Kinh doanh, đừng theo những nguyên tắc nhất định.

Ngày nay, việc kinh doanh của một công ty có thể diễn ra tại khắp nơi trên thế giới và đối tác có thể mang quốc tịch của nhiều quốc gia khác nhau. Một doanh nhân giỏi sẽ không bao giờ áp dụng nguyên si một số nguyên tắc kinh doanh nhất định mà sẽ tuỳ thuộc vào địa điểm kinh doanh, kinh doanh với ai để đưa ra những chiến lược cũng như có những nguyên tắc kinh doanh cho phù hợp


Thực tế không một quốc gia nào lại không có một cơ sở làm việc phát triển dựa trên những thoả thuận. Điều này có thể dự trên một hoặc kết hợp của ba loại sau:

- Những quy tắc được giải thích như là luật hoặc điều lệ.

- Những thực tiễn đạo đức đã thoả thuận cùng nhau và truyền lại cho thế hệ sau như những nguyên tắc.

- Các tập quán không chính thức, được mọi người tuân theo mà không cần tuyên bố như những quy tắc chính xác.

Do các nền văn hoá khác nhau, cho nên nước này nhấn mạnh điểm này, nước kia nhấn mạnh điểm khác. Ví dụ như các doanh nhân Đức cho rằng các cuộc thương lượng ít hay nhiều đã kết thúc khi hợp đồng đã được ký. Nhưng đối với người Hy Lạp, thì hợp đồng được coi như một điểm dừng tạm thời trên con đường thương lượng, và nó sẽ chỉ dừng hẳn, khi mọi việc hoàn thành. Hợp đồng chỉ là bản tuyên bố, ghi các điều khoản chủ yếu cho cuộc thương lượng chính thức.

Trong thế giới Ảrập, lời phát biểu của một người lãnh đạo doanh nghiệp trong một trường hợp nào đó, được coi như một ràng buộc, còn quan trọng hơn phần lớn các hợp đồng viết ở nhiều nước. Do đó, đối với họ, hợp đồng viết là vi phạm tính nhạy cảm của người theo đạo Hồi, và phần nào phản ánh thanh danh của họ. Các mô hình không chính thức và những thoả thuận không tuyên bố thường dẫn đến những khó khăn - nếu ta không hiểu - trong những quan niệm khác nhau giữa các nền văn hoá.

Ví dụ như có đại diện hãng Lefance chuyên kinh doanh thực phẩm ở một nước Mỹ Latinh đưa một tài liệu về hiệp ước thương mại cho anh nhân viên dịch sang tiếng Tây Ban Nha, với hướng dẫn để anh này viết theo kiểu "weasal word" (nghĩa là bằng những từ ngữ nhằm làm giảm bớt sức mạnh của nội dung, vì phía Mỹ muốn tránh cam kết bằng một tuyên bố dứt khoát). Ngẫm nghĩ một lúc, anh nhân viên trả lời hãng: " Ngôn ngữ Tây Ban Nha không có weasal word !".

Một ví dụ khác như cán bộ tổ chức một công ty đa quốc gia Mỹ ở Iran, khi tuyển dụng nhân viên địa phương đã tuyên bố rằng các nhân viên Mỹ sắp đến Iran, họ cũng sẽ không nhận bất kỳ một ưu đãi nào cả, ngoài lương như công nhân địa phương. Thế nhưng, sau khi những nhân viên Mỹ đến Iran, thì người Iran nhanh chóng nhận biết rằng, nhân viên Mỹ đã được bao cấp thêm rất nhiều phúc lợi khác mà người Iran không được hưởng. Và điều này, ngay tức khắc đã dẫn đến sự phản đối của nhân viên bản địa.

Như vậy, mỗi quốc gia có một phong tục riêng cũng như có nhưng lối suy nghĩ trong kinh doanh riêng biệt. Để thành công trong các cuộc thương thảo kinh doanh đòi hỏi mỗi nhà doanh nghiệp cần hiểu biết rõ đối tác kinh doanh của mình.

Huyền Trang (Theo Bwportal/Tổng hợp)