Thứ nhất: hãy xem mình sinh ra mục đích chính là để làm việc, để mở rộng mối quan hệ giao tiếp và vì sự nghiệp bản thân; thứ hai: chỉ nên xem gia đình là nơi trú chân tạm thời, tình yêu chỉ là sự thêu dệt của con người vì nó luôn bị giới hạn bởi thời gian, khoảng cách và muôn vàn lý do khác nữa; thứ ba: vợ, chồng và con cái chỉ là những người giúp ta duy trì sự sống hay đúng hơn là sự bất tử do những thế hệ sau có mang gen của chúng ta mà thôi; thứ tư: hôn nhân chỉ là hình thức hợp thức hóa cho sự ích kỷ của con người vì mong muốn được sống chung với duy nhất người mình yêu.

Có phải cuộc sống này đang dạy cho chúng ta những điều đó hay không?
Có phải những giá trị văn hóa tốt đẹp của thời phong kiến đang bị những thế hệ trẻ sau này chà đạp hay không? Phải chăng không chỉ các thế hệ trẻ và cả những con người đang đảm nhận trọng trách to lớn là làm cha làm mẹ ngày nay cũng đã quên về Ngũ Thường (Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín), Tam Cương (Quân thần cương, Phụ tử cương và Phu phụ cương), Tam tòng (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử), Tứ đức (Công, Dung, Ngôn, Hạnh) nếu bỏ qua Tam tòng vì không còn phù hợp thì những giá trị văn hóa kia có xứng đáng để giữ lại hay không?

Nói đi cũng phải nói lại, nếu không có những người đàn ông trăng hoa thì làm sao những người phụ nữ lại dan díu nhưng thử hỏi nếu những người phụ nữ này không vì lợi ích bản thân và nhu cầu sinh lý và xem gia đình là tổ ấm thực sự, là trái tim, là linh hồn của họ thì liệu những người đàn ông này có thể tiếp cận họ hay không? Phải chăng chính sự buông thả trong cách sống
, cách suy nghĩ nên mới xảy ra những trường hợp phản bội gia đình, con cái, vợ chồng kể trên, xem việc lập gia đình là việc tự nhiên chứ không xem đó là một tổ ấm duy nhất và cuối cùng mà mình cần phải bảo vệ, phải duy trì nó và nghĩa vụ thiêng liên của mình đối với nó. Có phải chính sự "Tây hóa" quá mức nên đã gây những hiện tương trên?

Tự do cho con người là cần thiết nhưng nếu sống một cách tự do thì liệu người ta có sống với phần "người" hay bị phần "con" lấn áp?