàn :sweatdrop: Mình thấy mấy anh chị trong cơ quan nói vậy đó chứ mình chẳng biết chính xác là những khoản nào do chưa tìm ra văn bản quy định.

    @ vansi200780: lãng tử dừng chân nhầm chỗ rùi, sao lại đưa quy định of FDI vào hành chính sự nghiệp ;->
    Doanh nghiệp nào cũng trích 2 % nhé, đọc lại đí. Bạn biết sao có thêm 1 % nữa không, đó là phí đoàn viên , trước đây bắt buộc nhân viên phải nộp nhé, thực ra công đoàn bắt buộc DN nào cũng nộp 2 % nhé, đọc lại phía trên nhé
    Không biết thì hỏi đi, trả lời vớ vẫn

  4. #14
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Kinh phí công đoàn chuyển công đoàn cấp trên




    Trích dẫn Gửi bởi vansi200780
    Không biết thì hỏi đi, trả lời vớ vẫn
    Kiến thức là vô hạn! Không ai dám nói là mình biết hết cả. Việc chúng ta trao đổi ở đây để chia sẻ, giúp đỡ nhau.
    Một số vấn đề có thể những ý kiến đưa ra là không chính xác, điều đó cũng bình thường thôi. Vans200708 đừng bức xúc như thế!

 

 
Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 12

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •