Chào mừng đến với Diễn đàn Dân Kế Toán - Kế toán tổng hợp thực tế.
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 16
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Tìm người biết sử dụng phần mềm Fastbook

    Các anh chị em có ai biết sử dụng phần mềm fastbook không vậy ? Mình vừa mua phần mền này nhưng không biết sử dụng như thế nào. Bên công ty bán phần mềm co hướng dẫn nhưng mình không biết nhiều về kế tóan để định khỏan. Mình cần người hướng dẫn chi tiết hơn, xin liên hệ gấp với mình 0907 322 577 gặp Nhung. Cám ơn các bạn !

  2. #2
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Tìm người biết sử dụng phần mềm Fastbook




    Trích dẫn Gửi bởi Huynhnhung
    Các anh chị em có ai biết sử dụng phần mềm fastbook không vậy ? Mình vừa mua phần mền này nhưng không biết sử dụng như thế nào. Bên công ty bán phần mềm co hướng dẫn nhưng mình không biết nhiều về kế tóan để định khỏan. Mình cần người hướng dẫn chi tiết hơn, xin liên hệ gấp với mình 0907 322 577 gặp Nhung. Cám ơn các bạn !
    Cái này là bạn ko bit nhìu về kế toán chứ ko liên quan đến phần mềm rùi. Cái đó thì fai học lâu dài thui. Cố gắng lên b.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Tìm người biết sử dụng phần mềm Fastbook




    Trích dẫn Gửi bởi Huynhnhung
    Các anh chị em có ai biết sử dụng phần mềm fastbook không vậy ? Mình vừa mua phần mền này nhưng không biết sử dụng như thế nào. Bên công ty bán phần mềm co hướng dẫn nhưng mình không biết nhiều về kế tóan để định khỏan. Mình cần người hướng dẫn chi tiết hơn, xin liên hệ gấp với mình 0907 322 577 gặp Nhung. Cám ơn các bạn !
    Bạn ơi.Phần mềm nào cũng có File hướng dẫn mà.Lý do là DK bạn nắm chưa vững chư không phải là tại phần mềm bạn nha.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Tìm người biết sử dụng phần mềm Fastbook

    Đúng là không phải phần mềm, mình muốn tìm người hướng dẫn mình, định khỏan nghiệp vụ thì mình biết, nhưng để nhập vào phần nào, số tồn kho ban đầu, mua hàng,bán hàng mình không biết phải nhập ở đâu, ... Mình cần một người đến chổ của mình giúp mình một, hai ngày họăc có thể ít hơn nếu mình biết sớm(dĩ nhiên có hậu tạ) Giúp mình nhé !

  5. #5
    Ngày tham gia
    Jan 2016
    Bài viết
    9
    Ðề: Tìm người biết sử dụng phần mềm Fastbook




    Trích dẫn Gửi bởi Huynhnhung
    Các anh chị em có ai biết sử dụng phần mềm fastbook không vậy ? Mình vừa mua phần mền này nhưng không biết sử dụng như thế nào. Bên công ty bán phần mềm co hướng dẫn nhưng mình không biết nhiều về kế tóan để định khỏan. Mình cần người hướng dẫn chi tiết hơn, xin liên hệ gấp với mình 0907 322 577 gặp Nhung. Cám ơn các bạn !
    Bạn mua phần mềm theo dạng nào?
    Thông thường, nếu bạn mua sản phẩm của một công ty, họ sẽ có trách nhiệm huấn luyện cho bạn. Nếu muốn huấn luyện chi tiết hơn thì trả thêm phí cho họ.
    Trước tiên hãy liên hệ với công ty bán sản phẩm để nhờ hỗ trợ.

  6. #6
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Tìm người biết sử dụng phần mềm Fastbook

    Bạn hãy liên hệ với cty bán sản phẩm cho bạn ấy, nếu không hiểu bạn có thể hỏi rõ hơn từng phần chứ bạn hỏi chung chung thì khó trả lời lắm

  7. #7
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Tìm người biết sử dụng phần mềm Fastbook

    Danh sách các công việc cần chuẩn bị trước khi sử dụng Fast Accounting


    Việc chuẩn bị cẩn thận trước khi sử dụng Fast Accounting là tối quan trọng. Nó sẽ trợ giúp cho việc khai thác thông tin sau này dễ dàng và hiệu quả, tránh những sửa chữa, làm đi làm lại nhiều lần.

    Công việc chuẩn bị liên quan đến 2 vấn đề:

    - Hệ thống hoá các thông tin

    - Hệ thống hoá quy trình xử lý thông tin.

    Dưới đây là bản liệt kê danh sách các công việc cần phải chuẩn bị trước khi sử dụng Fast Accounting.

    1. Xác định các yêu cầu về quản lý

    2. Nghiên cứu cách tổ chức và xử lý thông tin của Fast Accounting

    3. Tổ chức hệ thống thông tin và quy trình xử lý thông tin

    4. Xây dựng các danh mục từ điển

    5. Xác định và khai báo các tham số hệ thống, các tham số tuỳ chọn

    6. Khai báo thông tin về ngày bắt đầu của năm tài chính

    7. Khai báo thông tin về ngày tính số dư đầu kỳ

    8. Xác định số dư đầu kỳ, các số phát sinh luỹ kế

    9. Xác định danh sách từng người sử dụng Fast Accounting, công việc và phân quyền truy nhập.

    1.1.1 Xác định các yêu cầu về quản lý
    Liệt kê các báo cáo cần phải có hiện tại cũng như trong tương lai.

    Liệt kê quy trình xử lý số liệu.

    Việc này là cơ sở tối quan trọng cho việc chúng ta xác định để lên được báo cáo thì các thông tin gì cần phải cập nhật và ngược lại các thông tin nào thì để phục vụ cho báo cáo nào.

    1.1.2 Nghiên cứu cách tổ chức và xử lý thông tin của Fast Accounting
    Việc nắm rõ cách tổ chức và xử lý thông tin của Fast Accounting cùng với việc xác định rõ các yêu cầu về quản lý sẽ giúp cho chúng ta tổ chức thông tin và quy trình xử lý thông tin một cách phù hợp và tiện lợi nhất.

    Ta phải nắm rõ Fast Accounting có các phân hệ nghiệp vụ gì, trong mỗi phân hệ thì có các nghiệp vụ, quy trình cập nhật và xử lý của từng nghiệp vụ như thế nào. Các màn hình nhập liệu thông tin đầu vào có các thông tin gì và chúng được xử lý như thế nào.

    Fast Accounting quản lý các đối tượng gì tương ứng với các danh mục từ điển nào.

    Xác định rõ các tham số hệ thống và các tham số tuỳ chọn của Fast Accounting được sử dụng như thế nào.

    Một phần không kém phần quan trọng là cũng phải làm rõ những thông tin nào được xác định ở phần công việc 1 mà phần mềm không quản lý được, những báo cáo nào mà phần mềm không cung cấp được. Phải xác định xem liệu phần mềm có thể hỗ trợ một phần nào đó để có thể lên được các báo cáo cần thiết không? Phần mềm có thể kết xuất dữ liệu ra EXCEL các thông tin cần thiết phục vụ cho việc xử lý tiếp theo để lên được báo cáo không.

    1.1.3 Tổ chức hệ thống thông tin và quy trình xử lý thông tin
    Trên cơ sở kết quả của công việc 1 và 2 ta phải xác định các trường thông tin nào trong Fast Accounting sẽ được sử dụng cho việc quản lý thông tin nào của doanh nghiệp và quy trình xử lý thông tin như thế nào.

    Ta phải xác định những thông tin gì thì được quản lý bằng danh mục tài khoản và tiểu khoản, thông tin gì thì được quản lý bằng danh mục vụ việc...

    1.1.4 Xây dựng các danh mục từ điển
    Các danh mục từ điển cần xây dựng gồm có: danh mục đơn vị cơ sở, danh mục tiền tệ, danh mục tài khoản, tiểu khoản, danh mục khách hàng, danh mục nhà cung cấp, danh mục vụ việc (công trình, hạn mục công trình, đề án, ...), Danh mục hợp đồng mua/bán, danh mục khế ước vay, danh mục kho hàng, danh mục vật tư hàng hoá, danh mục bộ phận kinh doanh, danh mục thuế suất, danh mục TSCĐ, danh mục trường tự do...

    Liệt kê danh sách các mục của từng danh mục từ điển.

    Xác định cách thức mã hoá của từng danh mục từ điển. Việc mã hoá như thế nào để đảm bảo phục vụ được công tác quản lý, lên được các báo cáo cần thiết đồng thời dễ nhớ, dễ sử dụng. Việc mã hoá phải được lưu ý đặc biệt trong trường hợp số liệu được cập nhật ở nhiều nơi và sau đó được gửi và copy vào một cơ sở dữ liệu trung tâm.

    Xác định cách thức phân loại, phân nhóm các danh mục từ điển để lên được các báo cáo quản lý cần thiết. Phân nhóm khách hàng, phân nhóm các nhà cung cấp, phân nhóm danh mục vật tư, danh mục TSCĐ, phân nhóm danh mục vụ việc...

    Gợi ý về cách thức xây dựng hệ thống mã hoá của các danh mục

    Khi thực hiện mã hóa một danh mục cần lưu ý các điểm sau:

    - Mã phải là duy nhất trong danh mục

    - Mã phải dễ nhớ để tiện cho việc cập nhật và tra cứu

    - Trong trường hợp danh điểm có phát sinh theo thời gian thì khi xây dựng hệ thống mã phải tính đến vấn đề mã hóa cho các danh điểm sẽ phát sinh.

    - Trong một số trường hợp hệ thống mã hóa phải được xây dựng cho sao cho thật tiện lợi cho việc xử lý và lên các báo cáo.

    Dưới đây là một số gợi ý về cách thức xây dựng hệ thống mã hóa của các danh mục.

    - Có thể dùng phương pháp đánh số lần lượt tăng dần theo phát sinh của các danh điểm mới bắt đầu từ 00001. Phương pháp này tiện lợi trong trường hợp số lượng danh điểm lớn. Một tiện lợi khác của phương pháp này là các phát sinh mới bao giờ cũng nằm ở phía dưới khi liệt kê theo vần ABC.

    - Trong trường hợp số lượng danh điểm không nhiều thì có thể mã hóa theo cách dễ gợi nhớ đến tên của danh điểm. Ví dụ đối với khách hàng ta có thể mã hóa theo tên giao dịch của khách hàng: Cty ABC có mã là ABC, Cty XYZ có mã XYZ...

    - Tùy theo nhu cầu xử lý số liệu có thể áp dụng một phương án khác là trong mã ta chia thành các nhóm khác nhau và nhóm không chỉ có 1 cấp mà có thể có đến 2-3 cấp. Ví dụ đối với các đơn vị có khách hàng trải rộng trên toàn quốc thì có thể nhóm theo tỉnh/thành phố, chẳng hạn các khách hàng trên địa bàn Hà nội thì đều bắt đầu bằng HN, TP HCM bắt đầu bằng HCM...

    - Trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều đơn vị thành viên và số liệu được cập nhập tại các đơn vị thành viên sau đó được gửi về và tổng hợp toàn công ty thì đối với một số danh mục từ điển phải thống nhất trong toàn công ty, còn một số danh mục từ điển phải xây dựng để tránh trùng lặp giữa các đơn vị thành viên.

    Lưu ý khi mã hoá không nến để xảy ra trường hợp mã của một danh điểm này lại là một phần trong mã của một danh điểm khác. Ví dụ không được mã KLABC và KLABC1. Trong trường hợp này phải mã là KLABC1 và KLABC2. Nên mã hoá sao cho các mã đều có độ dài bằng nhau.

    1.1.5 Xác định và khai báo các tham số hệ thống, các tham số tùy chọn
    Khai báo các thông tin chung liên quan đến doanh nghiệp như tên, địa chỉ, mã số thuế...

    Khai báo đồng tiền hạch toán, năm tài chính.

    Khai báo số chữ số thập phân được hiện ở các trường số lượng, đơn giá, tiền ngoại tệ...

    Xác định định kỳ lưu trữ số liệu…

    1.1.6 Khai báo thông tin về ngày bắt đầu của năm tài chính
    Thông thường là ngày 1/1 nhưng có thể là ngày bắt kỳ trong năm tùy đặc thù của doanh nghiệp

    1.1.7 Khai báo thông tin về ngày tính số dư đầu kỳ
    Các số dư của tài khoản, của khách hàng, số tồn kho được nhập vào chương trình là số dư của ngày nào.

    1.1.8 Xác định số dư đầu kỳ, các số phát sinh lũy kế
    Xác định số dư đầu kỳ của các tài khoản, tiểu khoản.

    Xác định số dư đầu kỳ của các khách hàng, nhà cung cấp và các đối tượng công nợ khác.

    Xác định số tồn kho và số dư đầu kỳ của các mặt hàng, vật tư và thành phẩm.

    Xác định số liệu liên quan đến TSCĐ: nguyên giá, giá trị còn lại, giá trị khấu hao...

    Xác định các số phát sinh luỹ kế của các tiểu khoản, của các vụ việc đối với các doanh nghiệp có sử dụng các báo cáo liên quan đến các số phát sinh lũy kế.

    1.1.9 Xác định danh sách từng người sử dụng Fast Accounting, công việc và phân quyền truy nhập
    Lên danh sách các người sử dụng, quy định tên truy nhập chương trình và phân quyền truy nhập vào các chức năng cần thiết trong chương trình.

  8. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    36
    Ðề: Tìm người biết sử dụng phần mềm Fastbook

    Các thao tác xử lý khi cập nhật chứng từ





    Trong Fast Accounting khi cập nhật chứng từ có các chức năng như sau:

    1. Vào chứng từ mới

    2. Sao chép chứng từ

    3. Lưu chứng từ

    4. In chứng từ trên máy (trong trường hợp dùng chương trình để in chứng từ)

    5. Lọc tìm các chứng từ đã cập nhật trước đó ra để xem/sửa/xoá

    6. Sửa một chứng từ

    7. Xoá một chứng từ

    8. Xem các chứng từ vừa mới cập nhật

    9. Chuyển sang nhập loại chứng từ khác (bằng cách click chuột phải trên màn hình nhập liệu)

    10. Di chuyển sang phiếu khác, quay về phiếu đầu hoặc phiếu cuối (biểu tượng)

    11. Xem báo cáo (biểu tượng)

    12. Sử dụng máy tính (biểu tượng)

    13. Xem thông tin sổ cái, thẻ kho, bảng kê thuế đầu vào/đầu ra, các chứng từ bị xóa, người cập nhật chứng từ, người sửa chứng từ lần cuối, đổi mã đơn vị cơ sở, chọn thời gian làm việc ( biểu tượng)

    Có một tiện lợi là tất cả các chức năng xử lý nêu trên đều nằm trên cùng một màn hình cập nhật chứng từ. Người sử dụng chỉ việc ở trong một màn hình và có thể thực hiện tất cả các xử lý cần thiết.

  9. #9
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Tìm người biết sử dụng phần mềm Fastbook

    Quy trình vào một chứng từ mới



    Dưới đây sẽ trình bày quy trình vào một chứng từ mới trên cơ sở ví dụ vào một hoá đơn bán hàng.

    1. Chọn menu cần thiết, ví dụ: "Bán hàng và công nợ phải thu \ Hoá đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho"

    2. Chương trình sẽ lọc ra 5 chứng từ được nhập cuối cùng (số lượng chứng từ này được tùy chọn theo người sử dụng) và hiện lên màn hình cập nhật chứng từ để biết là các chứng từ cuối cùng được nhập. Nhấn nút ESC để quay ra màn hình nhập chứng từ. Chỉ có nút <<Lưu>> là mờ, các nút còn lại là hiện. Con trỏ nằm tại nút <<Sửa>>.

    3. Tại nút <<Mới>> ấn phím Enter để bắt đầu vào chứng từ mới. Con trỏ sẽ chuyển đến trường đầu tiên trong màn hình cập nhật thông tin về chứng từ.

    4. Lần lượt cập nhật các thông tin trên màn hình: Các thông tin chung cho toàn bộ chứng từ, các định khoản / mặt hàng trong chứng từ và các thông tin khác như thuế, chi phí, chiết khấu, hạn thanh toán, trạng thái...

    5. Tại nút <<Lưu>> ấn phím Enter để lưu chứng từ. Khi chương trình thực hiện lưu xong thì sẽ hiện lên thông báo "Chương trình đã thực hiện xong".

    6. Sau khi lưu xong chứng từ vừa mới cập nhật thì con trỏ sẽ chuyển đến nút <<Mới>> và ta có các khả năng sau để lựa chọn công việc tiếp theo:

    + Mới : Vào chứng từ mới

    + Sao chép: Copy một chứng từ

    + In Ctừ : In chứng từ hiện thời ra máy in

    + Sửa : Sửa lại chứng từ hiện thời

    + Xoá : Xoá chứng từ hiện thời

    + Xem : Xem các chứng từ vừa mới cập nhật

    + Tìm : Lọc các chứng từ đã cập nhật trước đó để xem-sửa-xoá

    + PgUp : Xem chứng từ trước chứng từ hiện thời

    + PgDn : Xem chứng từ sau chứng từ hiện thời

    + Xem báo cáo ngay trong màn hình nhập liệu

    + Quay ra : Kết thúc cập nhật.

  10. #10
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    31
    Ðề: Tìm người biết sử dụng phần mềm Fastbook

    Các thông tin chung cần lưu ý khi cập nhập chứng từ


    Trong mục này sẽ trình bày các vấn đề chung cần lưu ý khi cập nhật các chứng từ.

    Các thông tin liên quan ngày lập chứng từ và ngày hạch toán

    Trong Fast Accounting chương trình cho phép lưu cả ngày lập chứng từ và ngày hạch toán. Ngày hạch toán được ngầm định lấy bằng ngày chứng từ nhưng chương trình cho phép sửa lại ngày hạch toán và ngày hạch toán có thể khác ngày lập chứng từ.

    Mặc dù chương trình lưu cả ngày lập chứng từ và ngày hạch toán nhưng mọi tính toán chương trình chỉ làm việc với ngày hạch toán, còn ngày lập chứng từ chỉ lưu như là một thông tin chú thích thêm.

    Về việc tự động đánh số chứng từ trong Fast Accounting

    Fast Accounting cho phép tuỳ chọn đánh số chứng từ tự động theo 2 cách.

    Cách 1: số chứng từ tự động tăng theo mã chứng từ (mỗi mã chứng từ tương ứng với một màn hình nhập liệu).

    Mỗi khi vào mới 1 chứng từ thì chương trình tự động tạo số chứng từ mới bằng số chứng từ cuối cùng cộng thêm 1. Tuy nhiên người sử dụng có thể sửa lại số chứng từ này bằng 1 số mong muốn. Khi lưu chứng từ vừa mới nhập mới thì chương trình sẽ lưu lại số này là số cuối cùng để dùng đánh số cho số của chứng từ tiếp theo.

    Trong trường hợp số chứng từ được đánh theo tháng, quý hoặc năm thì khi vào chứng từ của tháng mới, quý mới hoặc năm mới ta chỉ việc sửa lại số của chứng từ đầu tiên của tháng/quý/năm mới bắt đầu từ 1 và các số của các chứng từ tiếp theo sẽ do chương trình tự động tăng dần lên bằng 2, 3, 4...

    Trong trường hợp một loại chứng từ được nhập ở nhiều màn hình khách nhau, ví dụ như phiếu nhập kho được cập nhật ở các màn phiếu nhập mua nội địa, nhập khẩu, nhập hàng bán bị trả lại, nhập nội bộ thì trong danh mục chứng từ ta chỉ việc khai báo các màn hình này có cùng một mã chứng từ mẹ và chương trình sẽ hiểu để đánh số cho các loại chứng từ này cùng một hệ thống đánh số.

    Cách 2: số chứng tự tự động tăng theo mã quyển chứng từ.

    Danh mục quyển chứng từ do người dùng tự định nghĩa. Mỗi mã quyển chứng từ có thể gắn với nhiều mã chứng từ khác nhau.

    Mỗi khi vào mới 1 chứng từ thì chương trình tự động hiện mã quyển chứng từ hiện hành đang sử dụng lên và tự động tạo số chứng từ mới theo mã quyển bằng số chứng từ cuối cùng cộng thêm 1. Tuy nhiên người sử dụng có thể sửa lại số chứng từ này bằng 1 số mong muốn. Khi lưu chứng từ vừa mới nhập mới thì chương trình sẽ lưu lại số này là số cuối cùng để dùng đánh số cho số của chứng từ tiếp theo.

    Quyển chứng từ nào hết sử dụng thì khai báo lại “Trạng thái” = “0 - Đóng” trong danh mục quyển chứng từ. Các mã quyển này sẽ không được hiện lên khi cập nhật thêm mới các chứng từ sau đó.

    Về việc kiểm tra số chứng từ trùng trong Fast Accounting

    Trong Fast Accounting khi lưu chứng từ chương trình sẽ kiểm tra số chứng từ trùng đối với từng loại chứng từ trong cùng 1 năm. Khi xảy ra hiện tượng trùng số chứng từ chương trình sẽ cảnh báo và tuỳ theo việc khai báo trong danh mục chứng từ là cho phép hay không cho phép trùng số chứng từ chương trình sẽ cho phép lưu hay không được lưu chứng từ mới nhập.

 

 
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •