Chào mừng đến với Diễn đàn Dân Kế Toán - Kế toán tổng hợp thực tế.
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 14
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

  2. #2
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Độ Lớn Đòn Bẩy Kinh Doanh có số âm ???




    Trích dẫn Gửi bởi batam
    Các bạn cho mình hỏi DOL có thể có số âm ko ?? vì Lợi nhuận là một số âm.
    DOL = Số Dư Đảm Phí / LN thuần
    "Đòn bẩy kinh doanh" mà bạn nêu ra trên đây tương tự như "đòn bẩy tài chính". Trên quan điểm tài chính học, nó là một hệ số thực dương. Vậy nên, nó luôn >= 0.
    Trong công tác quản lý, bảo toàn vốn kinh doanh, hệ số này là một công cụ để gia tăng lợi nhuận, nó càng lớn thì mức sinh lời càng cao.
    Nếu hệ số này mà <0 thì nó không còn ý nghĩa nữa - Không gọi là "đòn bẩy" được nữa.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Độ Lớn Đòn Bẩy Kinh Doanh có số âm ???

    Vậy thì trong trường hợp bài toán có số âm LN thì DOL phải tính thế nào nhỉ??
    Lúc trước làm bài kiểm tra THầy giáo cho bài toán có số âm LN và bắt tính DOL, mình cho LN vào trị tuyệt đối, và tính DOL bình thường - Lúc đó mình làm vậy nhưng ko bít bài đó đúng hay sai.
    Bây giờ sắp thi tốt nghiệp rùi, mình vẫn thắc mắc vấn đề này, chưa bít giải quyết sao.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    444
    Ðề: Độ Lớn Đòn Bẩy Kinh Doanh có số âm ???




    Trích dẫn Gửi bởi batam
    Vậy thì trong trường hợp bài toán có số âm LN thì DOL phải tính thế nào nhỉ??
    Lúc trước làm bài kiểm tra THầy giáo cho bài toán có số âm LN và bắt tính DOL, mình cho LN vào trị tuyệt đối, và tính DOL bình thường - Lúc đó mình làm vậy nhưng ko bít bài đó đúng hay sai.
    Bây giờ sắp thi tốt nghiệp rùi, mình vẫn thắc mắc vấn đề này, chưa bít giải quyết sao.
    "Trị tuyệt đối" chỉ có ý nghĩa về mặt số học, được các nhà kinh tế (nhà quản trị tài chính) áp dụng để xác định "điểm âm" - điểm lỗ nhằm tìm ra giải pháp khắc phục.
    Có Mem nào biết rõ trường hợp này thì giúp BÀ TÁM đi! Nếu không thì bạn hỏi lại Thày cho chắc chắn (thi cử là một vấn đề hệ trọng lắm đấy!).

  5. #5
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Độ Lớn Đòn Bẩy Kinh Doanh có số âm ???

    Hệ số DOL âm, nghĩa là:
    - DN đang hoạt động trong vùng lỗ.
    - Nếu tăng sản lượng (doanh thu) 1% thì sẽ giảm bớt lỗ n% (là hệ số DOL nhưng không lấy giá trị âm)
    VD: DOL=3 ---> sản lượng (DT) tăng 1% thì lợi nhuận tăng 3%. Và ngược lại.
    Vậy khi DOL=-3 ---> khi tăng sản lượng (DT) 1% thì sẽ giảm bớt lỗ 3%.:chay:
    Hệ số DOL luôn luôn khác 1. Âm là chuyện bình thường.
    Khác 1 là vì: theo công thức DOL:-(EBIT+F)/EBIT
    ----> nếu DOL=1 thì F (định phí)=0. Bạn hãy tìm thử trên đời này có công ty nào hoạt động mà ko cần có định phí F hay ko???????????????

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Độ Lớn Đòn Bẩy Kinh Doanh có số âm ???




    Trích dẫn Gửi bởi batam
    Các bạn cho mình hỏi DOL có thể có số âm ko ?? vì Lợi nhuận là một số âm.
    DOL = Số Dư Đảm Phí / LN thuần
    DOL không bao giờ âm vì tử số và mẫu số luôn luôn cùng dấu với nhau. Người ta thường dùng số dương (tăng) để tính.

    DOL = phần trăm tăng DT/ phần trăm tăng LN

    Ví dụ DOL=3 => Ta nói: tại điểm DT đang xét, nếu DT tăng (hoặc giảm) 1% thì LN tăng (hoặc giảm) 3%.

    DOL giống như gia tốc tại 1 điểm DT cụ thể.
    DT tăng lên (hoặc giảm xuống) thì LN sẽ tăng lên (hoặc giảm xuống - cùng chiều) - vì tại thời đoạn DT đó định phí là không đổi.
    Không thể có DT tăng lên mà LN lại giảm đi, hoặc DT giảm mà LN tăng tại 1 thời điểm DT nào đó được.

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    2
    Ðề: Độ Lớn Đòn Bẩy Kinh Doanh có số âm ???




    Trích dẫn Gửi bởi muontennguoi
    DOL không bao giờ âm vì tử số và mẫu số luôn luôn cùng dấu với nhau. Người ta thường dùng số dương (tăng) để tính.

    DOL = phần trăm tăng DT/ phần trăm tăng LN

    Ví dụ DOL=3 => Ta nói: tại điểm DT đang xét, nếu DT tăng (hoặc giảm) 1% thì LN tăng (hoặc giảm) 3%.

    DOL giống như gia tốc tại 1 điểm DT cụ thể.
    DT tăng lên (hoặc giảm xuống) thì LN sẽ tăng lên (hoặc giảm xuống - cùng chiều) - vì tại thời đoạn DT đó định phí là không đổi.
    Không thể có DT tăng lên mà LN lại giảm đi, hoặc DT giảm mà LN tăng tại 1 thời điểm DT nào đó được.
    Theo bác muontennguoi nói thì trên đời này sẽ không bao giờ có DN nào hoạt động mà không bị lỗ cả. Vậy bác cho em hỏi khi SDĐP không đủ bù đắp định phí thì sao???? Và khi đó DOL sẽ âm hay dương nào?
    Chắc có thể bác nhầm công thức tính hệ số DOL với 1 công thức nào khác chăng???????

  8. #8
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    1
    Ðề: Độ Lớn Đòn Bẩy Kinh Doanh có số âm ???

    cho mình hỏi downjon là ji`

  9. #9
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Độ Lớn Đòn Bẩy Kinh Doanh có số âm ???




    Trích dẫn Gửi bởi vinhhoa
    Theo bác muontennguoi nói thì trên đời này sẽ không bao giờ có DN nào hoạt động mà không bị lỗ cả. Vậy bác cho em hỏi khi SDĐP không đủ bù đắp định phí thì sao???? Và khi đó DOL sẽ âm hay dương nào?
    Chắc có thể bác nhầm công thức tính hệ số DOL với 1 công thức nào khác chăng???????
    Tôi có nhầm công thức không ư? Trước khi hỏi bạn cứ lật sách ra xem thì biết.

    Công thức:

    DOL tại X = Phần trăm thay đổi EBIT / Phần trăm thay đổi DT.

    Nếu viết DOL= m thì bạn đã viết sai quy tắc. Phải viết là DOL (tại X) = m

    Rồi bây giờ đi tiếp nội dung của nó:

    Phần trăm thay đổi DT: Nếu DT tăng thì EBIT phải tăng, nếu DT giảm thì EBIT phải giảm.


    Nếu tại điểm DT = X mà cty vẫn còn lỗ thì tại điểm đó :
    khi DT tăng lên 1% thì cty sẽ giảm lỗ m%.
    khi DT giảm đi 1% thì cty sẽ lỗ thêm m%.

    Nếu tại điểm DT = X mà cty đã có lãi thì tại điểm đó :
    khi DT tăng lên 1% thì cty sẽ lãi thêm m%.
    khi DT giảm đi 1% thì cty sẽ giảm lãi m%.

  10. #10
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Độ Lớn Đòn Bẩy Kinh Doanh có số âm ???

    Mình chấp nhận ý kiến của bạn Vinhhoa - Cám ơn vinhhoa nhiều.

 

 
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •