Phê bình hiệu quả



- Đề ra văn bản quy định với kỷ luật mạnh mẽ, chặt chẽ, bảo đảm nhân viên được đỗi xử công bằng, tránh xung đột nhất thời mà trừng phạt họ quá nghiêm khắc.

- Đừng mong đợi đối phương luôn chịu tiếp thu phê bình. Song, mọi người chịu nghe bạn phê bình bạn phải cảm ơn họ, phải tạo thành thói quen này.



Yếu lĩnh trừng phạt - chắc chắn - chuẩn xác- mạnh mẽ.

Lãnh đạo vận dụng phương pháp phê bình, xử phạt phải thật khéo léo. “Tát một cái” rất quan trọng, nhưng nhất định phải thật kêu, thật tuyệt. Nói cụ thể là cái tát phải chắc chắn, chuẩn xác và mạnh mẽ.

1. Chắc chắn.

Sử dụng biện pháp cứng rắn, chuẩn xác, xử phạt một người cũng là một việc mạo hiểm. Điều này chủ yếu là do, người bị phạt có khi có quan hệ tốt, có khi nắm được tin tức quan trọng, có khi có người rất mạnh mẽ đứng đằng sau.

Ra tay đối với những người như vậy, cần phải cân nhắc, suy nghĩ kỹ đến bối cảnh của họ, thận trọng khi hành sự. Xử phạt không xác đáng rốt cục sẽ dẫn đến chống đối, trả thù. Vì thế, trước khi ra tay phải nghĩ đến hậu quả và các biện pháp có thể đối phó với một tình hình.

2. Chuẩn xác

Phê bình, xử phạt đều phải trực tiếp, dứt khoát, chọn thẳng vào chỗ đau, tranh thủ một mũi kim vào thẳng mạch máu ngay.

Có lúc, một người nào đó luôn mắc lỗi giống nhau hoặc lỗi đau đại biểu cho một loại người nào đó. Lúc này, xử phạt phải chọn đúng thời cơ, chờ cho họ phạm tội điển hình, rõ ràng nhất, nguy hại nhất thì ra tay. Lúc này họ không thể chối cãi. Nhưng hầu hết sức tránh chuyện bé xé ra to. Như thế, xử phạt mới tâm phục khẩu phục. Đau khổ mà không nói ra, mới khiến người ta phải dè chừng.

3. Mạnh mẽ

Khi nhận đúng thời co hạ quyết tâm, thì phải ra tay kiên quyết, dứt khoát, không nể tay. Tránh do dự để lôi thôi ngày này qua ngày khác.

Kinh nghiệm của một số lãnh đạo xuất sắc là: “Khi sử dụng biện pháp kiên quyết phải trở nên lạnh lùng”, “Dù khi họ không thể không cho một người nào đó thôi việc, cũng không vì lý do chuyện này chuyện nọ mà do dự, thiếu quyết đoán”. Làm như vậy cũng là để tỏ rõ cho mọi người rằng: “Cách làm của tôi là hoàn toàn không đúng đắn, phù hợp. Tôi làm như thế không có gì phải ân hận, tràn đầy lòng tin. Đó là sự lựa chọn tốt nhất”.

Phải tăng cường sự giàng buộc đối với nhân viên, phải đề ra văn bản quy định đối với kỷ luật mạnh mẽ, đảm bảo nhân viên được đối xử công bằng, tránh xúc động nhất thời mà xử phạt họ quá nghiêm khắc. Tăng cường kỷ luật có 4 giai đoạn sau:

Phạm lỗi lần thứ nhất, cảnh cáo miệng. Nhân viên phải biết được họ sai ở đâu. Bạn phải ghi lại thời gian, địa điểm, hoàn cảnh cảnh cáo họ.

Phạm lỗi lần thứ hai, thông báo bằng văn bản và cảnh cáo rằng lần sau phạm lỗi sẽ bị phạt, trừ tiền lương hoặc chuyển đổi công việc. Thư cảnh báo này làm thành ba bản: một bản cho người phạm lỗi, một bản cho cấp trên, một bản lưu hồ sơ.

Phạm lỗi lần thứ ba, tạm thời đình chỉ công tác. Căn cứ vào thoả thuận và mức độ, tính chất sai lầm mà thời gain đình chỉ công tác ngắn, hoặc dài và ngừng phát lương, thù lao.

Phạm lỗi lần thứ tư: giáng chức, hạ cấp hoặc điều chuyển công tác, khai trừ. Căn cứ vào các nhân tố mà chọn một trong các mức sử phạt trên đây. Trong đó, điều chuyển công tác là hình thức thường thấy. Bởi vì như vậy vừa giảm bớt sự tác động do duổi việc nhân viên gây ra, vừa phải khiến mình bớt một “nhân vật có vấn đề”. Thực tế, cả đơn vị, cơ quan không vì hành động này của bạn mà thu được bất kỳ điểm tốt, điểm hay nào. Trừ phi bạn xác nhận biểu hiện của anh ta không phù hợp với công việc này, đổi việc khác sẽ khiến anh ta làm tốt hơn. Sau khi chuyển đi, bạn phải giao toàn bộ hồ sơ của anh ta cho chỗ mới.



Bảy điều lưu ý khi phê bình.

1. Chỉ phê bình chỉ trích vừa đủ, chính xác, có lý.

Trước khi phê bình, nhắc nhở, phải làm roc vấn đề, xác định rõ có phải là việc đáng phê bình, nhắc nhở không rồi mới phê bình.

2. Không nên phê bình, nhắc nhở trước đông người.

Nhắc nhở phê bình là một việc cần thiết. Nhắc nhở phê bình riêng là một cách tốt nhất. Nhưng nếu là lỗi, sai lầm có tính kỹ thuật đơn giản, không dẫn đến đối kháng, dễ giáo dục các nhân viên khác, thì nhắc nhở phê bình trước đông người cũng có thể được.

3. Xử lý bình tính, nhẹ nhàng và văn hóa.

Người ta khi xúc động thường khó kiềm chế được, nên to tiếng, biểu hiện quá xúc động. Gap trường hợp này, nên gác vấn đề lại một thời gian, trở lại bình tĩnh rồi mới tiến hành xử lý.

4. Không nên để họ thất vọng.

Chú ý không để vì bị phê bình, nhắc nhở mà nhân viên của mình mất ngủ cả đêm…, dẫn đến ban ngày bực dọc, trong lòng trống rỗng, và cũng từ đó mà làm việc không có năng suất, hiệu quả. Phê bình, nhắc nhở là để giáo dục, để giáo dục có hiệu quả, và dùng người một cách tốt nhât, nên chú ý như thế nào để cho họ tự giác sửa mình, để không ngừng tiến bộ, tự mình gợi mở cho mình những thiếu sót, sai lầm. Đặc biệt khi phê bình nhắc nhở, không để họ dẫn đến tình trạng nói ra những điều bướng bỉnh, không suy nghĩ. Ngoài ra, không được quên phê bình, nhắc nhở xong, phải có những lời động viên họ.

5. Không nên lôi thôi, lắm lời.

Tranh thủ những sai lầm, lỗi vừa mới sảy ra gần nhất để lôi tất tật những lỗi lầm quá khứ ra, phê bình không có giới hạn. Làm như vậy không có hiệu quả. Cần phải loại bỏ suy nghĩ “Nói thêm một câu nữa cũng không thừa”. Căn cứ vào vấn đề và mức độ tự kiểm điểm, chỉ cần nói một câu: “Tốt nhất, từ nay về sau cậu nên chú ý hơn” có khi đạt hiệu quả tốt nhất.

6. Tuỳ theo tình huống đối phương mà thay đổi phương pháp nhắc nhở, phê bình.

Là nam hay nữ; là thanh niên hay người già; là nhân viên tiên tiến hay bảo thủ; là người giàu kinh nghiệm hay thiếu kinh nghiệm; là người tính khí ngang bướng, mạnh mẽ hay nhu nhược, yếu đuối; là người thích đấu đá hay thẳng thắn v.v…, mỗi người có đặc điểm riêng của mình. Nhất thiết phải nhận rõ đối phương, rồi suy tính phương pháp nhắc nhở.

7. Không nên quên khiêm tốn.

Đối với lỗi lầm của nhân viên, phải có thái độ mình có trách nhiệm, nên cùng với nhân viên phân tích sai lầm, bàn thảo và cố gắng giải quyết.



11 điều của nghệ thuật phê bình.

1. Người trực tiếp nhận lỗi lầm với bạn đưa ra ý kiến khác, quyết không bực tức với bất kỳ người nào khác.

2. Không nên so sánh hành động của người này với người khác.

3. Không ai muốn mình bị người ta nói là không bao giờ bằng người khac. Bạn so cao thấp, hơn kém, thì dù có hợp tình, hợp lý đến đâu, đối phương cũng không muốn nghe tiếp. Hơn nữa, mọi sự so sánh đều khập khiễng.

4. Bạn có dịp ngồi riêng với đối phương, có thể nói những điều muốn nói thì cần nói ngay điều mà bạn cần phê bình họ, nói hết tất cả những điều ấm ức đi vì để kéo dài càng lâu càng khó xử. Đợi càng lâu, càng tích tụ những bực tức, rất dễ phát hiện ra mà không kiềm chế được.

5. Một khi nói rõ quan điểm và đối phương suy nghĩ kỹ càng, tuyệt đối không nhắc lại. Đối phương đã kiên nhẫn nghe bạn chỉ ra cái lỗi lầm. Bạn đã nói xong, thì không được nhắc lại.

6. Chỉ có thể chỉ trích hành động của đối phương. Bạn có thể yêu cầu một người đừng la hét lên. Nếu bạn yêu cầu anh ta đừng giận bạn, đừng hy vọng quá nhiều.

7. Không nên ôm chứa oán ghét trong lòng, hãy nói thẳng. Ví dụ: “À, có việc này đã lâu định nói với cậu rồi, nói ra sợ không phải, nhưng mong cậu đừng trách, nhưng…” Còn có những câu noà nặng hơn câu này nữa không? Nếu bạn còn ngại họ sẽ đau khổ, thì trước tiên hãy rào trước. Bạn phải thẳng thắn, cởi mở.

8. Sau khi bạn phê bình mạnh mẽ, không nên xin lỗi về việc này. Xin lỗi sẽ làm giảm giá trị của phê bình. Xin lỗi có nghĩa là bạn đã phê bình đối phương rồi, nhưng ngược lại bạn muốn đối phương anh ủi, vì bạn không chịu nổi. Như thế càng tăng thêm sự vô vị.

9. Tránh châm biếm. Động cơ châm biếm không nằm ngoài sự khinh miệt. Bạn khinh miệt người khác, người khác sẽ không nghe lời bạn. Bạn đã không chịu nói rõ, trong lòng trái lại càng sợ anh ta. Cho dù lời lẽ khéo léo đến đâu, thì châm biếm luôn luôn không tốt.

10. Không nên dùng các từ “vẫn luôn thế”, “chưa từng có bao giờ…”. Dùng những từ này khi phê bình sẽ khiến cho lời của bạn không còn tính chính xac.

11. Đừng chỉ mong đối phương lúc nào cũng chịu nghe bạn phê bình. Ngược lại, người ta chịu khó nghe bạn phê bình, bạn phải biết cảm ơn họ, nên biến điều đó thành thói quen.

(Sưu tầm)