Chào mừng đến với Diễn đàn Dân Kế Toán - Kế toán tổng hợp thực tế.
Kết quả 1 đến 4 của 4
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    8 Câu Nói Tồi Tệ Nhất Trong Phỏng Vấn

    Cuộc phỏng vấn sẽ bị thất bại nếu bạn hành động một cách thiếu suy nghĩ. Hãy thể hiện một dáng vẻ chuyên nghiệp, phong thái tự tin và cân nhắc kỹ trước khi trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng.

    Nếu bạn đang chuẩn bị đi phỏng vấn xin việc, hãy chắc chắn rằng bạn biết mình cần nói gì và phải tuyệt đối không nói những câu sau đây:
    1. “Tôi ghét công việc trước đây”

    Sếp trước là một người khắt khe và khó tính, người luôn gây ức chế, căng thẳng cho bạn. Tất nhiên, bạn chẳng có chút thiện cảm và lời nói tốt đẹp nào dành cho anh ta cả, song, đừng quá thật thà mà tuôn ra hết những cảm nhận của mình bởi nhà tuyển dụng chắc chắn nghĩ rằng khi không làm việc ở công ty này nữa, bạn cũng sẽ nói về họ như vậy mà thôi!

    Nếu thực sự không ưa sếp cũ, bạn nên chuẩn bị nối kết lý do tại sao công ty và các mối quan hệ trước không phù hợp với bạn. Sau đó giải thích kiểu công ty mà bạn sẽ lựa chọn và phong cách quản lý thích hợp nhất.

    2. “Tôi không biết bất cứ điều gì về công ty này”
    Theo một lẽ tất nhiên của bất kỳ cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ hỏi rằng bạn biết gì về công ty của họ. Nếu bạn nói mình chẳng biết gì về nó cả, nhà tuyển dụng sẽ nghĩ rằng bạn nộp đơn xin việc vào đây chỉ vì tiền chứ không phải vì sự nghiệp.

    Với công nghệ ngày nay, không có một nhà tuyển dụng nào lại chấp nhận một lời xin lỗi vì việc thiếu thông tin về công ty mà các ứng viên đang xin tuyển.

    3. “Không. Tôi không còn câu hỏi nào nữa”


    Câu nói này thể hiện bạn thiếu sự quan tâm đến công việc và công ty. Nhà tuyển dụng nghĩ rằng, nếu bạn quan tâm thì bạn đã có thể suy nghĩ về những điều cần phải hỏi rồi!

    Cho nên, hãy nghiên cứu về công ty trước khi có ý định nhắm vào một vị trí nào đó. Hiểu chiến lược, mục tiêu cũng như văn hóa làm việc của công ty đó. Có thông tin, bạn sẽ hoàn toàn giữ thế chủ động trong bất kỳ mọi cuộc phỏng vấn.

    4. “Tôi rất cần những ngày nghỉ”


    Tất cả chúng ta đều có cuộc sống riêng và bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng hiểu điều này. Nhưng cuộc phỏng vấn không phải là lúc để bạn thương lượng về bổn phận cá nhân mà là dành ưu tiên cho công việc. Tốt hơn hết, thay vì nói rằng bạn cần có những ngày nghỉ thì hãy chú trọng vào việc đàm phán về lương. Vì sao?

    Nếu đề cấp đến những ngày nghỉ quá sớm, người phỏng vấn sẽ nghĩ rằng bạn quá tự tin như thể bạn biết mình chắc chắn sẽ được tuyển dụng. Và điều này không mấy có lợi cho bạn.

    5. “Bao lâu thì tôi sẽ được thăng chức?”

    Khi chưa thể hiện mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của mình và những đóng góp cho công ty, bạn không nên đề cấp đến chuyện thăng tiến bởi thực tế bạn chưa có quyết định tuyển dụng.

    Có rất nhiều cách khéo léo để đưa ra câu hỏi này và thể hiện những tham vọng phía trước của bạn với nhà tuyển dụng. Ví dụ, hãy yêu cầu nhà tuyển dụng chỉ ra tương lai phát triển của vị trí bạn đinh xin tuyển.

    Đối với những vị trí khác, hãy hỏi nhà tuyển dụng xem tại sao nó lại có nhiều cơ hội mở như vậy. Bằng cách này bạn sẽ biết được cần làm gì để được thăng tiến và có thể sử dụng những thông tin đó tạo cơ hội cho mình.

    6. “Anh có phải là một thành viên hoạt động tích cực trong nhà thờ không?”

    Khi nói chuyện với người phỏng vấn, không nên hỏi những câu không liên quan đến công việc. Tránh những chủ đề có thể gây tranh cãi và đi quá xa mục đích của buổi phỏng vấn.

    7. “Tôi cho rằng….”

    Các câu trả lời được đọc như là một kịch bản viết sẵn mặc dù các thông tin đó đúng nhưng điều ấy lại không để lại ấn tượng cho người phỏng vấn. Nó không chỉ nghe giống như một kiểu đọc thuộc lòng và cứng nhắc mà còn làm cho cuộc nói chuyện trở nên nhàm chán và kém hấp dẫn.

    8. “Và những thứ tôi không thích……..”

    Hãy hạn chế tất cả những lời lẽ trút giận giống như khi bạn viết blog. Bạn không nên có những cách nhìn tiêu cực về vấn đề gì đó. Nhà tuyển dụng sẽ không chấp nhận thái độ xấu của bạn.

    Nếu có vấn đề bức xúc, hãy giữ trong mình và luôn thể hiện ra ngoài sự lạc quan. Nếu than phiền nhiều, bạn sẽ bị loại ngây lập tức. Nhớ rằng, nhà tuyển dụng không thích tuyển một nhân viên suốt ngày kêu ca và phàn nàn.

    Theo VTV ​

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: 8 Câu Nói Tồi Tệ Nhất Trong Phỏng Vấn

    Một số vấn đề bạn cũng cần lưu ý khi đi phỏng vấn
    Khi bạn bước vào một cuộc phỏng vấn việc làm, sản phẩm bạn bán đó chính là bản thân bạn. Quá trình phỏng vấn bắt đầu khi bạn chấp nhận phỏng vấn và kết thúc khi người phỏng vấn đưa ra quyết định hoặc lựa chọn bạn hoặc tiếp tục tìm kiếm ứng viên khác thích hợp hơn bạn. Bạn càng có khả năng giao tiếp, thể hiện bản thân, sự vượt trội và những kỹ năng của mình một cách chuyên nghiệp, bạn càng có nhiều cơ hội chiến thắng.
    Trước cuộc phỏng vấn, hãy sử dụng phương án 3P (Plan, Prepare, và Practice – Lập kế hoạch, Chuẩn bị, và Luyện tập). Theo trình tự 15 bước sau đây.

    1. Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn, nghiên cứu về công ty và chuẩn bị những câu hỏi dựa vào nghiên cứu của bạn.

    2. Hình dung cuộc phỏng vấn sẽ diễn ra như thế nào để chuẩn bị tất cả các câu hỏi, đặc biệt là những câu hỏi “vặn”.

    3. Ăn mặc chuyên nghiệp thậm chí nếu công ty ứng tuyển chỉ quy định trang phục làm việc bình thường.

    4. Đến sớm 15 phút trước khi bắt đầu cuộc phỏng vấn.

    5. Bắt tay thân mật với người phỏng vấn. Một cái bắt tay mạnh mẽ và một nụ cười chân thành sẽ mở đầu buổi phỏng vấn tốt đẹp, cởi mở.

    6. Thận trọng với ngôn ngữ cử chỉ; ngồi thẳng lưng, thế đứng và bước đi thật tự tin, tư thế hướng về phía người phỏng vấn.

    7. Xây dựng mối quan hệ tốt – sử dụng kỹ thuật giao tiếp hiệu quả, mạnh mẽ.

    8. Hãy là một người biết lắng nghe. Chỉ trả lời theo những gì được hỏi, ngắn gọn nhưng đầy đủ, đúng cách.

    9. Thể hiện sự nhiệt tình và sự mong muốn chân thật. Đừng tỏ vẻ tuyệt vọng.

    10. Ghi chép những thông tin cần thiết. Có thể bạn sẽ cần chúng sau đó trong cuộc phỏng vấn.

    11. Truyền đạt những kỹ năng, trình độ, bằng cấp và những lợi ích mà bạn có.

    12. Chứng minh những thành tích của bạn; cách thức bạn đã cải thiện việc bán hàng, giảm chi phí, tăng năng suất, giải quyết những vấn đề khó khăn của tổ chức…

    13. Giao tiếp bằng mắt. Điều đó thể hiện sự tự tin, chân thật và sức mạnh.

    14. Nếu bạn thực sự muốn làm ở vị trí công việc ấy, hãy hỏi về nó một cách trực tiếp.

    15. Sau cuộc phỏng vấn: gửi một lá thư cảm ơn, nêu lên những gì mà bạn thực sự thích ở vị trí ấy, và khẳng định một lần nữa vì sao bạn lại phù hợp với nó, và lời cảm ơn chân thành về thời gian mà nhà tuyển dụng đã dành cho bạn trong cuộc phỏng vấn.


    ST

  3. #3
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: 8 Câu Nói Tồi Tệ Nhất Trong Phỏng Vấn

    hix, một số công ty nhỏ khi đi phỏng vấn và ứng viên là nữ và người phỏng vấn lại là nam
    thì hơi ngại trong việc bắt tay.
    Sau khi phỏng vấn xong nếu gửi thư cảm ơn có gây ngộ nhận trong việc nịnh nhà pvấn chăng

  4. #4
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: 8 Câu Nói Tồi Tệ Nhất Trong Phỏng Vấn




    Trích dẫn Gửi bởi BCC
    hix, một số công ty nhỏ khi đi phỏng vấn và ứng viên là nữ và người phỏng vấn lại là nam
    thì hơi ngại trong việc bắt tay.
    Sau khi phỏng vấn xong nếu gửi thư cảm ơn có gây ngộ nhận trong việc nịnh nhà pvấn chăng
    Cũng còn tùy. Nếu công ty nhỏ nhưng người phỏng vấn bạn không hề "nhỏ" trong suy nghĩ thì việc nữ chủ động bắt tay không thành vấn đề, giờ cũng không ai ngại chuyện đó đâu, vì đó là quy tắc lịch sự mà.

    Sau khi phỏng vấn xong, nếu bạn thấy có cảm tình với công ty đó và cũng nhận lại tín hiệu tốt thì nên gửi thư cảm ơn, dùng lời lẽ chân thành thì không có gì là nịnh đâu bạn :321:

 

 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •