Các thủ thuật sử dụng thẻ nhớ USB

1. Máy tính không nhận được thẻ USB

Một hiện tượng rất phổ biến khi bạn sử dụng thẻ nhớ là máy tính không nhận được thiết bị (“drive not found”). Khả năng này xảy ra do nhiều yếu tố khác nhau mà bạn cần phải tiến hành một số bước khắc phục sau:

Kiểm tra nguồn điện – Hãy chắc rằng ổ USB của bạn đã có điện (đèn trên USB bật sáng). Nếu không thấy đèn sáng, bạn có thể kiểm tra tiếp xúc giữa thẻ và máy tính.
Hãy chắc rằng cáp USB đã được cắm vào máy tính – Trên bo mạch chủ có một số cổng để cắm cáp USB. Bạn cầm cắm lại cáp USB để chắc rằng nó đã tiếp xúc với bo mạch chủ.

Kiểm tra phần “Device Manger” để xác nhận trình điểu khiển “USB host” được cấu hình đúng: Mở trình “Device Manager” bằng cách nhấn chuột phải vào My Computer —> Properties —> Hardware —> Device Manager. Bạn xem trong phần “Universal Serial Bus controllers” xem đã có các trình điều khiển cho USB chưa. Thường đối với chuẩn USB 2.0, cần phải có trình điều khiển “USB 2.0 Enhanced Host Controller”. Windows đã bổ sung sự hỗ trợ cho USB 2.0 trong các phiên bản Service Pack 3 (SP3) và 4 (SP4) của Windows 2000.

Nếu bạn không nhìn thấy các trình điều khiển “host controller” trong phần “Device Manager” thì rất có thể chúng đã bị vô hiệu hoá trong BIOS.

Kiểm tra “Device Manager” để chắc rằng ổ USB đã được nhận và cấu hình đúng - Nếu không, hãy ngắt kết nối (rút ổ USB ra) và thử cắm vào cổng USB khác.

Thử cáp USB khác - Nếu các biện pháp trên vẫn chưa giải quyết được vấn đề, bạn nên thử sợi cáp khác hoặc cổng USB khác.

2. Sử dụng chuẩn USB 2.0 cho Windows

Chuẩn USB 2.0 là phiên bản bổ sung cho chuẩn USB 1.0 (chuẩn tốc độ thấp). Hiện nay, các ổ USB đều sử dụng chuẩn USB 2.0 vì khả năng truyền tải và đồng bộ dữ liệu cao. USB 1.0 đã lỗi thời và không đáp ứng được các yêu cầu của người dùng. Sau đây là khả năng hỗ trợ chuẩn USB 2.0 đối với các hệ điều hành Windows.

Windows XP: Đã bổ sung khả năng hỗ trợ USB 2.0 trong bản Service Pack 1 và Service Pack 2.

Windows 2000: Đã hỗ trợ USB 2.0 trong một số bản nâng cấp SP3 và SP4 (có thể tải miếng vá này tại website nâng cấp của Microsoft – Windows Updates (www.microsoft.com)).

Bản Windows 2000 SP4 đã giải quyết một số vấn đề liên quan tới USB 2.0. Chính vì vậy, nếu sử dụng hệ điều hành này, bạn nên cập nhật bản SP mới nhất để đạt hiệu quả cao nhất đối với ổ USB.

Windows Me: Không hỗ trợ chuẩn USB 2.0, nên bạn phải sử dụng những driver mới nhất dành cho bộ điều hợp USB, mà cụ thể là sử dụng đĩa cài đặt cho thiết bị USB.

Windows 98: Lại càng không hỗ trợ USB 2.0, nên bản cũng phải sử dụng driver của nhà sản xuất thiết bị USB.

3. Tải driver cho ổ USB ở đâu?

Trong số các hệ điều hành Windows, Win Me có thể không nhận được một số ổ USB. Còn Windows 2000, XP và 2003 có khả năng tự động nhận ổ USB vì chúng đã được tích hợp sẵn driver do các nhà sản xuất USB chuyển tới cho Microsoft.

Windows XP - Nếu bạn sử dụng bản Windows XP đã có bản SP thì có thể hoàn toàn yên tâm vì chúng đã hỗ trợ đầy đủ chuẩn USB 2.0. Nếu Windows XP vẫn chưa được cài đặt bản SP thì có thể máy tính sẽ không hoạt động đúng với hiệu suất của ổ USB.

Windows 2000 - Bản Windows 2000 SP4 đã được bổ sung một vài tính năng mới, trong đó có khả năng hỗ trợ chuẩn USB 2.0. Nếu bạn sử dụng Windows 2000 mà không có bản SP, rất có thể ổ USB không hoạt động đúng với hiệu suất của mình.

Windows ME – Microsoft đã tích hợp một bộ cài đặt gốc dành cho các thiết bị ngoại vi (gồm cả US8-), được tổng hợp trong file USBNTMAP.SYS. File này có thể nằm trong đĩa cài đặt Windows ME tại thư mục WIN9X\BASE2.CAB.

Windows 98 - Hệ điều hành này hầu như không có khả năng nhận dạng các ổ USB. Bạn sẽ phải cài đặt các driver cần thiết nếu muốn sử dụng ổ USB trên hệ điều hành này.

4. Các thông báo lỗi thường thấy khi sử dụng ổ USB

Khi cắm ổ USB vào máy tính, bạn có thể sẽ gặp các thông báo lỗi sau trong trường hợp máy tính không nhận được thiết bị:

1) ổ USB không hiển thị trong phần My Computer.

2) Windows 98SE không nhận được ổ USB.

3) Windows không cho phép gỡ ổ USB trong trạng thái an toàn, và vẫn báo ổ đang bận (đang được sử dụng). Điều này xảy ra do một chương trình máy tính nào đó đang cố đọc thông tin từ ổ USB. Một trong những phần mềm thường khiến ổ USB luôn trong trạng thái bận là “Norton Recycle Bin Protection”. Nếu biểu tượng “thùng rác” (Recycle Bin) của bạn có chữ N thì có nghĩa Norton đang chạy một phần mềm đặc biệt trên hệ thống. Bạn hãy vô hiệu hoá chức năng bảo vệ file đã xoá của Norton để rút ổ USB được an toàn. Cũng còn một số nguyên nhân khác, đó là những chương trình phần mềm như virus hoặc bất kỳ một file nào được mở nằm trong ổ USB cũng khiến Windows báo lỗi không ngắt kết nối với ổ USB.

4) Windows báo một thiết bị tốc độ cao được gắn vào một cổng tốc độ thấp (A high speed device is plugged into a low speed port).Khả năng này xảy ra bạn gắn một ổ USB 2.0 vào cổng USB 1.x. Mặc dù ổ USB của bạn vẫn hoạt động, nhưng tốc độ của nó không đạt mức tối đa

37. Máy Hay Bị Treo-Chạy Chậm

Nhiệt

Nhiệt độ là kẻ thù nguy hiểm của máy tính. Nhiệt sinh ra do máy vận hành và cả từ môi trường làm việc nữa. Một số linh kiện trong PC làm việc trong điều kiện nhiệt độ rất cao, như CPU (vì thế CPU phải luôn luôn có quạt kèm theo). Bộ nguồn cấp điện (Power Supply) cũng có quạt làm mát. Nếu vì lý do nào đó các thiết bị giải nhiệt này hoạt động kém hiệu quả, thí dụ: máy đặt sát tường khiến quạt của bộ nguồn không thể thông gió được, hoặc quạt CPU bị hư, kẹt không giải nhiệt được cho CPU... thì sẽ dẫn đến hậu quả là máy bị quá nhiệt và hư hỏng, thậm chí cháy!

Cũng cần nói thêm là tình trạng tắt mở máy sẽ khiến các linh kiện chịu các chu kỳ nóng lên (dãn nở) và nguội đi (co lại), lâu ngày dẫn đến hư hỏng, các card cắm vào slot sẽ bị lỏng ra và hệ thống hoạt động không bình thường.

- Các thành phần thường bị hư hỏng do nhiệt là CPU, L2 cache và RAM, các chipset và các đường mạch trên mainboard, các adapter card...

- Các triệu chứng xảy ra khi hư hỏng do nhiệt là: Tự nhiên máy khởi động lại, máy bị treo sau một khoảng thời gian sử dụng nhất định, có tiếng ồn lạ xảy ra ở bộ nguồn.

Bụi

Bụi bám lên các linh kiện làm giảm tiếp xúc giữa các linh kiện với nhau (các card cắm vào slot) làm chúng không thể hoạt động được, hơn nữa có thể làm chúng không giải nhiệt được tốt và nóng lên, dẫn đến hư hỏng do nhiệt. Ngoài ra, nếu độ ẩm không khí quá cao cũng có thể làm lớp bụi này dẫn điện, gây chập mạch.

Ở một số thiết bị như ổ CD-ROM, ổ đĩa mềm, đầu kim máy in ... bụi có thể làm mòn (hoặc dơ) các phần cơ làm chúng mất độ chính xác và hư hỏng. Bụi có thể làm mòn trục quạt hoặc làm kẹt quạt của bộ nguồn.

Các thành phần thường hư hỏng do bụi là bộ nguồn, quạt CPU và các quạt khác (nếu có), ổ đĩa mềm, ổ CDROM, các card adapter, các chỗ nối cáp máy in, chuột và bàn phím.

Các hiện tượng xảy ra khi bị bụi là: Không khởi động máy (boot) được (do tiếp xúc điện giữa các linh kiện không tốt), các hiện tượng giống như hư hỏng do nhiệt, quạt kêu quá to hoặc êm re, không kêu gì hết, chuột bị dính, phím bị kẹt.

Điện

Điện áp trồi sụt cũng là nguyên nhân gây ra hư hỏng máy tính. Điện áp quá cao hay quá thấp có thể làm hư hỏng ngay thiết bị. Điện áp trồi sụt một ít không làm hư hỏng ngay nhưng tạo nên một trạng thái "stress" cho thiết bị (giống như nhiệt độ thay đổi cao, thấp) làm thiết bị hư hỏng dần dần. Vì vậy, việc trang bị một ổn áp (và tốt hơn nếu là UPS) cho hệ thống máy tính là điều cần thiết khi điện không ổn định.

Tĩnh điện sinh ra do tiếp xúc lúc sửa máy có thể làm hư hỏng các linh kiện.

Sấm sét cũng là nguyên nhân gây ra điện áp rất cao trong không khí, có khả năng gây ra hư hỏng.

Các hiện tượng xảy ra khi hư hỏng do điện là:

- Treo máy, máy tự khởi động lại, bị ngắt bàn phím, máy chạy lúc được lúc không.

- Tiếng động bất thường ở quạt của bộ nguồn hoặc có hiện tượng bộ nguồn quá nóng.

- Có hiện tượng bất thường xảy ra khi một thiết bị điện khác trong mạng điện được bật lên.

- Đèn mờ hay nhấp nháy khi bật máy tính.

- Trời mưa, sét đánh xong tự nhiên máy tính không chạy nữa.

Virus

Virus gây tác hại chủ yếu đến phần mềm, nhưng nó làm cho máy tính không hoạt động được với những hiện tượng nhiều khi giống như hư hỏng phần cứng khiến cho người sử dụng ngộ nhận. Trong những trường hợp này cần quét sạch virus và chuẩn bị sẵn một đĩa mềm hay đĩa CD-ROM khởi động để khởi động máy và kiểm tra sửa chữa phần mềm.

Kiểm tra chung

Khi có sự cố, khả năng xảy ra rất cao là bị hư hỏng phần mềm hoặc nhiễm virus. Vì vậy động tác đầu tiên nên là kiểm tra bằng cách dùng một đĩa mềm khởi động.

Động tác kế tiếp là kiểm tra các đầu nối dây, các cáp nối. Nhiều khi hư hỏng chẳng qua chỉ là lỏng một mối nối nào đó, chỉ cần cắm chặt lại là xong.

Sau đó, nếu không khắc phục được thì chỉ còn có nước... chở máy tính tới thợ

Nguồn: officexuanloc