Hoàn thuế kiểu Mỹ



Có lẽ ít nền kinh tế quốc gia nào đặc biệt như Mỹ, ở đó, mọi ý nghĩ dù có vẻ phi lý dường như đều được thể hiện bằng hành động. Chẳng hạn như việc tập đoàn năng lượng khổng lồ dã bị phá sản, Enron đòi lại tiền thuế một cách “vô lý” mới đây.


Cả thế giới chứng kiến sự thành đạt rực rỡ của Enron cho đến khi tập đoàn này sụp đổ, mọi người mới ngã ra rằng mình đã bị lừa. Enron “háo danh” đã khuyếch trương sự thành công để đánh lừa khách hàng. Khi vụ việc chưa đổ bể, Enron “è cổ” đóng thuế 63 triệu USD, sinh ra bởi khoản lợi nhuận khai man trong vòng 6 năm. Giờ đây, khi mà “nhà cháy”, Enron lại tính chuyện đòi lại khoản tiền thuế “thừa” đó. Lý lẽ của Enron là: “Chúng tôi đóng thuế cho những khoản doanh thu không có thì bây giờ cũng có quyền đòi lại khoản đóng không đúng đó”.

Về điều này, ở nước Mỹ đã có tiền lệ. MCI, tên mới của tập đoàn Worldcom phá sản hai năm trước đây cũng vì khai tăng lợi nhuận, đã lấy lại 100 triệu USD tiền thuế mà Worrldcom nộp thừa. Người phát ngôn của Healthssouth, một công ty phóng đại lợi nhuận 2,5 tỷ USD nói:”Thật logic. nếu chúng tôi trả thuế thừa so với doanh thu, chúng tôi có quyền đòi lại”. Tuy nhiên, Healthssouth chưa yêu cầu chính phủ trả lại 300 triệu USD.

Nhân sự kiện trên đây, dư luận tập trung vào Bill Frist, một quan chúc cao cấp của Quốc hội Mỹ bởi sự giàu có của gia đình ông ta đều nhờ những việc làm gian lận. HCA, công ty do cha và anh của Frist thành lập đã bị thanh tra tài chính và bị cáo buộc làm sai hoá đơn chứng từ để kiếm lời. Nhưng khi Frist có vai vế trong Quốc hội, Bộ tư pháp đã kết thúc cuộc điều tra. Nhiều năm qua, HCA đã trúng thầu các chương trình chính phủ về chăm sóc người già, người nghèo và cựu chiến binh. Chính quyền Bush đã nới lỏng án phạt hàng trăm triệu USD cho HCA.

Những công ty trên chỉ là một trong số hàng trăm công ty và tập đoàn lớn Mỹ luôn dành được sự ưu ái của chính phủ nhờ tiền bạc hay những thế lực bên trong. Tất cả đều có những ưa thế rõ rệt trong cuộc cạnh tranh với các công ty khác. Theo nhiều chuyên gia, chính điều này đã làm “vấy bẩn” hình ảnh một nền kinh tế Mỹ luôn “minh bạch và cạnh tranh” như chính quyền Wasshington vẫn thường tuyên bố.

Bích Hường (Theo Bwportal/World trade newspaper))