Chào mừng đến với Diễn đàn Dân Kế Toán - Kế toán tổng hợp thực tế.
Kết quả 1 đến 2 của 2
  1. #1
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    37

    Hỏi-Hệ thông kế toán chi phí áp dụng cả KT theo qui trình và theo sản phẩm

    Hệ thống kế toán chi phí chúng ta đã nghiên cứu bao gồm: kế toán chi phí theo công việc và kế toán chi phí theo quy trình. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp sử dụng cả hai hệ thống trên để xác định chi phí cho sản phẩm.
    Yêu cầu:
    Tìm hiểu thực tế và lấy ví dụ về những ngành công nghiệp (hoặc 1 doanh nghiệp) ở đó sử dụng cả 2 hệ thống kế toán chi phí (theo công việc & theo quy trình), nghiên cứu và thảo luận trong nhóm quá trình sản xuất sản phẩm, xây dựng bản đồ tiến độ (flowchart) mô tả quy trình sản xuất của sản phẩm đó. Chỉ ra những bước trong quy trình sản xuất đó sử dụng hệ thống kế toán theo công việc và những bước cần sử dụng hệ thống kế toán theo quy trình. Giải thích?


    Em đang có bài tập như trên.Anh chị nào có thể cho e xin gợi ý chút nhé.
    Thx mọi người!

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Hỏi-Hệ thông kế toán chi phí áp dụng cả KT theo qui trình và theo sản phẩm

    Theo mình biết:
    - Hệ thống kế toán chi phí theo công việc và theo quy trình ngoài thực tế hai loại này thường gắn kết với nhau. Là người Quản trị nên bản thân bạn cần phải nắm được quy trình, bao quát được quy trình từ đó mới xây dựng chi phí (VD: DN SX vừa mới được thành lập, việc nắm quy trình SX để xây dựng chi phí SX là việc bạn phải làm....).
    Đối với hệ thống kế toán chi phí theo công việc thông thường sử dụng cho đơn hàng lẻ, kế toán tập hợp tất cả các chi phí cho TK 621,622,627... rồi tính ra giá thành sản phẩm. Là người quản trị bạn phải nắm, tính và hiểu cho được các chi phí này trên SP.
    Đồi với hệ thống kế toán chi phí theo quy trình loại này lại mang tính tổng hợp tất cả các chi phí cho một hoạt động trong một quy trình, tập hợp và phân bổ.
    VD: Xưởng SX này có 4 công đoạn để cho ra 1 SP là đồ gỗ đi ha( Quy trình và chi tiết):.
    1. Xuất NLC: xử lý NL cho phù hợp với quy cách và tính chất của SP ( Cắt, ghép bào, chà...). Ở CĐ này bạn phải nắm được mức độ hao phí của NLC, chi phí nào (keo ghép ngang, dọc....nhân công khâu này luôn) và cái gì cần tham gia vào trong quá trình xử lý NL, tốc độ thời gian...
    2. CĐ này là CĐ làm nên hình hài SP. Ở đây mức hao phí NLC tiếp tục phát sinh (cắt uốn éo, vòng vo...) và VL phụ xuất ra để tạo nên SP. Bạn tiếp tục phải nắm thêm chi phí VL phụ và các chi phí liên quan ở khâu này... cũng nắm luôn nhân công, tốc độ, thời gian (Quản trị mà bạn...:xinloinhe
    3. CĐ này là CĐ xử lý bề mặt cũng như chỉnh chu lại cho SP láng hơn. Ở CĐ này thì keo (502), bột trét, giấy nhám... và một số VL khác, nhớ là tính luôn và chi tiết để mà tổng hợp rồi phân bổ. Nhân công, thời gian, tốc độ hoàn thành CV... (quản trị là vậy...)
    4. Sơn SP. Khâu này thì có: Xăng, lót, cứng, bóng, màu.... Nhớ là theo dõi giống như cân ký ngoài chợ... cho 1 khối hàng hay cho 1 SP tuỳ bạn theo dõi. Nhân công...

    Trả lời này nhằm để cho bạn hình dung về quy trình và công việc cho 1 DN SX. Thực tế khi theo dõi thì rất là nhiều việc cho người làm công tác quản trị, bạn cần tìm hiểu thêm về vần đề này qua bài giảng ở trường, qua tìm hiểu thực tế bên ngoài vì công tác Q.trị bao la lắm.
    Chúc học tốt!

 

 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •