Chào mừng đến với Diễn đàn Dân Kế Toán - Kế toán tổng hợp thực tế.
Trang 1 của 4 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 33
  1. #1
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0

    Học tiếng Anh: Dễ hay khó?!

    Học tiếng Anh: quá dễ?!

    Ở mục Kinh nghiệm dân kế toán đã có chủ đề Kinh nghiệm học ngoại ngữ. Tui chỉ biết chút đỉnh về Anh văn (AV) trong bể ngoại ngữ mênh mông, nên mạn phép tạo chủ đề mới để chia sẻ đôi điều...

    Ngoài ra, chủ đề này chủ yếu đề cập đến kinh nghiệm chứ không phải English, Mod vui lòng đừng di dời sang mục EEE mà tội nghiệp!

    Điều đầu tiên tui muốn nói với các bác rằng, những kinh nghiệm dưới đây đều là những đúc kết mang tính cá nhân, chúng có thể hữu ý với người này nhưng vô tình với người khác. Sở dĩ tui dám bạo miệng gọi là kinh nghiệm vì tui đã may mắn sở hữu vài chứng chỉ AV nội địa và nhập khẩu, có thể giao tiếp tương đối với dân nói tiếng Anh đến từ Tây Tàu Mỹ Úc, và có thể sử dụng thành thục ngoại ngữ này trong lĩnh vực kế toán. Đừng vội nghĩ rằng tôi khoe khoang (ậc, có khoang đâu mà khoe), các bác có lẽ cũng đồng ý rằng kinh nghiệm chỉ có thể đến từ những người đã từng dám thử, cho dù là thành công hay thất bại.

    Thứ hai, không ai tự nhiên sinh ra là biết ngoại ngữ. Trên thế giới từng ghi nhận một vài người sau một đêm ngủ dậy là có thể nói tiếng Ả Rập hay Hàn Quốc. Những trường hợp đó có lẽ dùng để minh họa cho câu nói "không có gì là không thể" thì hợp lý hơn là dùng như một ví dụ cho việc học AV.

    Hẳn các bác cũng đồng ý là với tiếng Việt - ngôn ngữ mẹ đẻ kèm đầy đủ các điều kiện tốt nhất để học - nhiều người đến khi trưởng thành, đi làm, sinh con... vẫn học chưa xong: viết sai chính tả, nói năng lọng cọng, văn phong luộm thuộm, câu chữ tối nghĩa... Viện dẫn những điều đó để thấy rằng: để học một ngoại ngữ - ở đây là AV - không hề dễ, và chẳng có gì xấu hổ để cả thế giới biết rằng: tui đang học AV!

    A ha, chắc bác đang cười tui lo bò trắng răng. Làm gì có chuyện xấu với hổ khi nói rằng "tui đang học AV"!? Thiếu gì người nói câu đó mỗi ngày để trốn phụ huynh đi chơi, trốn vợ đi nhậu, trốn sếp đi đánh tennis... kèm theo phụ cấp. Vấn đề ở đây là yếu tố tâm lý: ngại khó, ngại đọc, ngại nói, ngại tiếp xúc trao đổi, ngại "khoe dốt" :banghead:, ngại đám trẻ, ngại mấy ông giáo bà giáo, ngại đường sá xa xôi, ... Cho nên mới nói, muốn giỏi AV (hay ngoại ngữ gì đi nữa) thì nguyên tắc số 1 là: tui muốn học, và đang học AV!


    Các bác đã vào đọc chủ đề này có lẽ quan tâm ít nhiều đến AV. Vậy trong vài ngày tới vui lòng dành đôi ba phút "nghiệm" coi mình có thực sự muốn thử món khó nhai này hay không. Nếu không, quên nó đi, vài chục triệu người VN không cần AV vẫn sống (quá) tốt. Nếu có, quay lại chủ đề này với tui và chúng ta cùng bàn tiếp!


    Hẹn nguyên tắc số 2!

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Học tiếng Anh: Dễ hay khó?!

    Ngôn ngữ thuộc về năng khiếu. Năng khiếu này có thể ảnh hưởng đến việc học AV giỏi hay dở, dễ hay khó, nhưng cho dù có khả năng bẩm sinh trời phú mà không chịu học, không thích học thì có cưỡng cầu cũng bó tay.

    Cho nên mới nói, muốn giỏi AV phải muốn học. Ngạn ngữ có câu: Khi muốn, bạn tìm ra phương tiện; khi không muốn, bạn tìm được lý do!

    Nguyên tắc thứ hai là mục tiêu phải rõ ràng. Cái này quan trọng. Học AV để lấy bằng cấp, chứng chỉ này nọ: khác. Học AV để nghe nhạc, xem phim nước ngoài: khác. Học AV để giao tiếp, để đi làm mướn cho ngoại quốc ở xứ ta, xứ người: khác. Và còn nhiều nhiều nữa. Xác định mục tiêu (nhỏ) học AV thế nào để phục vụ cho mục tiêu (lớn) nghề nghiệp / cuộc sống, sao cho phù hợp với sở thích và không vượt quá khả năng bản thân là một yêu cầu nghiêm túc mà người đang (hoặc sẽ) học cần chú ý.

    Nhiều người dành nhiều thời gian & công sức để cày cuốc sách vở, cúng bái tứ phương hay ỉ ôi than vãn... mà không chịu dừng vài phút để tự hỏi mình đang thực sự muốn đi về đâu. Rồi trách mình giận đời sao đi hoài không thấy tới :banghead:

    Bạn muốn học AV? Bạn biết chính xác mình cần gì? Để giỏi Anh ngữ, phần còn lại chỉ là chuyện nhỏ!

  3. #3
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Học tiếng Anh: Dễ hay khó?!

    em cũng học nghanh kế toán như anh ,nhưng em yếu tiếng anh lắm .
    để học tiếng anh giỏi em nên học loại nào hả anh
    em sắp tốt nghiệp rồi
    cảm ơn anh bài viết ở trên
    vongthienso@yahoo.com

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Học tiếng Anh: Dễ hay khó?!

    Cảm ơn vongthienso đã quan tâm và đặt câu hỏi. Bạn muốn giỏi AV thì chắc rồi, nhưng chưa biết bạn thích mình giỏi AV cụ thể ra sao? Trong lĩnh vực gì?

    Nói đi nói lại, muốn học và thích học vẫn là điều kiện cần thiết (và quan trọng nhất) để giỏi AV. Tiếp theo, muốn giỏi như thế nào? Trả lời xong, chuyện học (và giỏi) AV sẽ đến một cách tự nhiên, effortlessly. Bạn sẽ thấy, không ngoa chút nào đâu!

    Trong đa số các trường hợp, đặc biệt là dân kế toán, học AV chủ yếu để đáp ứng các nhu cầu về giao tiếp và phục vụ cho công việc. Để giỏi AV về mảng này, bạn cần nhớ nguyên tắc số 3: "Anh ngữ cũng là một thói quen".


    Vậy đó, khi đã là thói quen thì mọi chuyện sẽ diễn ra tự nhiên, đúng không?! Muốn như vậy:


    * Ai đó cười bạn nói chưa đúng, viết chưa chuẩn: hát hay không bằng hay hát, một ngày nào đó bạn sẽ giỏi hơn khi đã quen nói, quen viết

    * Ai đó chê bạn vì xài Anh - Việt lẫn lộn (kiểu nửa nạc nửa mỡ): bạn nên biết lúc nào nên kiêng mỡ (ví dụ khi đàm đạo với nhạc gia tương lai), còn lại hãy cố gắng thêm mỡ càng nhiều càng tốt :thumbup:. Khi đã quen rồi, bạn sẽ thấy AV của bạn trơn như thế nào

    * Ai đó khuyên bạn nên học thuộc xx từ mới (hay yy trang từ điển) mỗi ngày: trừ phi bạn muốn chuyện "học từ vựng" thành một thói quen, không nên tự ép mỡ mình như vậy. Nên dành thời gian để sử dụng tiếng Anh trong tình huống cụ thể: nghe một bài hát Anh ngữ; chit chat vài câu tiếng Anh với bạn bè; viết thư, làm thơ in English cho người ấy... bạn sẽ cần tự điển, hẳn rồi, song chí ít những thực hành này cũng mang lại nhiều thú vị hơn là đối diện với những con chữ khô khan đúng không bạn?!


    Tạm thời như thế đã. Những bài sau bạn sẽ thấy, AV thực sự dễ hơn bạn tưởng rất rất rất nhiều.


    Happy learning !!!

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Học tiếng Anh: Dễ hay khó?!

    Bài viết quá được. Hoanh nghênh bác tuinethaykhong. Nick dài quá khó gọi hehe
    Bác làm thêm vài bài trọng tâm nhé. Cám ơn bác trước

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    23
    Ðề: Học tiếng Anh: Dễ hay khó?!

    Cảm ơn anh tuinethayko neck của anh tuy dài nhưng dễ hiểu ko như baocong nói

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Học tiếng Anh: Dễ hay khó?!

    @TNTK: Văn phong tiếng việt lôi cuốn. Có thể đọc mà chưa chán:thumbup: Chờ những bài kế tiếp......

  8. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Học tiếng Anh: Dễ hay khó?!

    còn mình sao minh ghét học tiếng anh thế không biết, minh đã đi học rất nhiều nhưng học đâu quên đấy, chán

  9. #9
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Học tiếng Anh: Dễ hay khó?!




    Trích dẫn Gửi bởi girlvd
    hihi hay lắm ! nhớ pót típ cho mọi nguời xem nữa nhá a
    Lang thang trên mạng lượm được bài này.
    Đọc tới đọc lui thấy nó nói mà cũng như không.
    Đọc đoạn dưới đây bạn sẽ thấy mình cũng làm y như thế vậy mà sao vẫn không học được AV?


    10 lời khuyên hữu ích để nói và viết tiếng Anh

    “Học tiếng Anh cũng giống như tập đi xe đạp, ít ai có thể đi xe đap thành thạo khi chưa ngã vài lần”. Sau những lần vấp váp đó, Matt Purland đã rút ra một vài lời khuyên có thể sẽ hữu ích cho bạn trong việc học tiếng, nhất là hai kỹ năng nói và viết.

    1- Luôn luôn kiểm tra bài của mình. Hãy kiểm tra lại ngay cả khi bạn nghĩ bài làm của mình đã hoàn thiện. Sử dụng từ điển để kiểm tra lại những từ mà bạn chưa chắc chắn.


    2- Đến lớp và làm bài tập thường xuyên. Bạn có thể đề nghị giáo viên ra thêm bài tập vào cuối tuần hoặc tự trang bị cho mình những quyển sách có các các dạng bài tập phù hợp với chương trình học. Trên lớp hãy hỏi ngay thầy cô nếu bạn có vấn đề gì còn vướng mắc. Ngoài giờ học, bạn có thể thảo luận bằng tiếng Anh với bạn bè về các chủ điểm đơn giản, hoặc các phương pháp để học tốt hơn.


    3- Trong khi viết tiếng Anh: Hãy thực hiện đúng theo yêu cầu của đề bài. Việc này sẽ không mấy khó khăn nếu bạn đọc kỹ câu hỏi. Có thể đề bài sẽ yêu cầu bạn điền từ; khoanh tròn phương án trả lời đúng trong các phương án a, b, c, d cho trước hay viết về gia đình bạn. Điều quan trọng là bạn hiểu đề bài muốn bạn làm gì và làm như thế nào.


    4- Dành thời gian hợp lý cho việc học từ vựng. Bạn cần biết ý nghĩa cũng như cách viết của các từ chỉ ngày tháng, thức ăn, quần áo... Bạn có thể học từ vựng theo chủ điểm. Nếu chuẩn bị kỹ ở nhà thì khi đến lớp bạn sẽ thấy mọi việc trở nên dễ dàng hơn.


    5- Phác thảo ý chính trước khi đặt bút viết một bài luận. Hãy suy nghĩ về những gì bạn muốn diễn đạt trong bài viết và vạch ra những ý chính. Bạn có thể bắt đầu với một đoạn giới thiệu ngắn, rồi sau đó viết đoạn cho từng ý. Đoạn cuối phải tóm lại được ý chính của bài văn. Độ dài mỗi đoạn văn khoảng 4-5 câu là vừa phải.


    6- Dành thời gian học các động từ cơ bản - động từ có quy tắc và bất quy tắc. Đặc biệt là 4 động từ bất quy tắc quan trọng “to be”, “to go”, “to have”, “to do”. Học các thì khác nhau của động từ: thì hiện tại/quá khứ đơn, thì hiện tại/quá khứ tiếp diễn, và thì hiện tại/quá khứ hoàn thành... Học kỹ quá khứ phân từ của những động từ bất quy tắc quan trọng như have/had, do/done. Như vậy bạn có thể thoải mái diễn tả những hoạt động hay câu chuyện nào đó về bản thân mà không lo bị bí từ.


    7- Đọc sách báo, tạp chí viết bằng tiếng Anh. Đừng bỏ qua những ký hiệu và biển báo hay những mấu quảng cáo nho nhỏ bằng tiếng Anh. Viết lại những từ và cụm từ mà bạn chưa hiểu để tra từ điển. Nên có một cuốn sổ tay để ghi chép lại và đọc lại thường xuyên. Vốn từ của bạn sẽ được tích luỹ dần dần giống như tiền tiết kiệm trong ngân hàng vậy.


    8- Xem những kênh truyền hình bằng tiếng Anh. Kết hợp nghe và đọc phụ đề và chú ý các cấu trúc hay. Nếu có thể, hãy thu lại chương trình và khi xem lại có thể tạm ngừng những đoạn quá nhanh với bạn. Sử dụng Internet để tìm thông tin bạn quan tâm bằng tiếng Anh. Không những thể bạn có thể vào những website để chơi các trò chơi bằng tiếng Anh như trắc nghiệm giới từ, ô chữ...


    9- Thường xuyên thực hành. Nếu bạn muốn nhớ những gì đã học, hãy sử dụng chúng hàng ngày. Luyện tập nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Anh. Nếu có thể hãy gia nhập một câu lạc bộ, hoặc làm tình nguyện viên để có thể giao tiếp với người bản xứ.


    10- Đừng từ bỏ! Nhiều khi bạn sẽ cảm thấy mình học nhưng không vào. Hãy kiên nhẫn bởi ai cũng thấy việc học không hề dễ dàng nhưng chỉ những người kiên trì theo đuổi tới cùng mới có cơ hội tận hưởng những thành quả ngọt ngào của việc học mà thôi.


    Theo Đồng Giang

    Global Education

  10. #10
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Học tiếng Anh: Dễ hay khó?!

    :amazed:

    Cảm ơn các bác Baocông, suynghidi, girlvd... đã động viên người viết!




    Trích dẫn Gửi bởi saobang86207
    còn mình sao minh ghét học tiếng anh thế không biết, minh đã đi học rất nhiều nhưng học đâu quên đấy, chán
    Có một điều tui muốn khẳng định với saobang86207 và các bác khác, đó là đa số trong chúng ta chẳng ai khoái học cả, không riêng gì tiếng Anh mà 1001 thứ khác cũng vậy. Có xài liền là sướng nhất, kế đến là xin, mượn, mua... còn học hả, chẳng qua vì không còn lựa chọn nào khác mà thôi :doubt:

    Để không ghét chuyện học AV, bạn phải tự động viên mình bằng kết quả mà nó (có thể) sẽ mang lại: giành được cơ hội thăng tiến, beautify hồ sơ cá nhân, hát mùi mẫn câu "love you more than I can say" khi karaoke cùng người ấy... Bài trước tui có viết "Xác định mục tiêu (nhỏ) học AV thế nào để phục vụ cho mục tiêu (lớn) nghề nghiệp / cuộc sống..." cũng không ngoài ý nghĩa này.

    @muontennguoi cảm ơn bác đã bổ sung "10 lời khuyên hữu ích để nói và viết tiếng Anh", tui xin mạo muội nhận xét về bài viết này như sau:

    * Nếu bác để ý kỹ, 10 lời khuyên này có thể áp dụng cho tất cả các môn học, chứ không riêng gì AV. Ví dụ, ta có thể khuyên 1 tân sinh viên Kế toán như sau (ghi chú: nghề Kế toán is not recommended):
    1. Luôn luôn kiểm tra bài của mình
    2. Đến lớp và làm bài tập thường xuyên
    3. Hãy thực hiện đúng theo yêu cầu của đề bài
    4. Dành thời gian hợp lý cho việc đọc thông tư, nghị định
    5. Phác thảo ý chính trước khi đặt bút viết một bài phân tích BCTC
    6. Dành thời gian học các nguyên tắc kế toán cơ bản
    7. Đọc sách báo, tạp chí chuyên ngành Kế toán
    8. Xem những kênh truyền hình về tài chính, kinh tế
    9. Thường xuyên thực hành
    10. Đừng từ bỏ :banghead:

    Hợp lý quá đúng không bác?! Vì những lời khuyên này quá chung chung nên thành ra vô thưởng vô phạt, hiệu quả mang lại theo kiểu hên xui thì cũng không có gì bất ngờ cho lắm.

    * Trong số những lời khuyên kia tui ủng hộ mục số 9: Exercise. Riêng ý này đã bao hàm cả 8 ý trước đó... Còn câu cuối, một khi các bác đã xác định mục tiêu (vì sao phải học AV) rồi, e rằng lúc đó kêu các bác từ bỏ cũng hơi khó :sure: !!

    Quay trở lại chủ đề chính: Học AV quá dễ nếu ta đồng ý với các nguyên tắc sau:

    Một: muốn cái gì đó nên muốn học AV. Muốn đủ mạnh bạn sẽ thấy thích ngay mà.
    Hai: biết mình cần cụ thể thứ gì trong thực đơn AV 9 món.
    Ba: luôn nhớ, ngôn ngữ cũng là một thói quen.

    Nếu đến đây mà tui vẫn chưa thuyết phục các bác được rằng học AV quá dễ, thì có lẽ bởi vì tui còn sót một điều-kiện-cần quan trọng chưa thổ lộ cùng các bác: đó là rào cản về tâm lý. Người ta nói, tự tin là đã chắc thắng 50%. Để minh họa rằng rào cản tâm lý ghê gớm như thế nào, các bác cùng làm một "bài tập" nho nhỏ này nhé:

    Đầu tiên, chuẩn bị một cái muỗng cà phê (hoặc thìa canh, hoặc muôi, vá đều được). Tìm một chỗ ngồi thoải mái, kín đáo chút càng tốt.

    Tiếp theo, nghĩ về một thứ đồ uống ưa thích của các bác: cà phê sữa, sôcôla nóng, chè ba màu, dâu dầm yaourt, nước mía siêu sạch, bia tươi mát lạnh... chà chà, nuốt nước bọt cái ực thôi cũng thấy ngon, đúng không ạ?!

    Sau đó, ta lại nghĩ về một món khoái khẩu nào đó, có thể là bò bía gỏi cuốn, đùi gà chiên giòn, ốc len xào dừa, phở gầu tái nạm, cá lóc nướng cuốn bánh tráng, cờ tây kẹp lá mơ húng quế chấm mắm tôm... Tuyệt! Ực cái nữa chứ ạ?!

    Bây giờ nghĩ về chuyện này: các bác thấy sao nếu trước khi "ực", ta dùng cái muỗng cà phê, cho hết cái sắp-sửa-ực vào muỗng... rồi mới ực??? :dribble:

    Kinh khủng không? Cũng là một "chủ thể", lúc thì thơm tho ngọt ngào khi lại "cực kỳ mất vệ sinh" (tui đoán thế nào cũng có bác comment như vậy). Chẳng có gì khác biệt ở đây ngoài vấn đề về tâm lý!!!


    Như vậy, tui đã giới thiệu với các bác 3 nguyên tắc cơ bản để học giỏi AV, và mô tả cho các bác hiểu một cách đơn giản về rào cản tâm lý. Phần lý thuyết chỉ có thế. Nếu lý thuyết nhiều hơn nữa, thì tui đã không dám cam đoan rằng học AV quá dễ. Hy vọng rằng tới đây, các bác đều nhìn nhận: học AV không khó và sẵn sàng go ahead

    Hôm nay tạm thế đã, bài tới ta sẽ thực hành!

    Happy learning!

 

 
Trang 1 của 4 123 ... CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •