Cô thầy như những người lái đò thầm lặng, hết lòng vì thế hệ trẻ. Dòng sông vẫn trôi, và bao mùa thu qua, bao mùa hè đến, bao thế hệ học sinh đã trưởng thành, bao nhiêu người khách đã sang sông? Bao nhiêu khát vọng đã vào bờ? Bao nhiêu ước mơ thành sự thực? Liệu có ai sang bờ biết ngoái đầu nhìn lại cô ơi, thầy ơi...?

Đứng trước ngôi trường mới, thầy cô mới, bạn bè mới, lớp học mới, lòng tôi dâng lên một con sóng nỗi niềm khó tả. Con sóng ấy vừa là con sóng bạc đầu của nỗi nhớ, tôi nhớ thầy cô cũ, ngôi trường cũ, bạn bè cũ... Con sóng ấy vừa là con sóng nhỏ bé ngỡ ngàng, lo sợ lỗi nhịp với dòng chảy. Mọi người giờ đây đang hào hứng chuẩn bị cho các cuộc thi chào đón 20/11. Khung cảnh rộn ràng, nhộn nhịp ấy khiến cho con sóng nhớ nhung trong lòng tôi dâng trào lên dữ dội. Tôi nghẹn ngào nhớ về những kỷ niệm bên thầy cô, bạn bè bên mái trường cũ. Cũng vào khung cảnh này, cách đây một năm, tôi còn là một cô nữ sinh cuối cấp vô tư còn đang ráo riết chuẩn bị tiết mục văn nghệ, chưa có chút gì là cảm nhận của sự chia xa. Tôi nhớ cô Lan, giáo viên chủ nhiệm lớp 12A2, lớp của tôi. Cô quan tâm, chăm chút cho chúng tôi từ bài giảng đến bài thi. Cô vừa là người bạn lớn tuổi vừa là người mẹ luôn hướng về phía những đứa trò nhỏ với cái nhìn ấm áp và trìu mến, yêu thương.Cô dạy chúng tôi biết quý thời gian, trọng chữ tín, biết giữ lòng trong sạch,dạy chúng tôi biết khóc, biết cười trước những mảnh đời; biết đứng lên sau mỗi lần vấp ngã; biết nhặt lấy chiếc gai trên đường để bảo vệ bàn chân những người đi sau, dạy chúng tôi biết thế nào là hy sinh, thế nào là cuộc sống… và biết yêu gia đình và yêu quê hương.
Hình ảnh cô chủ nhiệm thân thương còn để lại trong tôi một kỷ niệm không thể nào quên được.
Một buổi trưa, giờ ra chơi tôi tình cờ thấy cô bị choáng và làm rơi sấp bài kiểm tra đang ôm trên tay
Cô choán váng làm rơi sấp bài kiểm tra đang ôm trên tay.
- Cô có sao không ạ? Để em nhặt hộ cô.
- Cảm ơn em! Mấy đêm liền cô kiểm tra lại bài thi thử xem khả năng của lớp ra sao, các em còn mắc những lỗi gì, để chuẩn bị cho kỳ thi thật.
Tôi cảm động rồi chợt nghĩ và chợt thầm cảm ơn.
- Cô ơi! Cô quan tâm tụi em vậy? Sau này ra trường thành công hay thành danh có mấy ai trở lại thăm trường và thăm cô...
Cơn gió nóng vừa thoảng qua người tôi. Đã hết hè rồi sao vẫn còn gió nóng. Đó có phải là gió giao mùa, hay gió giao thời. Dù đó có là gió giao mùa hay giao thời cũng khiến cho lòng con người ta bùi ngùi giữa cũ và mới. Mùa hè chợt thoắc qua như một giấc mơ, tôi cũng như thi sĩ Xuân Diệu. Xuân Diệu sợ mùa xuân đi khi mùa xuân vừa đến. Tôi sợ thu sẽ qua khi thu vừa đến. Bắt đầu lớp đàn em khóa mới, tôi lại sợ chớp thoáng trở thành lớp đàn chị sắp ra trường.Và, tôi nỗi loạn trong suy nghĩ ấy. Thật vậy, không còn được cô giáo thân yêu bảo bọc, chở che, bỗng dưng tôi lại muốn trở thành cô học trò nghịch ngợm và lỳ lợm. Bỗng một giọng nói cắt nghang những cảm nghĩ của tôi:
...! Em làm lớp trưởng nhé!
Tim đập mạnh, ai vừa gọi tên mình đấy? Ủa cái gì mà lớp trưởng, lớp phó đây. Các bạn ạ, khi nhận ra sự việc cũng là lúc tôi mĩm cười với ngôi trường mới, thầy cô mới, bạn bè mới và trách nhiệm mới.
Không còn là cô nữ sinh cấp 3 nữa, giờ đây mình đã là cô sinh viên rồi đấy. Những tưởng ta đã khôn lớn trường thành, tưởng như mình hết trẻ con...
Nhưng dòng sông cứ tiếp nối dòng sông, cuộc đời vẫn tiếp nối cuộc đời, và thầy cô mãi mãi tiếp sức cho chúng em, chuẩn bị cho chúng em hành trang tri thức để tự tin bước vào đời, hăng say đối đầu với những cơn sóng gió.
Ngày 20/11 cũng đã đến, từng bừng ngày lễ, ngày nhà giáo Việt Nam. Khung cảnh nhộn nhịp, rộn ràng và phấn khởi với các tiết mục. Đông đúc và nhộn nhịp, rộn ràng và phấn khởi, sắc màu và nụ cười là một bức tranh sinh động về ngày 20/11 và thầy là một điểm nhấn nhỏ bé, thầy chủ nhiệm ạ, người đã trao và dạy cho em bài học mới, dạy em biết có trách nhiệm với mọi người và với cuộc đời.
Và rồi chợt thấy, chợt nghĩ, và chợt cảm ơn...
Cô thầy đều là những người lái đò thầm lặng, hết lòng vì thế hệ trẻ. Dòng sông vẫn trôi, và bao mùa thu qua, bao mùa hè đến, bao thế hệ học sinh đã trưởng thành, bao nhiêu người khách đã sang sông? Bao nhiêu khát vọng đã vào bờ? Bao nhiêu ước mơ thành sự thực? Liệu có ai sang bờ biết ngoái đầu nhìn lại cô ơi, thầy ơi...?
Đọc lại thấy ... đúng là ở đường Văn Cao thì văn không bao giờ cao nỗi :giabo: