Chào mừng đến với Diễn đàn Dân Kế Toán - Kế toán tổng hợp thực tế.
Kết quả 1 đến 4 của 4
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Tiêu chuẩn Phân loại nợ

    các tiền bối ơi, em đang làm khoá luận, em rất thắc mắc không biết với các khoản nợ trong kế toán doanh nghiệp thì tiêu chuẩn phân loại nợ như thế nào? em có học qua kế toán ngân hàng thương mại, ở đó có nhắc đến tiêu chuẩn phân loại nợ thành 5 nhóm nhưng không biết trong kế toán doanh nghiệp thì sao??? :khonghiu: các anh chị giúp em với!

  2. #2
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    2
    ðề: tiêu chuẩn phân loại nợ




    Trích dẫn Gửi bởi saomaikt
    các tiền bối ơi, em đang làm khoá luận, em rất thắc mắc không biết với các khoản nợ trong kế toán doanh nghiệp thì tiêu chuẩn phân loại nợ như thế nào? em có học qua kế toán ngân hàng thương mại, ở đó có nhắc đến tiêu chuẩn phân loại nợ thành 5 nhóm nhưng không biết trong kế toán doanh nghiệp thì sao??? :khonghiu: các anh chị giúp em với!
    có đó em !

    gồm
    • nợ trong hạn
    • nợ quá hạn 30-90 ngày
    • nợ quá hạn từ 90 ngày - 1 năm ----> 30%
    • nợ quá hạn 1-2 năm ----> 50%
    • nợ quá hạn từ 2-3 năm ----> 70%
    • nợ quá hạn từ 3 năm trở lên ---> xóa nợ

    từ đó dn sẽ phải có phương án lập dự phòng thích hợp. ( đây là lập dự phòng nợ phải thu khó đòi nhé )

  3. #3
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    ðề: tiêu chuẩn phân loại nợ

    em đã làm xong khóa luận rùi và em có tham khảo thông tư 228/2009/tt-btc thấy quy định tỷ lệ lập dự phòng nợ phải thu khó đòi là:
    nợ quá hạn từ 6 tháng -----> 1 năm : 30%
    nợ quá hạn từ 1 năm -------> 2 năm: 50%
    nợ quá hạn từ 2 năm --------> 3 năm: 70%
    nợ quá hạn từ 3 năm trở lên: 100%
    - đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết ... thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.

    - sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.
    còn việc xóa nợ: thông tư này quy định
    nợ phải thu không có khả năng thu hồi bao gồm các khoản nợ sau:

    - đối với tổ chức kinh tế:

    + khách nợ đã giải thể, phá sản: quyết định của tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo luật phá sản hoặc quyết định của người có thẩm quyền về giải thể đối với doanh nghiệp nợ, trường hợp tự giải thể thì có thông báo của đơn vị hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập đơn vị, tổ chức.

    + khách nợ đã ngừng hoạt động và không có khả năng chi trả: xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc tổ chức đăng ký kinh doanh về việc doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động không có khả năng thanh toán.

    - đối với cá nhân phải có một trong các tài liệu sau:

    + giấy chứng tử (bản sao) hoặc xác nhận của chính quyền địa phương đối với người nợ đã chết nhưng không có tài sản thừa kế để trả nợ.

    + giấy xác nhận của chính quyền địa phương đối với người nợ còn sống hoặc đã mất tích nhưng không có khả năng trả nợ.

    + lệnh truy nã hoặc xác nhận của cơ quan pháp luật đối với người nợ đã bỏ trốn hoặc đang bị truy tố, đang thi hành án hoặc xác nhận của chính quyền địa phương về việc khách nợ hoặc người thừa kế không có khả năng chi trả.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    ðề: tiêu chuẩn phân loại nợ

    các anh chị trả lời cho bạn đúng rùi đó, bạn làm bảng phân tích tuổi nợ rùi thông qua đó làm các khoản trích lập dự phòng

 

 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •