Nhiều doanh nhân trẻ quan tâm tìm mô hình để khởi nghiệp về Internet và Mobile. Nhiều bạn hỏi làm sao gọi được vốn. Tìm mô hình giống như tìm vợ. Gọi vốn giống như xin tiền cưới vợ. Tìm hiểu mãi, yêu mãi mà không chịu cưới cô nào cả là có vấn đề. Xin tiền cưới vợ rồi mà cứ ngó nghiêng cô nọ, say sưa kể chuyện cô kia là có vấn đề....

Nhiều chuyên gia nhận định sắp có một "Làn sóng thứ 2" của các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực Internet và Mobile tại Việt Nam, được báo hiệu bởi các thương vụ đầu tư mới đây của các tập đoàn nước ngoài vào MJ Group với định giá 60 triệu USD, vào VMG Media với định giá 75 triệu USD, vào Punch và Vatgia định giá vài chục triệu USD, và đặc biệt là thương vụ Goldman Sachs đầu tư vào VNG định giá vài trăm triệu USD năm 2010.


Đứng trước các cô gái đẹp, ai cũng mong muốn mình có cơ hội
Mặc dù tình hình kinh tế nói chung còn nhiều lo lắng, riêng trong lĩnh vực Internet và Mobile, các quỹ đầu tư mạo hiểm, các doanh nghiệp lớn, các nhà đầu tư am hiểu về công nghệ bắt đầu lùng sục cơ hội đầu tư, với mong muốn đón đầu việc thị trường Việt Nam bắt kịp "cơn sốt Internet" đang lan truyền khắp thế giới. Những tên tuổi quen thuộc như Google, Amazon, Facebook, Groupon, Linkedin... tiếp tục đạt thêm các mốc doanh thu, lợi nhuận, định giá doanh nghiệp đầy ấn tượng, và hàng trăm công ty khởi nghiệp khác đạt định giá từ trên 100 triệu đến hàng tỷ USD chỉ trong vòng 3-5 năm thành lập.
(Danh sách 100 công ty khởi nghiệp giá trị nhất thế giới: The World's Most Valuable Startups)

Đứng trước các cô gái đẹp, ai cũng mong muốn mình có cơ hội

Cửa ải đầu tiên mà các doanh nghiệp trẻ phải vượt qua là tìm mô hình kinh doanh phù hợp. Qua các buổi tranh luận, mổ xẻ với hơn 20 doanh nhân trẻ đầu tiên đăng ký khóa Huấn luyện khởi nghiệp từ Thung lũng Silicon của TOPICA Founder Institute (TFI), hầu hết trong số họ đều đang loay hoay với cửa ải này trước khi tiếp cận với các nhà đầu tư.

Mô hình kinh doanh giống như cô gái. Cô thì chân dài, cô thì có duyên, cô thì nấu ăn ngon… Có mô hình doanh thu tốt, có mô hình lợi nhuận tốt, có mô hình cashflow nhanh… Cô nào hay thì khó tán, cô nào dễ tán thì lại chưa chắc thấy hay, có cô lúc chưa tán được thấy hay lúc tán được rồi lại thấy chán. Thỉnh thoảng có cảm giác bồ bạn hay hơn bồ mình. Đang mải mê làm một mô hình, thấy công ty của ông bạn PR oách quá, lại đâm ra băn khoăn mình có đi đúng hướng không.


Về việc nên chọn cô nào thì đã có một bài khác phân tích. Nói chung "môn phái" TFI khuyên nên chọn “Ngon ít người biết”, không nên chọn “Mốt kinh điển” hoặc “Mốt mới”. Danh sách 100 trên đây rất tiếc hầu hết thuộc loại "Mốt mới", hoặc nếu đã hoành tráng thì lại là "Mốt kinh điển". Có rất nhiều mô hình "Ngon ít người biết", định giá trên 1 tỷ USD, chưa có ai làm ở VN, tuy nhiên khó tìm hơn. TFI cũng mới chỉ sưu tầm được khoảng 20 mô hình như vậy.

Nhưng khi chọn thì nên như chọn vợ. Tìm hiểu chán đi. Nghiên cứu chán đi. Yêu chán đi. Hiếm khi tìm được người hoàn hảo, hợp với mình mọi mặt. Nhưng trước sau phải quyết định lấy vợ. Lúc đó tìm người nào hợp với mình nhất, cảm thấy gắn bó được lâu dài, không hoàn hảo thì sống với nhau sẽ thích nghi sau. Cứ lựa chọn mô hình tới lui cơ hội thị trường sẽ qua mất, mình sẽ già mất, các co-founder và nhân viên sẽ sốt ruột bỏ đi mất.

Chọn cái nào hợp với sở trường của mình nhất, mình thấy đam mê nhất, có thể dành nhiều năm xây dựng nó nhất. Chọn cái nào ít người đang theo đuổi, ít anh tán. Trừ khi mình tự tin là đẹp trai nhất, chai mặt nhất trong cả đám 30 anh. Nhưng cẩn thận, hôm nay tưởng tán được rồi, chiếm lĩnh vị thế số 1 rồi, có những 30 anh tán thì mấy hôm nữa lại có anh khác thành số 1 thì sao? Đừng chắc mẩm là sản phẩm của mình hay hơn của 30 anh kia, có thể hay hơn thật nhưng 3 tháng sau khi mình ra sản phẩm họ lại làm hay hơn mình. Cần một lợi thế gì bền vững như khách hàng trung thành nhất, đông nhất, kho dữ liệu khủng nhất, hợp đồng dài hạn độc quyền với đối tác, mạng lưới phân phối mạnh nhất, nhiều nội dung hay và phong phú nhất… Để có được lợi thế đó, cần sở trường, cần đam mê, và kiên định theo đuổi một lộ trình, chiến lược.

Chọn xong, tán xong, đi gọi vốn đầu tư. Giống như xin tiền bố mẹ để cưới. Lúc đó phải chứng tỏ mình yêu thật lòng, chỉ yêu một cô. Nhiều founder say sưa kể chuyện mô hình kinh doanh, nhà đầu tư nghe sướng bùi tai. Mấy hôm sau gặp lại thấy say sưa kể mô hình khác. Mày yêu một cô thôi, chứ luyên thuyên thế tao gửi thiệp mời đặt đồ ăn xong rồi lại bỏ nhau mất mặt bố mẹ. Cưới rồi lại đi lăng nhăng mất mặt bố mẹ. Founder bảo: không sao, em làm cái này, thằng bạn em làm cái kia em hỗ trợ nó, em thấy cả 2 cái đều hay. Mày lấy vợ mày, nó lấy vợ nó, mỗi thằng tập trung vào mà xây dựng gia đình đẻ con đẻ cái, lại cứ đi quan tâm đến vợ nó làm chi?

Nhà đầu tư muốn founder tập trung, hết mình hết sức, 5-7-10-20 năm ròng rã nếu cần, khó khăn chết lên chết xuống nếu cần, nhưng phải gắn bó với 1 mô hình, 1 công ty. Hết sức rồi nếu thấy sai hướng thì mới đổi. Chưa gì đã nhăm nhe 2-3 hướng khác nhau, rất mất lòng tin.

Team ngon. Mô hình ngon. Nghiêm túc quyết tâm chung thủy. Đó là 3 yếu tố nhà đầu tư cần để cấp tiền cưới vợ.

Sau đó là câu chuyện đối tượng khách hàng, định vị sản phẩm, chiến lược tiếp cận. Cũng nghiên cứu chán đi rồi chỉ kiên định với một thôi. Ngày 12/10 tới, 3 "cao thủ" sẽ có cơ hội bảo vệ và nghe phản biện một cách thẳng thắn, sâu sắc các mô hình mà học cho là tuyệt vời: Ch??ng trnh Ph?n bi?n m hnh kinh doanh – 18h Th? 4, 12/10/2011 | TOPICA Founder Institute Blog

Chọn một mô hình rồi (cưới vợ), thành công ra tiền rồi (đẻ con), 5-7 năm sau lại chọn thêm mô hình mới không ai cấm. Lấy vợ rồi thì chịu!


TS. Phạm Minh Tuấn
Chủ tịch HĐQT TOPICA Founder Institute


Chú thích:
- cashflow: dòng tiền
- founder: nhà sáng nghiệp
- co-founder: đồng sáng nghiệp
- team: nhóm, đội
- TFI: TOPICA Founder Institute - Học viện sáng nghiệp TOPICA




Nn cho?n chn da?i hay chung thu?y? - Bee - Khoa h?c & ??i s?ng Online