Chào mừng đến với Diễn đàn Dân Kế Toán - Kế toán tổng hợp thực tế.
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 20
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: các hàm tài chính trong Excel

    sao excel máy minh không thấy category

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: các hàm tài chính trong Excel




    Trích dẫn Gửi bởi cayman
    Em Insert function - Chọn category là Financial thì ra hết :cheers1:
    Cảm ơn bác Cayman nhưng em muốn hỏi tài liệu về mấy hàm đó cơ pác ơi!! Nếu pác có thì share em nhé!! Thx pác nha!! :happy3:

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: các hàm tài chính trong Excel




    Trích dẫn Gửi bởi YENLYNH
    mình cũng là hội viên mới , nên mình cũng có ý muốn giống như bạn mùa đông zậy đó :helpsmilie:
    bạn vào"ebook công thức và hàm excel 1997-2007" do " gpe-books" gửi ấy, trong đó có hết các hàm tài chính đấy bạn ah!!:thumbup:

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: các hàm tài chính trong Excel




    Trích dẫn Gửi bởi mùađông
    Có ai có tài liệu về các hàm tài chính trong Excel không? Chia sẻ cho mình với nhé!!! Thx!!!:happy3:
    Bạn vô đây nhá bạn:muongita:
    http://forum.meo8.com/showthread.php?t=1640

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: các hàm tài chính trong Excel




    Trích dẫn Gửi bởi beckvn0304
    sao excel máy minh không thấy category
    bạn vào insert fuction -> or select a category...

  7. #7
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: các hàm tài chính trong Excel

    Các hàm tài chính của Excel nó năm ngay trong quyên Ebook mà khi nhân vào mục Excel đã thấy rồi.Đownloa cái đó về,rồi tìm là thấy liền,có huớng dẫn tiếng việt nưa,rất dẽ sử dụng.CÒn nhiều hàm nữa chư không chỉ có hàm tài chính không đâu.Chủ yếu là bạn có thời gian đề học không.

  8. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: các hàm tài chính trong Excel

    2.4. Hàm tài chính (Financial functions)

    Tác giả: Bùi Nguyễn Triệu Tường (BNTT - GPE)
    Tổng hợp: xuan_ha919 (GPE)



    Hàm ACCRINT()

    Tính lãi gộp cho một chứng khoán trả lãi theo định kỳ.

    Cú pháp: = ACCRINT(issue, first_interest, settlement, rate, par, frequency, basis, calc_method)



    Issue : Ngày phát hành chứng khoán.

    First_interest : Ngày tính lãi đầu tiên của chứng khoán.

    Settlement : Ngày tới hạn của chứng khoán. Ngày này phải là một ngày sau ngày phát hành chứng khoán khi chứng khoán được giao dịch với người mua.

    Rate : Lãi suất hằng năm của chứng khoán.

    Par : Giá trị danh nghĩa của chứng khoán. Nếu bỏ qua, ACCRINT() sử dụng $1,000

    Frequency : Số lần trả lãi hằng năm. Nếu trả mỗi năm một lần: frequency = 1; trả mỗi năm hai lần: frequency = 2; trả mỗi năm bốn lần: frequency = 4.

    Basis : Là cơ sở dùng để đếm ngày (nếu bỏ qua, mặc định là 0)

    = 0 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Bắc Mỹ)
    = 1 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Số ngày thực tế của mỗi năm
    = 2 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 360 ngày
    = 3 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 365 ngày
    = 4 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Châu Âu)

    Calc_method : Là một giá trị logic chỉ cách để tính số lãi gộp khi ngày kết toán chứng khoán (settlement) xảy ra sau ngày tính lãi đầu tiên của chứng khoán (fisrt_interest). Nếu là 1 (TRUE): số lãi gộp sẽ được tính từ ngày phát hành chứng khoán; nếu là 0 (FALSE): số lãi gộp sẽ chỉ tính từ ngày tính lãi đầu tiên của chứng khoán. Nếu bỏ qua, mặc định calc_method là 1.


    Lưu ý:

    Nên dùng hàm DATE(year, month, day) khi nhập các giá trị ngày tháng.

    issue, first_interest, settlement, frequency và basis sẽ được cắt bỏ phần lẻ nếu chúng không phải là số nguyên

    Nếu issue, first_interest và settlement không là những ngày hợp lệ, ACCRINT() sẽ trả về giá trị lỗi #VALUE!

    Nếu rate ≤ 0 hay par ≤ 0, ACCRINT() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!

    Nếu frequency không phải là các con số 1, 2, hoặc 4, ACCRINT() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!

    Nếu basis < 0 hay basis > 4, ACCRINT() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!

    Nếu issue > settlement, ACCRINT() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!

    Hàm ACCRINT() sẽ tính toán theo công thức sau đây:



    Với:

    Ai : Số ngày tích lũy trong kỳ lãi thứ i với kỳ lẻ (1, 3, 5...)
    NC : Số kỳ tính lãi thuộc kỳ lẻ. Nếu NC có phần lẻ thập phân, NC sẽ được làm tròn tới số nguyên kế tiếp
    NLi : Số ngày bình thường trong kỳ tính lãi thứ i với kỳ lẻ


    Ví dụ:

    Tính lãi gộp của một trái phiếu kho bạc có mệnh giá $1,000,000, phát hành ngày 1/3/2008, ngày tới hạn là 1/5/2009, ngày tính lãi đầu tiên là 31/8/2008 (tính lãi 6 tháng một lần) với lãi suất hằng năm là 10%, cơ sở để tính ngày là một năm 360 ngày, một tháng 30 ngày ?

    = ACCRINT(DATE(2008,3,1), DATE(2008,8,31), DATE(2009,5,1), 10%, 1000000, 2, 0, TRUE) = $116,944.44

    = ACCRINT(DATE(2008,3,1), DATE(2008,8,31), DATE(2009,5,1), 10%, 1000000, 2, 0, FALSE) = $116,667.67

    Công thức trên tính tổng lãi gộp từ ngày phát hành trái phiếu, còn công thức dưới chỉ tính lãi gộp từ ngày đầu tiên bắt đầu tính lãi (31/8/2008-)



    Hàm ACCRINTM()

    Tính lãi gộp cho một chứng khoán trả lãi theo kỳ hạn (trả lãi một lần vào ngày đáo hạn)



    Cú pháp: = ACCRINTM(issue, settlement, rate, par, basis)



    Issue : Ngày phát hành chứng khoán.

    Settlement : Ngày đáo hạn chứng khoán.

    Rate : Lãi suất hằng năm của chứng khoán.

    Par : Giá trị danh nghĩa của chứng khoán. Nếu bỏ qua, ACCRINT() sử dụng $1,000

    Basis : Là cơ sở dùng để đếm ngày (nếu bỏ qua, mặc định là 0)

    = 0 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Bắc Mỹ)
    = 1 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Số ngày thực tế của mỗi năm
    = 2 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 360 ngày
    = 3 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 365 ngày
    = 4 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Châu Âu)


    Lưu ý:

    Nên dùng hàm DATE(year, month, day) khi nhập các giá trị ngày tháng.

    issue, settlement, và basis sẽ được cắt bỏ phần lẻ nếu chúng không phải là số nguyên

    Nếu issue và settlement không là những ngày hợp lệ, ACCRINTM() sẽ trả về giá trị lỗi #VALUE!

    Nếu rate ≤ 0 hay par ≤ 0, ACCRINTM() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!

    Nếu basis < 0 hay basis > 4, ACCRINTM() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!

    Nếu issue > settlement, ACCRINTM() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!

    Hàm ACCRINTM() sẽ tính toán theo công thức sau đây:



    Với:

    A : Số ngày tích lũy tính theo tháng. Đối với lợi tức theo các khoản đáo hạn, số ngày được tính từ ngày phát hành tới ngày đáo hạn.
    D : Số ngày trong một năm (phụ thuộc vào basis)


    Ví dụ:

    Tính lãi gộp của một trái phiếu kho bạc có mệnh giá $1,000,000, phát hành ngày 1/3/2008, ngày tới hạn là 1/5/2009, lãi suất hằng năm là 10%, với cơ sở để tính ngày là một năm 360 ngày, một tháng 30 ngày ?

    = ACCRINTM(DATE(2008,3,1), DATE(2009,5,1), 10%, 1000000) = $116,667.67

    Xem lại ví dụ ở hàm ACCRINT(), thấy rằng: cũng cùng số tiền, cùng lãi suất, cùng thời gian, thì mua trái phiếu trả lãi theo định kỳ 6 tháng 1 lần sẽ có lợi hơn (?)







    Hàm AMORDEGRC()

    Tính khấu hao tài sản trong mỗi kỳ kế toán.
    Hàm này được dùng để sử dụng trong các hệ thống kế toán kiểu Pháp: Nếu một tài sản được mua vào giữa kỳ kế toán, sự khấu hao chia theo tỷ lệ sẽ được ghi vào tài khoản.

    Hàm này tương tự như hàm AMORLINC(), chỉ khác là hệ số khấu hao áp dụng trong phép tính tùy theo thời hạn sử dụng của tài sản.


    Cú pháp: = AMORDEGRC(cost, date_purchased, first_period, salvage, period, rate, basis)



    Cost : Giá trị của tài sản (khi mua vào)

    Date_purchased : Ngày mua tài sản.

    First_period : Ngày cuối cùng của kỳ kế toán thứ nhất

    Salvage : Giá trị thu hồi được của tài sản vào cuối hạn sử dụng.

    Period : Kỳ kế toán muốn tính khấu hao.

    Rate : Tỷ lệ khấu hao của tài sản. Tùy thuộc vào hạn sử dụng của tài sản đó:

    = 15% : Từ 3 đến 4 năm
    = 20% : Từ 5 đến 6 năm
    = 25% : Từ 6 năm trở lên


    Basis : Là cơ sở dùng để đếm ngày (nếu bỏ qua, mặc định là 0)

    = 0 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Bắc Mỹ)
    = 1 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Số ngày thực tế của mỗi năm
    = 2 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 360 ngày
    = 3 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 365 ngày
    = 4 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Châu Âu)


    Lưu ý:

    Nên dùng hàm DATE(year, month, day) khi nhập các giá trị ngày tháng.

    Hàm này sẽ tính khấu hao cho đến kỳ cuối cùng của thời hạn sử dụng của tài sản, hoặc cho tới khi giá trị tích lũy khấu hao lớn hơn giá trị khi mua vào của tài sản trừ đi giá trị còn lại của tài sản khi hết hạn sử dụng.

    Tỷ lệ khấu hao sẽ đạt tới 50% vào kỳ áp chót và sẽ đạt tới 100% vào kỳ chót.

    Nếu thời hạn (số năm) sử dụng của tài sản nằm giữa 0 và 1, 1 và 2, 2 và 3, hoặc 4 và 5, hàm sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!

    Ví dụ:

    Tính số tiền khấu hao trong kỳ đầu tiên của một tài sản có giá trị khi mua vào ngày 19/8/2008 là $2,400, biết rằng ngày cuối cùng của kỳ kế toán thứ nhất là 31/12/2008, giá trị thu hồi được của sản phẩm khi hết hạn sử dụng 3 năm là $300, sử dụng cách tính ngày tháng theo thực tế ?

    = AMORDEGRC(2400, DATE(2008,8,19), DATE(2008,12,31), 300, 1, 15%, 1) = $776







    Hàm AMORLINC()

    Tính khấu hao tài sản trong mỗi kỳ kế toán.
    Hàm này được dùng để sử dụng trong các hệ thống kế toán kiểu Pháp: Nếu một tài sản được mua vào giữa kỳ kế toán, sự khấu hao chia theo tỷ lệ sẽ được ghi vào tài khoản.

    Hàm này tương tự như hàm AMORDEGRC(), chỉ khác là hệ số khấu hao áp dụng trong phép tính không phụ thuộc vào thời hạn sử dụng của tài sản.


    Cú pháp: = AMORDEGRC(cost, date_purchased, first_period, salvage, period, rate, basis)



    Cost : Giá trị của tài sản (khi mua vào)

    Date_purchased : Ngày mua tài sản.

    First_period : Ngày cuối cùng của kỳ kế toán thứ nhất

    Salvage : Giá trị thu hồi được của tài sản vào cuối hạn sử dụng.

    Period : Kỳ kế toán muốn tính khấu hao.

    Rate : Tỷ lệ khấu hao của tài sản.

    Basis : Là cơ sở dùng để đếm ngày (nếu bỏ qua, mặc định là 0)

    = 0 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Bắc Mỹ)
    = 1 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Số ngày thực tế của mỗi năm
    = 2 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 360 ngày
    = 3 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 365 ngày
    = 4 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Châu Âu)


    Lưu ý:

    Nên dùng hàm DATE(year, month, day) khi nhập các giá trị ngày tháng.

    Ví dụ:

    Tính số tiền khấu hao trong kỳ đầu tiên của một tài sản có giá trị khi mua vào ngày 19/8/2008 là $2,400, biết rằng ngày cuối cùng của kỳ kế toán thứ nhất là 31/12/2008, giá trị thu hồi được của sản phẩm khi hết hạn sử dụng là $300, sử dụng cách tính ngày tháng theo thực tế ?

    = AMORLINC(2400, DATE(2008,8,19), DATE(2008,12,31), 300, 1, 15%, 1) = $360







    Hàm COUPDAYBS()

    Tính số ngày kể từ ngày đầu kỳ trả lãi đến ngày kết toán của một chứng khoán.



    Cú pháp: = COUPDAYBS(settlement, maturity, frequency, basis)



    Settlement : Ngày kết toán chứng khoán, là một ngày sau ngày phát hành chứng khoán, khi chứng khoán được giao dịch với người mua.

    Maturity : Ngày đáo hạn chứng khoán, là ngày chứng khoán hết hiệu lực.

    Frequency : Số lần trả lãi hằng năm. Nếu trả mỗi năm một lần: frequency = 1; trả mỗi năm hai lần: frequency = 2; trả mỗi năm bốn lần: frequency = 4.

    Basis : Là cơ sở dùng để đếm ngày (nếu bỏ qua, mặc định là 0)

    = 0 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Bắc Mỹ)
    = 1 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Số ngày thực tế của mỗi năm
    = 2 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 360 ngày
    = 3 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 365 ngày
    = 4 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Châu Âu)


    Lưu ý:

    Nên dùng hàm DATE(year, month, day) khi nhập các giá trị ngày tháng.

    Settlement là ngày mà chứng khoán được bán ra, maturity là ngày chứng khoán hết hạn. Ví dụ, giả sử có một trái phiếu có thời hạn 30 năm được phát hành ngày 1/1/2008, và nó có người mua vào 6 tháng sau. Vậy, ngày phát hành (issue date) trái phiếu sẽ là 1/1/2008, Settlement là ngày 1/7/2008, và Maturity là ngày 1/1/2038, 30 năm sau ngày phát hành.

    Tất cả các tham số sẽ được cắt bỏ phần lẻ nếu chúng không phải là số nguyên

    Nếu settlement và maturity không là những ngày hợp lệ, COUPDAYBS() sẽ trả về giá trị lỗi #VALUE!

    Nếu frequency không phải là 1, 2 hay 4, COUPDAYBS() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!

    Nếu basis < 0 hay basis > 4, COUPDAYBS() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!

    Nếu settlement ≥ maturity, COUPDAYBS() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!


    Ví dụ:

    Tính số ngày kể từ ngày đầu kỳ trả lãi đến ngày kết toán của chứng khoán có ngày kết toán là 25/1/2007 và ngày đáo hạn là 15/11/2008, trả lãi 6 tháng 1 lần, với cơ sở để tính ngày là bình thường (theo thực tế ngày tháng năm)

    = COUPDAYBS(DATE(2007,1,25), DATE(2008,11,15), 2, 1) = 71 (ngày)







    Hàm COUPDAYS()

    Tính số ngày trong kỳ lãi (bao gồm cả ngày kết toán) của một chứng khoán.



    Cú pháp: = COUPDAYS(settlement, maturity, frequency, basis)



    Settlement : Ngày kết toán chứng khoán, là một ngày sau ngày phát hành chứng khoán, khi chứng khoán được giao dịch với người mua.

    Maturity : Ngày đáo hạn chứng khoán, là ngày chứng khoán hết hiệu lực.

    Frequency : Số lần trả lãi hằng năm. Nếu trả mỗi năm một lần: frequency = 1; trả mỗi năm hai lần: frequency = 2; trả mỗi năm bốn lần: frequency = 4.

    Basis : Là cơ sở dùng để đếm ngày (nếu bỏ qua, mặc định là 0)

    = 0 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Bắc Mỹ)
    = 1 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Số ngày thực tế của mỗi năm
    = 2 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 360 ngày
    = 3 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 365 ngày
    = 4 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Châu Âu)


    Lưu ý:

    Nên dùng hàm DATE(year, month, day) khi nhập các giá trị ngày tháng.

    Settlement là ngày mà chứng khoán được bán ra, maturity là ngày chứng khoán hết hạn. Ví dụ, giả sử có một trái phiếu có thời hạn 30 năm được phát hành ngày 1/1/2008, và nó có người mua vào 6 tháng sau. Vậy, ngày phát hành (issue date) trái phiếu sẽ là 1/1/2008, Settlement là ngày 1/7/2008, và Maturity là ngày 1/1/2038, 30 năm sau ngày phát hành.

    Tất cả các tham số sẽ được cắt bỏ phần lẻ nếu chúng không phải là số nguyên

    Nếu settlement và maturity không là những ngày hợp lệ, COUPDAYS() sẽ trả về giá trị lỗi #VALUE!

    Nếu frequency không phải là 1, 2 hay 4, COUPDAYS() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!

    Nếu basis < 0 hay basis > 4, COUPDAYS() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!

    Nếu settlement ≥ maturity, COUPDAYS() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!

    Ví dụ:

    Tính số ngày trong kỳ trả lãi (bao gồm cả ngày kết toán) của chứng khoán có ngày kết toán là 25/1/2007 và ngày đáo hạn là 15/11/2008, trả lãi 6 tháng 1 lần, với cơ sở để tính ngày là bình thường (theo thực tế ngày tháng năm)

    = COUPDAYS(DATE(2007,1,25), DATE(2008,11,15), 2, 1) = 181 (ngày)







    Hàm COUPDAYSNC()

    Tính số ngày kể từ ngày kết toán đến ngày tính lãi kế tiếp của một chứng khoán.



    Cú pháp: = COUPDAYSNC(settlement, maturity, frequency, basis)



    Settlement : Ngày kết toán chứng khoán, là một ngày sau ngày phát hành chứng khoán, khi chứng khoán được giao dịch với người mua.

    Maturity : Ngày đáo hạn chứng khoán, là ngày chứng khoán hết hiệu lực.

    Frequency : Số lần trả lãi hằng năm. Nếu trả mỗi năm một lần: frequency = 1; trả mỗi năm hai lần: frequency = 2; trả mỗi năm bốn lần: frequency = 4.

    Basis : Là cơ sở dùng để đếm ngày (nếu bỏ qua, mặc định là 0)

    = 0 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Bắc Mỹ)
    = 1 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Số ngày thực tế của mỗi năm
    = 2 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 360 ngày
    = 3 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 365 ngày
    = 4 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Châu Âu)


    Lưu ý:

    Nên dùng hàm DATE(year, month, day) khi nhập các giá trị ngày tháng.

    Settlement là ngày mà chứng khoán được bán ra, maturity là ngày chứng khoán hết hạn. Ví dụ, giả sử có một trái phiếu có thời hạn 30 năm được phát hành ngày 1/1/2008, và nó có người mua vào 6 tháng sau. Vậy, ngày phát hành (issue date) trái phiếu sẽ là 1/1/2008, Settlement là ngày 1/7/2008, và Maturity là ngày 1/1/2038, 30 năm sau ngày phát hành.

    Tất cả các tham số sẽ được cắt bỏ phần lẻ nếu chúng không phải là số nguyên

    Nếu settlement và maturity không là những ngày hợp lệ, COUPDAYSNC() sẽ trả về giá trị lỗi #VALUE!

    Nếu frequency không phải là 1, 2 hay 4, COUPDAYSNC() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!

    Nếu basis < 0 hay basis > 4, COUPDAYSNC() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!

    Nếu settlement ≥ maturity, COUPDAYSNC() sẽ trả về giá trị lỗi #NUM!

    Ví dụ:

    Tính số ngày kể từ ngày kết toán đến ngày trả lãi kế tiếp của chứng khoán có ngày kết toán là 25/1/2007 và ngày đáo hạn là 15/11/2008, trả lãi 6 tháng 1 lần, với cơ sở để tính ngày là bình thường (theo thực tế ngày tháng năm)

    = COUPDAYSNC(DATE(2007,1,25), DATE(2008,11,15), 2, 1) = 110 (ngày)

  9. #9
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    9
    Ðề: các hàm tài chính trong Excel

    woa excel nhìu công dụng thế này cơ ah`
    phải về tìm hiểu thôi

  10. #10
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    72
    Ðề: các hàm tài chính trong Excel

    cách tốt nhất
    1, đi mua sách viết về các hàm tài chính trên excel
    2, tìm trên google và down về xem rùi thực hành luôn, trong nhà trường ít dạy mấy cái đó lắm, chủ yếu là mình tự tìm hiểu thôi ko thì chẳng bít gì cả đâu

 

 
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •