Chào mừng đến với Diễn đàn Dân Kế Toán - Kế toán tổng hợp thực tế.
Trang 4 của 4 Đầu tiênĐầu tiên ... 234
Kết quả 31 đến 38 của 38
  1. #31
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Giới hạn sức mạnh của đồng tiền




    Trích dẫn Gửi bởi hangnghiem
    Từ cổ chí kim, đồng tiền có sức mạnh thực sự ghê gớm! Đúng nghĩa tiền là bạc. Tiền làm cho con người bạc bẽo với nhau. Bạc nhân phẩm. Bạc lương tâm. Bạc tình. Bạc nghĩa. Khổng Tử từng khuyên học trò hãy coi trọng các giá trị tinh thần, đừng nên sa đà vào tiền bạc vật chất. Quả vậy. Nếu con người không biết kiềm chế máu tham, thì tiền bạc sẽ thiêu đốt sạch sành sanh tòa lâu đài hạnh phúc.

    Có một nhà tư tưởng nói rất hay về tiền bạc: “Đồng tiền là ông chủ độc ác, nhưng là một đầy tớ tử tế”.
    Ai ai cũng cần tiền. Đồng tiền vì mục đích phát triển con người, sẽ có khả năng tạo dựng một nền văn minh cho toàn thể nhân loại.
    Ai cũng cần tiền. Đồng tiền đảm bảo cho một cuộc sống từ bình thường đến tối thiểu nhất. Song, điều đó không phải ai cũng dễ dàng thỏa mãn.
    đây chính là " khía cạnh" mà tiền bị hạn chế sức mạnh nè !:tinhtuong:

  2. #32
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    36
    Ðề: Giới hạn sức mạnh của đồng tiền

    Tiền có thể mua được ngôi nhà nhưng không mua được tổ ấm
    Tiền có thể mua được đồng hồ nhưng không mua được thời gian
    Tiền có thể mua được chiếc giường nhưng không mua được giấc ngủ
    Tiền có thể mua được cuốn sách nhưng không mua được kiến thức
    Tiền có thể mua được máu nhưng không mua được sự sống
    Tiền có thể mua được địa vị nhưng không mua được sự nể trọng
    Tiền có thể mua được thể xác nhưng không mua được tình yêu.
    Hihi........ chúc bạn thành công nhé!!!!!!

  3. #33
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Giới hạn sức mạnh của đồng tiền

    nên coi tiền là mục tiêu cuối cùng đừng coi tiền là mục tiêu đầu tiên.Vì có thể vì tiền mà bạn sẽ mất rất nhiều thứ.Suy cho cùng tiền cũng chỉ là phương tiện sống,một phương tiện đặc biệt và vô cùng quan trọng

  4. #34
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Giới hạn sức mạnh của đồng tiền

    Người ta bảo"Tiền bạc là phương tiện của người thông minh, là mục đích của những kẻ ngu ngốc"
    Tiền có thể mua được đồng hồ đắt giá nhưng không mua được thời gian!
    Tiền có thể mua được nhiều sách vở nhưng không mua được tri thức!
    Tiền có thể mua được thuốc quý nhưng không mua được sức khỏe!
    Tiền có thể mua được tài sản và mua được cả tự do nhưng không mua được hạnh phúc!
    Và đặc biệt:
    Tiền có thể mua được ngôi nhà nhưng không tạo nên tổ ấm!
    Vậy mà thực tế đã có rất nhiều người vì đồng tiền mà đánh đổi tình cảm bạn bè, anh em, cha con. Liệu đồng tiền có giúp họ mua lại tình thân và bù đắp những mất mát đau khổ mà họ đã gây ra cho người khác không

  5. #35
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Giới hạn sức mạnh của đồng tiền

    Đối với tôi đồng tiền là phương tiện sống không phải mục đích sống, để cho những mục đích sống của tôi được thực hiện được thì tôi cần có nhiều (thậm chí là rất nhiều) phương tiện sống

  6. #36
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Giới hạn sức mạnh của đồng tiền

    Tiền hok thành vấn đề nhưng vấn đề là hok có tiền:k6175436::k6175436:

  7. #37
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Giới hạn sức mạnh của đồng tiền

    "Vấn đề ở đây không phải là tiền,mà tiền mới là vấn đề". Bạn thử suy nghĩ câu này xem sao

  8. #38
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Giới hạn sức mạnh của đồng tiền

    Thiên hạ ai cũng nói đến tiền. Song có một kẻ không thích tiền. Hắn sợ tiền. Bởi học thuyết của hắn cho rằng, đồng tiền là thủ phạm chính gây nên mọi sự bất ổn trong xã hội. Hắn đã xây dựng một xã hội mà trong đó người dân tuyệt đối không được sử dụng đồng tiền.
    Và kết cục số phận của hắn và số phận xã hội đó thế nào, mọi người đều biết. Hắn chính là Pol Pốt với chế độ kỳ quái có tên gọi là “Campuchia dân chủ”.

    Kể lại câu chuyện đó với bạn đọc để người viết mong bạn đọc có dịp nhìn đồng tiền từ một phía khác, cực đoan, phía không cần tiền. Để thấy rằng không thể có một xã hội mà trong đó người dân không tiêu tiền. Và lúc này, chúng ta đang sống trong một xã hội, đặc biệt là trong một thời điểm mà người ta nói quá nhiều đến tiền.
    Cách đây ít lâu, người viết bài này có dịp gặp bà Thu An- diễn viên điện ảnh- trên đường Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Chuyện trò lan man về sức khỏe và công việc. Bà kể chuyện sau khi đóng phim, có anh đạo diễn đến nhà trả tiền đóng phim cho bà. Khi anh ta về, bà giở tiền ra đếm thì mới hay trong mỗi tập đều bị rút lõi vài ba tờ. Bà đành phải cười buồn vì không biết truy tìm thủ phạm ở đâu. Có bà đồng nghiệp an ủi: “Tôi cũng bị thế nhiều lần rồi. Thôi thì, của đi thay người.” Người viết bài này chia sẻ, bà yên tâm, nó lấy của bà thì lúc khác, người khác sẽ lấy của nó. Bà cười hóm hỉnh, hãy đợi đấy, thử xem. Rất lâu sau, người viết bài này được tin, cậu con trai người đạo diễn đó bị mất xe máy. Gọi điện cho bà, giọng bà thảng thốt: Thế à? Sao khổ thế? Tôi có mong chuyện này xảy ra đâu?- Bà thấy chưa, ác giả ác báo. Nhân quả nhãn tiền mà.

    Lại một chuyện khác trong làng điện ảnh. Có ông đạo diễn nổi tiếng là tham. Ăn chặn đủ thứ. Từ tiền kịch bản đến tiền diễn viên, tiền bối cảnh, tiền quay phim… Anh ta mang tiền về nhà mình nhiều đến nỗi, có lần con anh ta mở tủ, bị những cục tiền đổ ụp xuống đầu, xuống mặt. Song kết cục vẫn thật buồn. Vợ anh ta bỗng mắc bệnh nan y. Còn cậu con trai bỗng sinh đổ đốn, bỏ học, lêu lổng và xung khắc với bố, không bao giờ thèm nói chuyện với bố. Giờ đã nghỉ hưu, mỗi khi gặp lại bạn bè, anh đều khuyên một câu, đừng bao giờ để cho con cái biết mình có nhiều tiền! Thiên hạ còn bao nhiêu chuyện khác liên quan đến luật nhân quả của đồng tiền. Luật nhân quả không chỉ liên quan trực tiếp đến người gây ra nhân mà nó có một sự vận động vô hình nào đó, ta không thể nhìn thấy được, song một lúc nào đó, nó giáng cái quả hết sức khắc nghiệt đến chính những chỗ mà ta không ngờ nhất, đến chính những người thân của ta. Người viết nhớ một câu của kinh Phật là trong tất cả mọi luật của con người thì luật nhân quả là luật quan trọng nhất.
    Nếu gặp may, đồng tiền đến với ta như một điều phúc. Nhưng giữ được đồng tiền ấy lại liên quan đến một vấn đề khác. Ấy là cái đức, ân đức hay đạo đức. Liệu ta có đủ đức để giữ được số tiền đó không? Nếu ta không đủ đức để giữ được, thì số tiền đó, những đồng tiền đó, sẽ hiện nguyên hình mặt trái của nó. Tức là nó sẽ biến thành quỷ thành ma. Nó sẽ làm khổ ta, tàn phá ta, đưa lối dẫn đường ta vào hết lỗi này sang tội khác. Và chỉ có cái chết may ra mới làm ta hết đau khổ.

    Dư luận xì xào về cô diễn viên nào đó nay đi xe này, mai thay xe khác. Cô ấy đi ra ngoài có vẻ vung vinh. Nhưng ai biết cô ấy những lúc trong tay các đại gia, đã như súc thịt, như đồ chơi, không hơn không kém. Rồi những lúc bẽ bàng, chán xe, chán tiền, chán tất cả. Nhiều tấm gương đồng nghiệp đi trước, và xung quanh, cô thấy đời mình kết thúc sao mà sớm vậy.
    Đồng tiền đến với ta một cách dễ dàng cũng đi khỏi ta một cách tương tự. Không tin, bạn hãy thử kiểm nghiệm đời mình. Khi vận tốt đến, bạn có thể giành được phần thắng trong cuộc chơi không công bằng. Nhưng khi vận xấu đến, bạn sẽ âm thầm trả giá. Lúc đó, nằm một mình vắt tay lên trán, ngẫm lại, bạn mới biết sợ cái bí ẩn của quy luật cuộc đời.
    Tôn giáo dạy chúng ta nên biết ăn năn, hối cải. Luật pháp ngăn chúng ta không làm điều xấu. Ta có thể đi nhà thờ xưng tội hay vào chùa cầu tai qua nạn khỏi. Và luật pháp có thể không chạm đến ta. Song có một thứ luật mà Chúa hay Phật cũng đều tuân theo, một thứ luật vô hình giúp ta tin và hy vọng vào cuộc sống. Đó là luật Nhân Quả. Đối xử với đồng tiền một cách đúng mực bạn sẽ có tình yêu và hạnh phúc.
    Đoàn Tuấn

 

 
Trang 4 của 4 Đầu tiênĐầu tiên ... 234

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •