-
09-03-2010, 07:08 PM #1Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Một số điểm chú ý khi thiết kế Form(Chuyên đề)
Dear All!
Thiết kế Form trong Access là cả một "nghệ thuật". Vì thế có rất nhiều bạn bị bở ngỡ không biết bắt đầu từ đâu và bắt đầu như thế nào. Hôm nay mạnh dạn lập topic này để cùng các bạn nghiên cứu vả thảo luận. Mong được sự ủng hộ của mọi người
Bài 1 - Ý nghĩa các biểu tượng trên hộp công cụ (ToolBox)Trong quá trình thiết kế form hay report trắng, chúng ta phải biết chọn đúng các biểu tượng trên hộp công cụ ToolBox để tạo ra các điều khiển hợp lý nhằm giúp người sử dụng làm việc thoải mái hơn. Trên hộp công cụ này có tất cả 20 biểu tượng, chúng ta sẽ lần lượt khảo sát ý nghĩa của các biểu tượng này.
1/ Chọn lựa đối tượng (Select Object)
Cho phép chúng ta lựa chọn nhiều đối tượng trên màn hình thiết kế mẫu biểu. Thông thường chúng ta sẽ chọn các đối tượng chung lại với nhau khi muốn cùng một lúc thực hiện một hành động chung nào đó trên toàn bộ các đối tượng đã được chọn như : di chuyển các đối tượng đến một vị trí mới, sao chép đối tượng, xóa các đối tượng, thay đổi thuộc tính …
Để chọn nhiều đối tượng cùng một lúc chúng ta dung chuột ké từ vị trí góc trên bên trái cho đến góc dưới bên phải trên phạm vi muốn đánh dấu các đối tượng. Ngoài ra chúng ta cũng có thể nhấn phím Shift khi muốn chọn nhiều đối tượng cùng lúc.
2/ Nhãn (Label)
Cho phép chúng ta thể hiện một chuỗi văn bản trên các biểu mẫu, thông thường nội dung của chuỗi văn bản này sẽ không thay đổi trong suốt thời gian mẫu biểu được mở ở chế độ hiển thị nếu chúng ta không dùng các hành động làm thay đổi caption của nó
3/ Nhóm chức năng chọn lựa
Cho phép chúng ta thể hiện một nhóm các chức năng chọn lựa tại một thời điểm người sử dụng chỉ được phép chọn một trong các chức năng đó mà thôi. Các dạng thể hiện của các chức năng này có thể là : hộp kiểm tra (Check Box), nút chức năng (Option Button), nút bật tắt (Toggle Button). Giá trị trả về là của một nhóm chức năng sau khi người sử dụng đã chọn một con số để chỉ định thứ tự chức năng nào mà người dùng sử dụng đã chọn
Dạng thể hiện các chức năng là các nút chức năng (Option Button) và kết quả trả về của nhóm chức năng này sẽ là 1
Dạng thể hiện các chức năng là các hộp kiểm tra (Check Box) và kết quả trả về của nhóm chức năng này sẽ là 3
Dạng thể hiện các chức năng là các nút bật tắt (Toggle Button) và kết quả trả về của nhóm chức năng này sẽ là 2
4/ Nút chức năng chọn lựa (Option Button)
Nút chức năng chọn lựa thường được kết hợp với nhóm chức năng để thể hiện các chức năng chọn lựa được đánh thứ tự từ 1 đến n với n là tổng số các nút chức năng có trong nhóm chức năng. Theo ví dụ trên thì n = 4
-----------------------------------------------------------------------------------------
5/ Hộp kéo xuống (Combo Box)
Cho phép chúng ta hiển thị một danh sách thong tinđã có và cho phép người dung chỉ được chọn một phần tử hoặc một dòng trong danh sách đó. Thông thường để giúp người sử dụng chọn lựa dữ liệu từ một danh sách nào đó mà không cần nhớ thì chúng ta nên thiết kế điều khiển là hộp kéo xuống
Ví dụ trên màn hình Phiếu Nhập Xuất Vật Tư, tại cột thông tin về mã khách hang, chúng ta tạo ra điều khiển mả khách hàng là một hộp kéo xuống mà các thong tin thể hiện trong hộp này lấy từ bảng danh sách khách hang
Ở chế độ thiết kế thì thế này
Và ở chế độ hiển thị thì như thế này
6/ Nút lệnh (Command Button)
Nút này cho phép chúng ta hiển thị các nút lệnh trên biểu mẫu mà khi người dung nhấn vào nó thì sẽ thực hiện một hành động nào đó do người thiết kế quy định cho biến cố nhấn chuột vào nút lệnh (Click)
Ví dụ : Thông thường trên biểu mẫu có một số nút lệnh để di chuyển các dữ liệu, xóa… và đóng biểu mẫu
7/ Khung đối tượng riêng rẽ (Unbound Object Frame)
Cho phép chúng ta chèn vào một đối tượng kết nhúng (OLE) như các tập tin hình ảnh, văn bản, bằng tính riêng lẻ của từng tập tin và thể hiện trên mẫu biểu khi chuyển sang chế độ hiển thị và cập nhật dữ liệu
8/ Ngắt trang (Page Break)
Cho phép chúng ta tạo ra các ngắt trang cho loại mẫu biểu có nhiều trang thông tin trên màn hình. Thông thường nếu với một trang man hình chúng ta không thể hiển thị được hết các nội dung thông tin ra màn hình thì chúng ta sẽ thiết kế màn hình thành nhiều trang và khi đó chèn vào điều khiển ngắt trang để Access phân biệt từng trang màn hình. Đôi khi để làm màn hình nhiều trang chúng ta cũng có thể sử dụng điều khiển trang (Tab Control).
9/ Biểu mẫu con hoặc báo cáo con (SubForm/SubReport)
Cho phép chúng ta chèn thêm vào trong biểu mẫu hoặc báo cáo đang thiết kế một biểu mẫu hoặc báo cáo khác. Thông thường khi chèn một biểu mẫu hay một báo cáo vào trong một biểu mẫu hay báo cáo thì giữa hai biểu mẫu hay báo cáo này phải có một cột dữ liệu liên kết nhau.
Ví dụ hai bảng Phiếu Nhập Xuất và Phiếu Nhập Xuất Chi Tiết có mối quan hệ là một nhiều khi đó chúng ta sẽ chèn biểu mẫu thể hiện thong tin bên bảng Phiếu Chi Tiết (dữ liệu nhánh quan hệ nhiều) vào trong biểu mẫu Phiếu Nhập Xuất (dữ liệu nhánh quan hệ một) để thấy được hiện tại số phiếu đang xét đã sử dụng các loại vật tư nào với số lượng, đơn giá và thành tiền là bao nhiêu
10/ Hình chữ nhật (Rectangle)
Cho phép chúng ta vẽ các khung hình chữ nhật trang trí thêm cho biểu mẫu. Thông thường muốn nhóm các thong tin trên màn hình theo từng nhóm để cho người sử dụng dễ xem thì chúng ta nên sử dụng điều khiển hình chữ nhật để đóng khung cho các nút lệnhView more random threads:
- quản lí kho hàng ai có cơ sở dữ liệu ko !
- Mình muốn khóa Queries không cho sửa dữ liệu?
- Giải đáp môn CSDL
- Chỉ cách tạo foum tự động hiện các trường sau khi đánh trường khóa chính:
- Hỏi về access 1 chút
- Cho mình hỏi cách update data trên Form
- Lỗi Report! :(
- down access
- Tạo tiêu đề in đậm của form dạng datasheet
- tạo mẫu report !!!mn giúp e vs ạ, chỗ dữ liệu bị trùng làm sao ko đánh STT?
-
09-03-2010, 08:02 PM #2Silver member
- Ngày tham gia
- Oct 2015
- Bài viết
- 159
Ðề: Một số điểm chú ý khi thiết kế Form(Chuyên đề)
11/ Điều khiển trình thông minh (Control Wizard)
Cho phép chúng ta bật hoặc tắt chế độ tạo nhanh một số điều khiển nào đó bằng công cụ trình thông minh của Access. Chúng ta có thể bật chế độ trình thông minh để thiết kế các điều khiển trên biểu mẫu được nhanh hơn. Khi muốn thực hiện tạo các điều khiển bằng tay thì chúng ta sẽ tắt điều khiển này đi
Chú ý : Khi nút điều khiển thông minh sang lên tức là nó đang ở chế độ mở và ngược lại
12/ Hộp văn bản (Text Box)
Cho phép chúng ta tạo ra một hộp văn bản trên biểu mẫu, thông qua hộp văn bản này cho phép hiển thị dữ liệu của các cột trong bảng hoặc cho phép người sử dụng cập nhật dữ liệu vào trong bảng hoặc có thể nhập vào một giá trị nào đó.
Ví dụ các hộp văn bản Ngay, Sophieu LoaiNX sẽ hiển thị trên màn hình dữ liệu của các cột tương ứng trong bảng Phiếu Nhập Xuất
13/ Nút bật tắt (Toggle Button)
Thể hiện trên màn hình giống như nút lệnh (Command Button) nhưng nút bật tắt khi hiển thị trên màn hình sẽ có hai trạng thái bật và tắt. Một ví dụ điển hình nút điều khiển thông minh (Control Wizard) là một nút bật tắt.
14/ Hộp kiểm tra (Check Box)
Cho phép chúng ta tạo ra hộp kiểm tra mà chỉ có hai giá trị là True hoặc False. Thông thường một điều khiển mà chỉ chứa hai giá trị True hoặc False thì chúng ta sẽ sử dụng điều khiển hộp kiểm tra để hiển thị trên màn hình.
Ví dụ cột NamNu trong một bảng hồ sơ nhân viên có kiểu dữ liệu là Yes/No để quy định rằng nếu một nhân viên là nam thì giá trị tại cột này sẽ là True, ngược lại sẽ là False. Do đó trên mẫu biểu Hồ Sơ Nhân Viên chúng ta sẽ thể hiện dữ liệu cột này dưới dạng hộp kiểm tra.
15/ Hộp danh sách (List Box)
Tựa như hộp kéo xuống (Combo Box) nhưng hộp danh sách sẽ chiếm diện tích trên màn hình lớn hơn và người sử dụng chỉ chọn mà không thể nhập một dòng dữ liệu mới vào trong danh sách. Ngoài ra trên hộp danh sách chúng ta có thể chọn cùng lúc nhiều dòng khác nhau
16/ Hình ảnh (Igame)
Cho phép chúng ta chèn một tập tin hình ảnh vào biểu mẫu. Tập tin hình ảnh này có thể được lien kết hoặc nhúng vào trong tập tin cơ sở dữ liệu Access
17/ Khung đối tượng liên kết (Bound Object Frame)
Cho phép chúng ta hiển thị cột dữ liệu có kiểu là đối tượng kết nhúng (OLE) bên trong một bảng lên trên biểu mẫu hoặc báo cáo. Thông thường trong một số bảng khi thiết kế cột dữ liệu là là đối tượng kết nhúng khi đó muốn hiển thị nội dung này trên biểu mẫu thì ta phải dung điều khiển nhúng đối tượng liên kết.
Ví dụ trong cơ sở dữ liệu quản lý nhân viên, để thể hiện hình ảnh của nhân viên trên biểu mẫu hay trong cơ sở dữ liệu quản lý vật tư, muốn thể hiện hình ảnh của vật tư đó lên mẫu biểu thì chúng ta dùng điều khiển này.
18/ Điều khiển trang (Tab Control)
Cho phép chúng ta tạo một điều khiển có nhiều trang khác nhau nhằm thể hiện đầy đủ các thông tin trên một mẫu biểu. Thông thường chúng ta có thể sử dụng điều khiển này để tổ chức thong tin theo từng nhómdữ liệu lớn
Ví dụ Thông tin về một nhân viên lá khá nhiều nếu biết tổ chức theo từng nhóm dữ liệu và sắp xếp chúng lại trên từng trang màn hình thì sẽ làm cho người sử dụng cảm thấy không bị rối khi xem
19/ Đường thẳng (Line)
Cho phép chúng ta vẽ một đường thẳng trên biểu mẫu hoặc báo cáo để tạo ra các vạch phân cách nhằm trang trí cho biểu mẫu
20/ Các điều khiển khác (More Control)
Cho phép chúng ta tạo them một số điều khiển mới không có trong hộp công cụ ToolBox. Các điều khiển này lấy từ các tập tin OCX
-
09-03-2010, 09:40 PM #3Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Ðề: Một số điểm chú ý khi thiết kế Form(Chuyên đề)
Bài 2 - Tạo một số điều khiển bằng trình thông minh (Wizards)
Access cho phép chúng có thể tạo nhanh một số các điều khiển như nhóm chức năng (Option Group), hộp kéo xuống (Combo Box), hộp danh sách (List Box), Nút lệnh (Command Button)….bằng công cụ trình thông minh. Chúng ta có thể sử dụng công cụ này để tạo nhanh các điều khiển trên mẩu biểu rồi sau đó vào bảng thuộc tính của điều khiển để thay đổi một số thuộc tính nào đó nếu muốn.
Để thực hiện, chúng ta nhấn vào nút điều khiển trình thông minh trên hộp công cụ Toolbox chuyển nó sang chế độ mở
Sau đây chúng ta xem xét cách tạo một số điều khiển trên biểu mẫu bằng trình thông minh (Control Wizards)
1/ Nhóm chức năng chọn lựa (Option Group)
* Chọn biểu tượng nhóm chức năng chọn lựa trên hộp công cụ
* Kéo chuột tại vị trí mong muốn trên các thành phần trong biểu mẫu
* Ghi vào chuỗi các chức năng có bên trong nhóm chức năng, mỗi chức năng sẽ được ghi trên một dòng
* Chọn giá trị mặc định cho nhóm chức năng, giá trị này dung để chỉ định một chức năng nào đótrong danh sách các chức năng tạo ra ở bước trên sẽ được chọn khi mở mẫu biểu
* Chọn các giá trị tương ứng cho từng chức năng trong nhóm chức năng. Thông thường ta chọn theo giá trị mặc định của Access đã tạo ra
Lưu ý : Mỗi giá trị của các chức năng là duy nhất, không được phép trùng nhau, nếu không sẽ bị Access cự lại bằng cái thông báo như thế này và chúng ta phải sửa lại
* Chọn nơi lưu lại giá trị của nhóm chức năng sau khi người sử dụng đã chọn. Có hai cơ chế :
- Lưu giá trị của nhóm chức năng vào điều khiển để về sau sử dụng
- Lưu giá trị của nhóm chức năng vào bên trong một cột nào đó của bảng
Thông thường nếu chúng ta muốn lưu lại giá trị của nhóm chức năng mà người sử dụng đã chọn vào bên trong một cột của bảng thì chúng ta phải chỉ ra tên của cột trong bảng (Store the value in this field). Trong trường hợp nếu muốn giá trị của nhóm chức năng chỉ dùng để tính toán trên mẫu biểu thì chúng ta sẽ chọn cơ chế lưu giá trị để sử dụng về sau (Save the value for later use)
Ví dụ khi lập các yêu cầu chọn báo cáo, ta chọn cơ chế lưu để dùng về sau. Còn khi lập tình trạng gia đình của nhân viên lưu vào cột VoChong của bảng Nhân Viên thì ta chọn cơ chế lưu vào cột
* Chọn các kiểu thể hiện của các chức năng bên trong nhóm chức năng, các thể hiện này có thể là các điều khiển nút chức năng (Option Button), hộp kiểm tra (Check Box) hay nút bật tắt (Toggle Button)
* Ghi vào một chuỗi làm tiêu đề cho nhóm chức năng. Nhấn nút Finish để kết thúc quá trình tạo nhóm hức năng bằng trình thông minh Wizards Control
Lưu ý : Trong quá trình thực hiện, cứ sau một lần thực hiện xong yêu cầu của trình tạo điều khiển thông minh, ta nhấn Next để qua bước kế tiếp. Đến bước cuối cùng thì nhấn Finish để kết thúc.
-
09-03-2010, 10:03 PM #4Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Ðề: Một số điểm chú ý khi thiết kế Form(Chuyên đề)
Bài 2 - Tạo một số điều khiển bằng trình thông minh (Wizards) - Phần tiếp theo
2/ Hộp kéo xuống (Combo Box)
* Chọn biểu tượng hộp kéo xuống (Combo Box) trong hộp công cụ (ToolBox)
* Kéo chuột tại vị trí muốn đặt hộp kéo xuống trên màn hình mẫu biểu
* Chọn loại dữ liệu dòng hộp kéo xuống khi hiển thị. Các giá trị dữ liệu dòng được lấy dữ liệu từ
- Một bảng hoặc một truy vấn đã có
- Một danh sách các giá trị mà chúng ta gõ vào
- Giá trị được chọn từ hộp kéo xuống sẽ làm cơ sở để tìm kiếm mẫu tin trên mẩu biểu hiện hành
Trường hợp 1 : Lấy dữ liệu từ bảng hoặc truy vấn
* Chọn tên bảng hoặc truy vấn cung cấp giá trị cho hộp Combo
* Chọn các cột trong bảng hoặc truy vấn muốn xuất hiệntrong hộp combo bằng các nút > (chọn từng cột một) hoặc >> (chọn tất cả). Sau khi chọn nếu muốn hủy cột nào thì chọn < hoặc <<
* Chọn cột cần sắp xếp
* Thay đổi độ rộng của các cột trong hộp combo bằng cách kéo chuột tại cạnh biên của các cột hoặc nhấn kép (giống như điều chỉnh cột của Excel)
* Chọn cột nào trong hộp combo sẽ trả về giá trị sau khi người sử dụng chọn một hàng trong hộp com bo
* Lưu giá trị trả về giống như Option Group
* Ghi tiêu đề cho hộp Combo và nhấn nút Finish để kết thúc
Kết quả nhận được như sau (Khi mở biẻu mẫu)
-
09-03-2010, 10:04 PM #5Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Ðề: Một số điểm chú ý khi thiết kế Form(Chuyên đề)
Trường hợp 2 : Lấy dữ liệu từ những dòng ta gõ vào
* Chọn số cột cần hiển thị trong hộp combo, ghi giá trị các dữ liệu được thể hiện trong các hàng của hộp combo và điều chỉnh độ rộng cột
* Các trình tự tiếp theo làm giống như ở trường hợp 1
Kết quả hiển thị như sau :
-
09-03-2010, 10:41 PM #6Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Ðề: Một số điểm chú ý khi thiết kế Form(Chuyên đề)
Bác xuanthanh tiện thì hướng dẫn làm combo box sẵn cho một field trong Table Design View luôn nhé. :xinloinhe:
-
09-20-2010, 04:57 PM #7Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Ðề: Một số điểm chú ý khi thiết kế Form(Chuyên đề)
Bài 2 - Phần tiếp theo
Xin lỗi các bạn vì thời gian qua do bận việc gia đình nên chưa thể post tiếp bài viết, nay xi mạn phé`p được tiếp tục
3/ Nút lệnh (Command Button)
* Chọn biểu tượng nút lệnh (Command Button) trên hộp công cụ ToolBox
* Kéo chuột tại vị trí muốn xuất hiện nút lệnh trên mẫu biểu
* Chọn một loại thao tác mà chúng ta muốn dựa trên hai yếu tố : Loại(Categogories) và Thao tác (Actions)
Cụ thể các loại thao tác này được thể hiện như bảng dưới đây
Di chuyển mẫu tin (Record Navigation)
Thao tác Ý nghĩa
Find Next Tìm mẫu tin kế tiếp thỏa mãn điều kiện tìm kiếm
Find Record Tìm mẫu tin thỏa điều kiện tìm kiếm
Go to First Record Di chuyển mẫu tin về đầu
Go to Last Record Di chuyển mẫu tin về cuối
Go to Next Record Di chuyển mẫu tin về sau mẫu tin hiện hành
Go to Previous Record Di chuyển mẫu tin về trước mẫu tin hiện hành
Các hành động trên mẫu tin (Record Operations)
Thao tác Ý nghĩa
Add New Record Thêm mới mẫu tin
Delete Record Xóa mẫu tin hiện hành
Duplicate Record Sao chép giá trị mẫu tin hiện hành sang một dòng mẫu tin mới
Print Record In mẫu tin hiện hành ra máy in
Save Record Lưu lại mẫu tin hiện hành
Undo Record Phục hồi giá trị trước khi sửa đổi của mẫu tin hiện hành
Các hành động trên biểu mẫu (Form Operations)
Thao tác Ý nghĩa
Apply Form Filter Lọc dữ liệu cho biểu mẫu
Close Form Đóng biểu mẫu hiện hành
Edit Form Filter Sửa đổi bộ lọc dữ liệu
Open Form Mở biểu mẫu khác
Print Form In một biểu mẫu bất kỳ
Print Current Form In biểu mẫu hiện hành
Refresh Form Data Cập nhật lại dữ liệu trên biểu mẫu
Các hành động trên báo cáo (Report Operations)
Thao tác Ý nghĩa
Mail Report Gửi báo cáo sang người sử dụng khác bằng email
Preview Report In xem trước một báo cáo
Print Report In nội dung một báo cáo ra máy in
Send Report to File In nội dung một báo cáo ra tập tin
Các hành động trên ứng dụng (Application)
Thao tác Ý nghĩa
Qiut Application Thoát khỏi Microsoft Access
Run Application Khởi động một ứng dụng bất kỳ trên Windows
Run MS Excel Khởi động MS Excel
Run MS Word Khởi động MS Word
Run Notepad Khởi động Notepad
Các hành động khác (Miscellaneous)
Thao tác Ý nghĩa
Auto Diater Tự động gọi
Print Table In dữ liệu một bảng chỉ định
Run Macro Thực hiện một tập lệnh (Macro) chỉ định
Run Query Thực hiện một truy vấn chỉ định
* Chọn dạng thể hiện của nút nhấn là hình ảnh hay văn bản. Access cung cấp một số hình ảnh cho các nút lệnh, tuy nhiên chúng ta có thể chọn một hình khác (nếu muốn) bằng cách nhấn nút Browse để chỉ định vị trí tập tin hình ảnh
* Ghi vào tên của nút lệnh để sử dụng về sau. Chúng ta nên ghi rõ ràng tên của nút lệnh. Cuối cùng nhấn Finish để kết thúc
---------- Post added at 09:57 AM ---------- Previous post was at 09:49 AM ----------
4/ Biểu mẫu hoặc báo cáo con (SubForm/SubRepport)
* Chọn biểu tượng là biểu mẫu hoặc báo cáo con trên hộp công cụ
* Kéo chuột tại vị trí muốn thể hiện biểu mẫu con hoặc báo cáo con trên biểu mẫu hoặc báo cáo. Thông thường nằm trong thành phần chi tiết của biểu mẫu hay báo cáo
* Chọn tên biểu mẫu hoặc tên báo cáo đã có muốn đưa vào biểu mẫu hoăc báo cáo hiện hành, ngược lại chọn Use existing Tables and Queries để tạo mới một biểu mẫu hoặc báo cáo con
Trường hợp 1 : Chọn biểu mẫu hay báo cáo đã có sẵn
* Chọn các cột dữ liệu liên kết của hai mẫu biểu hy báo cáo. Chúng ta có thể chọn các cột từ danh sách hoặc phải tự định nghĩa ra các cột dữ liệu liên kết này
- Tự định nghĩa (Define my own)
- Chọn các cột liên kết từ danh sách (Choose from list)
* Đặt tên điều khiển của biểu mẫu hoặc báo cáo con trên biểu mẫu hoặc báo cáo hiện hành
Trường hợp 2 : Tạo mới biểu mẫu con hoặc báo cáo con
* Chọn tên bảng hoặc truy vấn chứa thông tin dữ liệu của biểu mẫu con hoặc báo cáo con
5/ Hộp danh sách (List Box)
* Chọn biểu tượng hộp danh sách trên hộp công cụ
* Kéo chuột tại vị trí muốn đặt hộp danh sách trên mẫu biểu
* Chọn loại dữ liệu dòng của hộp danh sách khi hiển thị giống như hộp kéo xuống (Combo Box)
* Các bước trình tự tiếp theo giống như tạo hộp kéo xu
-
09-20-2010, 05:24 PM #8Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Ðề: Một số điểm chú ý khi thiết kế Form(Chuyên đề)
Bài 3 - Sử dụng một số thuộc tính của các mẫu biểu
Sau khi tạo ra các điều khiển trên form, chúng ta có thể vào bảng thuộc tính của điều khiển để thay đổi một số thuộc tính theo ý mình. Ví dụ khi ta tạo ra điều khiển hộp văn bản (Textbox) mặc định Access sẽ gán tên cho điều khiển này là Text0, Text1…, chúng ta có thể thay đổi tên của điều khiển này thành một tên bất kỳ bằng cách gõ vào một chuỗi trong thuộc tính Name của điều khiển trên
Thông thường các thuộc tính của điều khiển được chia thành 5 trang trên bảng thuộc tính được sắp xếp như sau (để form ở chế độ Design, nhấn chuột vào hình có biểu tượng ngón tay trỏ chỉ vào trang sách trên thanh Toolbars hoặc vào menu View/Properties hoặc kích chuột phải vào form chọn Properties hoặc nhấn tổ hợp phím Alt + Enter)
Trang định dạng (Format)
Chứa các thuộc tính nhằm định dạng cách thể hiện của điều khiển, ví dụ như màu nền, màu chữ, font chữ, kích thước …
Trang dữ liệu (Data)
Chứa các thuộc tính nhằm cho biết dữ liệu mà các điều khiển hiện thị đượic lấy từ nơi nào bên trong bảng hoặc các quy tắc kiểm tra dữ liệu khi nhập trên điều khiển
Trang biến cố (Event)
Chứa các biến cố có liên quan đến một điều khiển hiện đang được chọn
Trang các thuộc tính khác (Other)
Chứa các thuộc tính khác không nằm trong các thuộc tính của ba trang trước đó
Trang tất cả (All)
Chứa tất cả các thuộc tính và biến cố của điều khiển đang được chọn
---------- Post added at 10:14 AM ---------- Previous post was at 10:09 AM ----------
Bài 3 - Phần tiếp theo
1/ Điều khiển hộp văn bản (Textbox)
a/ Các thuộc tính định dạng
Thuộc tính Ý nghĩa
Format Định dạng dữ liệu lúc hiển thị(giống thuộc tính định dạng của bảng)
Decimal Places Vị trí số thập phân cho loại số liệu thực
Display When Điều khiển được thể hiện khi nào : màn hình(Screen Only) hoặc máy in(Print Only) hoặc cả hai(Always)
Scroll Bars Có muốn xuất hiện thanh cuộn đứng trên điều khiển không
Can Grow, Shrink Có thể kéo lớn điều khiển ra theo chiều đứng để in đầy đủ dữ liệu trong trường hợp nội dung dữ liệu vượt quá kích thước của điều khiển lúc ban đầu thiết kế
Left, Top Vị trí góc trên bên trái của điều khiển
Width, Height Độ rộng, chiều dài của điều khiển
Back Style Kiểu màu nền của điều khiển sẽ bình thường(Normal) hay trong suốt(Transparent)
Back Color Màu nền của điều khiển
Special Effect Tạo bong, độ khắc… cho điều khiển
Border Style Kiểu đường viền của điều khiển
Border Color Màu đường viền của điều khiển
Border Width Độ rộng đường viền của điều khiển
ForeColor Màu chữ của điểu khiển
Font Name Font chữ của điều khiển
Font Size Kích thước font chữ của điều khiển
Font Weight Font chữ của điều khiển sẽ đậm
Font Italic Font chữ của điều khiển sẽ nghiêng
Font Underline Font chữ của điều khiển sẽ gạch dưới
Text Align Dữ liệu bên trong sẽ được canh trái, phải, giữa điều khiển
b/ Các thuộc tính dữ liệu
Thuộc tính Ý nghĩa
Control Source Dữ liệu nguồn mà điều khiển có được và thể hiện trên form hoặc report
Input Mask Mặt nạ khi nhập dữ liệu
Default Value Giá trị mặc định
Validation Rule Quy tắc kiểm tra dữ liệu nhập vào bảng
Validation Text Chuỗi thông báo khi dữ liệu nhập vào vi phạm quy tắc kiểm tra
Enabled Sáng hoặc mờ điều khiển, người sử dụng không thể cho con nháy vào điều khiển khi nó bị mờ
Locked Khóa hoặc mở khóa điều khiển, người sử dụng có thể cho con nháy vào điều khiển nhưng không thể thay đổi giá trị bên trong của điều khiển khi nó bị khóa lại
Font Size Kích thước font chữ của điều khiển
Font Weight Font chữ của điều khiển sẽ đậm
Font Italic Font chữ của điều khiển sẽ nghiêng
Font Underline Font chữ của điều khiển sẽ gạch dưới
Text Align Dữ liệu bên trong sẽ được canh trái, phải, giữa điều khiển
c/ Các thuộc tính khác
Thuộc tính Ý nghĩa
Name Tên điều khiển là duy nhất trên form
Status Bar Text Chuỗi ghi chú được thể hiện trên thanh trạng thái khi điều khiển nhận được sự tập trung
Enter Key Behavior Chỉ định phím Enter hay Ctr+Enter để nhập sang dòng văn bản mới trong điều khiển hộp văn bản
Vertical Cho phép hiển thị và nhập dữ liệu theo hướng dọc(đứng)
Auto Tab Cho phép tự động nhảy sang điều khiển kế tiếp khi đã nhập đủ các ký tự trong điều khiển
Tab Stop Chỉ định có thể di chuyển đến điều khiển khác bằng phím Tab
Tab Index Thứ tự của các điều khiển trên form
Shortcut Menu Bar Tên của thực đơn tắt được kích hoạt khi nhấn chuột phải trên điều khiển
ControlTip Text Chuỗi văn bản muốn hiển thị lời mách khi người sử dụng đưa chuột đến gần điều khiển
2/ Điều khiển nút chức năng (Option Button) hoặc nút bật tắt (Toggle Button)
Thuộc tính Ý nghĩa
Option Value Chỉ định giá trị của từng chức năng bên trong nhóm các chức năng
3/ Điều khiển hộp kéo xuống (Combo Box) hoặc hộp danh sách (List Box)
Thuộc tính Ý nghĩa
Column Count Số cột dữ liệu hiển thị trong danh sách
Column Heads Có thêm dòng tiêu đề trong danh sách
Column Widths Độ rộng của các cột dữ liệu trong danh sách được ngăn cách bởi các dấu ;
List Row Chiều dài tối đa số dòng muốn thể hiện trong một danh sách. Nếu số dòng quá nhiều thì chúng ta có thể sử dụng thanh cuộn để xem các dòng bên dưới
List Width Độ rộng của cả một danh sách (thường là tổng độ rộng của từng cột trong danh sách)
Row Source Type Kiểu dữ liệu dòng của danh sách : lấy dữ liệu từ bảng hoặc truy vấn (Table/Query) hay được lấy từ các giá trị của một danh sách mà chúng ta phải gõ vào (Value List)
Row Source Chứa dữ liệu nguồn cho các dòng trong danh sách
Bound Column Chỉ định giá trị cột dữ liệu thứ mấy trong danh sách các cột sẽ trả về sau khi người sử dụng đã chọn xong một dòng trong danh sách
Limit to List Có muốn giới hạn các giá trị mà người dùng nhập vào phải bắt buộc có trong danh sách (chỉ có hiệu lực cho điều khiển combo box)
Multi Select Cho phép chọn được nhiều dòng trong danh sách
Auto Expand Chỉ định việc tự động dò tìm các giá trị trong danh sách khi người sử dụng đang cập nhật dữ liệu trên điều khiển
4/ Điều khiển nút lệnh (Command Button)
Thuộc tính Ý nghĩa
Caption Biểu thức chuỗi thể hiện trên mặt nút nhấn
Picture Tập tin hình ảnh cho các nút lệnh có hình
Picture Type Kiểu hình ảnh là nhúng hay liên kết
Transparent Nút nhấn sẽ trở nên trong suốt
Default Là nút nhấn mặc định trên form. Nút nhấn nảy được chọn khi người sử dụng nhấn phím Enter. Mỗi form chỉ có một nút nhấn mặc định
Cancel Là nút nhấn thoát trên form. Nút nhấn này được chọn khi nhấn phím ESC. Mỗi biểu mẫu chỉ có một nút nhấn thoát
5/ Điều khiển biểu mẫu con hoặc báo cáo con (SubForm hoặc SubReport)
Thuộc tính Ý nghĩa
Source Object Tên biểu mẫu con hoặc báo cáo con
Link Child Fields Tên các cột liên kết bên dữ liệu nhánh quan hệ nhiều
Link Master Fields Tên các cột liên kết bên dữ liệu nhánh quan hệ một
6/ Điều khiển trang (Tab Control)
Thuộc tính Ý nghĩa
Style Cho phép thể hiện điều khiển trang theo dạng nút nhấn (Button) hay từng trang (Tabs) hay không thể hiện (None)
Page Index Thứ tự các trang trong điều khiển trang
---------- Post added at 10:24 AM ---------- Previous post was at 10:14 AM ----------
Dear All!
Như vậy là chúng ta đã cùng nhau nghiên cứu một số điểm cần chú ý khi thiết kế Form hoặc Report. các bạn tùy nghi chế biến theo cách học của minh
Các bạn có thể download bài viết này của tôi theo đường link dưới đây để về tham khảo
chúc các bạn ngày càng giỏi Access hơn
Thân mến
Thiet ke Form
-
04-18-2011, 08:36 AM #9Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 3
Ðề: Một số điểm chú ý khi thiết kế Form(Chuyên đề)
Cám ơn bạn nhiều
-
06-04-2011, 03:57 AM #10Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Ðề: Một số điểm chú ý khi thiết kế Form(Chuyên đề)
Gửi bởi phatnq2002
Theo các chuyên gia, khi bị xuất tinh sớm, nam giới càng cần năng nổ trong việc thực hiện chuyện ấy nhiều hơn nữa. tại sao ư? Thật ra, việc lo âu về khả năng của bản thân là căn nguyên lớn nhất khiến...
Mách quý ông cách rèn luyện giúp điều khiển khả năng "xuất binh"