Chào mừng đến với Diễn đàn Dân Kế Toán - Kế toán tổng hợp thực tế.
Trang 23 của 124 Đầu tiênĐầu tiên ... 1321222324253373123 ... CuốiCuối
Kết quả 221 đến 230 của 1239
  1. #221
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Cựu binh dân kế toán

    Nhằm trợ giúp một phần cho các bạn thành viên chưa từng một ngày sống và làm việc trong môi trường quân ngũ tiện theo dõi và hiểu trọn vện ý nghĩa những bài viết của các cưu binh danketoan
    BAO mạn phép giải thích lại vài thuật ngữ quân sự mà các cựu binh hay dùng trong bài viết của mình

    BAO diễn giải từ thấp lên cao nhé
    • Tiểu đội kí hiệu : a
    • Trung đội kí hiệu : b
    • Đại đội kí hiệu : c
    • Tiểu đoàn kí hiệu : d
    • Trung đoàn kí hiệu : e
    • Sư đoàn kí hiệu : f
    • Quân đoàn : tương đương quân khu
    • Tập đoàn quân
    Tiểu đội có 3 cấp cơ bản là 7, 9 và 12 người. Phổ biến nhất là 9 người chia thành 3 tổ chiến đấu.
    Một tổ chiến đấu gồm 3 người, thường được gọi là tổ "tam tam"
    Cứ 3 tổ tam tam thì hợp thành một tiểu đội
    3 tiểu đội hợp thành một trung đội
    3 trung đội hợp thành một tiểu đoàn
    3 tiểu đoàn hợp thành một trung đoàn
    3 trung đoàn hợp thành một sư đoàn

    (Số quân sẽ được biên chế theo đặc thù của đơn vị chiến đấu. Trung đoàn tăng thiết giáp sẽ có số quân khác với trung đoàn pháo binh hay bộ binh)

    Quân đoàn là cấp cao nhất trong biên chế QĐNDVN. Tổ chức gồm 3-5 sư đoàn bộ binh, các sư đoàn hoặc lữ đoàn, trung đoàn tăng thiết giáp, pháo binh, phòng không, đặc công, công binh... Quân số từ 30.000-50.000 người.

    Về cấp bậc:
    • Binh nhì
    • Binh nhất

    • Hạ sĩ
    • Trung sĩ
    • Thượng sĩ

    • Thiếu úy
    • Trung úy
    • Thượng úy
    • Đại úy

    • Thiếu tá
    • Trung tá
    • Thượng tá
    • Đại tá

    • Chuẩn tướng
    • Thiếu tướng
    • Trung tướng
    • Thượng tướng
    • Đại tướng
    (Cấp bậc trong quân đội NDVN chưa có hàm nguyên soái, thống chế.)
    Vài diễn giải nếu chưa chuẩn xác xin các đồng chí trong hội cựu chiến binh chỉnh xửa dùm.
    Cám ơn

  2. #222
    Ngày tham gia
    May 2016
    Bài viết
    9
    Ðề: Cựu binh dân kế toán




    Trích dẫn Gửi bởi Baocông
    Nhằm trợ giúp một phần cho các bạn thành viên chưa từng một ngày sống và làm việc trong môi trường quân ngũ tiện theo dõi và hiểu trọn vện ý nghĩa những bài viết của các cưu binh danketoan
    BAO mạn phép giải thích lại vài thuật ngữ quân sự mà các cựu binh hay dùng trong bài viết của mình

    BAO diễn giải từ thấp lên cao nhé
    • Tiểu đội kí hiệu : a
    • Trung đội kí hiệu : b
    • Đại đội kí hiệu : c
    • Tiểu đoàn kí hiệu : d
    • Trung đoàn kí hiệu : e
    • Sư đoàn kí hiệu : f
    • Quân đoàn : tương đương quân khu
    • Tập đoàn quân
    Tiểu đội có 3 cấp cơ bản là 7, 9 và 12 người. Phổ biến nhất là 9 người chia thành 3 tổ chiến đấu.
    Một tổ chiến đấu gồm 3 người, thường được gọi là tổ "tam tam"
    Cứ 3 tổ tam tam thì hợp thành một tiểu đội
    3 tiểu đội hợp thành một trung đội
    3 trung đội hợp thành một tiểu đoàn
    3 tiểu đoàn hợp thành một trung đoàn
    3 trung đoàn hợp thành một sư đoàn

    (Số quân sẽ được biên chế theo đặc thù của đơn vị chiến đấu. Trung đoàn tăng thiết giáp sẽ có số quân khác với trung đoàn pháo binh hay bộ binh)

    Quân đoàn là cấp cao nhất trong biên chế QĐNDVN. Tổ chức gồm 3-5 sư đoàn bộ binh, các sư đoàn hoặc lữ đoàn, trung đoàn tăng thiết giáp, pháo binh, phòng không, đặc công, công binh... Quân số từ 30.000-50.000 người.

    Về cấp bậc:
    • Binh nhì
    • Binh nhất

    • Hạ sĩ
    • Trung sĩ
    • Thượng sĩ

    • Thiếu úy
    • Trung úy
    • Thượng úy
    • Đại úy

    • Thiếu tá
    • Trung tá
    • Thượng tá
    • Đại tá

    • Chuẩn tướng
    • Thiếu tướng
    • Trung tướng
    • Thượng tướng
    • Đại tướng
    (Cấp bậc trong quân đội NDVN chưa có hàm nguyên soái, thống chế.)
    Vài diễn giải nếu chưa chuẩn xác xin các đồng chí trong hội cựu chiến binh chỉnh xửa dùm.
    Cám ơn
    Pác ơi hình như cái quân hàm đeo trên vai
    Cấp uý là 1 gạch
    Cấp tá 2 gạch
    1 sao thiếu
    2 sao trung
    3 sao thượng
    4 sao đại
    Hình như hồi trc e đeo quân hàm cấp tướng thì phải "Chuẩn tướng" vì ko có sao và cũng ko có gạch".Cấp tướng ko có gạch mừ

  3. #223
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Cựu binh dân kế toán




    Trích dẫn Gửi bởi kethahuong
    Pác ơi hình như cái quân hàm đeo trên vai
    Cấp uý là 1 gạch
    Cấp tá 2 gạch
    1 sao thiếu
    2 sao trung
    3 sao thượng
    4 sao đại
    Hình như hồi trc e đeo quân hàm cấp tướng thì phải "Chuẩn tướng" vì ko có sao và cũng ko có gạch".Cấp tướng ko có gạch mừ
    Cấp tướng không có gạch, nhưng có viền vàng xung quanh quân hàm....
    -----------------------------------------------------------------------------------------
    Câu chuyện về sự hồi sinh....


    Ngày 7/1, hòa với không khí xuân mới, hơn 40.000 người dân Campuchia đã có mặt tại sân vận động Olympic ở thủ đô Phnom Penh để dự mít tinh, diễu hành chào mừng Ngày chiến thắng chế độ diệt chủng Pol Pot. Hình ảnh đau thương, tang tóc của 30 năm về trước đã lùi về quá khứ, nhường lại cho những bước tiến dài của cả dân tộc Campuchia trong thời kỳ mới.

    Từ hơn một tuần nay, người dân Campuchia đã náo nức chào đón ngày 7/1, Ngày kỷ niệm 30 năm chiến thắng chế độ diệt chủng Pol Pot tàn ác, ngày mà Campuchia chính thức được giải phóng; mở ra một trang sử mới độc lập, hòa bình, tự do, dân chủ và vững bước tiến lên theo con đường đã chọn.

    Tham dự lễ kỷ niệm được tổ chức tại thủ đô Phnom Penh, Thủ tướng Hun Sen và các thành viên cao cấp trong đảng Nhân dân Campuchia (CPP) một lần nữa nhận được những tràng vỗ tay nồng nhiệt, những cái nhìn trìu mến và sự ủng hộ hết lòng của dân chúng. Cờ hoa, tiếng hát, nụ cười nở rộ khắp nơi trên đất Campuchia.

    Đáng tự hào lắm chứ, từ bùn đen của tội ác diệt chủng đẫm máu, người dân Campuchia đã vùng lên đấu tranh với sự giúp đỡ của quân dân Việt Nam, họ đã giành chiến thắng lịch sử ngày 7/1/1979.

    Phát biểu trước đám đông người tham dự mít tinh, Chủ tịch CPP Chea Sim nói: "Chiến thắng 7/1 đã cứu đất mẹ và người dân Campuchia, khép lại một thời kỳ đen tối trong lịch sử đất nước. Đó là kết quả của sự kết hợp tài tình giữa các nhân tố, các lực lượng trong xã hội, đặc biệt là sự kết hợp giữa hai nhân tố cơ bản, tiên quyết là tinh thần đoàn kết yêu nước của nhân dân Campuchia và sự giúp đỡ lớn lao của quân tình nguyện Việt Nam".

    Ôn lại chặng đường mà nhân dân Campuchia trải qua trong 30 năm qua để nhớ lại những khó khăn chồng chất mà nhân dân Campuchia phải khắc phục sau ngày giải phóng, các quan chức cấp cao trong Chính phủ, Hoàng gia, Đảng CPP và khách quốc tế qua đó muốn thấy rõ hơn sự hồi sinh kỳ diệu và sự phát triển mạnh mẽ của đất nước Campuchia ngày nay.

    Theo thống kê của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, trong hơn 3 năm tồn tại, chế độ Campuchia dân chủ của bè lũ Pol Pot đã gây biết bao tội ác tày trời và để lại cho nhân dân Campuchia hậu quả hết sức nặng nề. Hơn 2 triệu người đã bị chết do đói rét và bị giết hại dã man; gần 6.000 trường học, 700 bệnh viện và cơ sở y tế, gần 2.000 ngôi chùa, hơn 100 nhà thờ, thánh thất bị phá huỷ hoặc biến thành nơi giam giữ những người dân vô tội. Thậm chí ngôi đền Angkor Wat nổi tiếng cũng được Khmer Đỏ dùng làm nơi tàn sát.

    Nhà tù tàn ác nhất ở Campuchia (hay còn gọi là S-21), có diện tích 600 x 400m, gồm 4 dãy nhà chính và một số ngôi nhà xung quanh, giờ là Bảo tàng Diệt chủng Toul Sleng. Trong thời gian 1975-1979, nhà tù này đã giam giữ hơn 10.000 người, gồm nhiều quốc tịch như: Việt Nam, Lào, Thái, Ấn Độ, Pakistan, Anh, Mỹ... và phần lớn là người Campuchia.

    Bên cạnh đó, những chứng tích chiến tranh tại các nhà tù Tuôn Sleng, và các hố chôn người tập thể trên khắp đất nước còn là bằng chứng hùng hồn, là những lời tố cáo đanh thép tội ác chưa từng thấy trong lịch sử loài người mà bọn Pol Pot đã gây ra cho dân tộc Campuchia.

    30 năm sau, cũng chính tại những nơi này, nhờ có sự lãnh đạo của CPP, dân tộc và nhân dân Campuchia đã được hồi sinh, gắng mình khắc phục mọi khó khăn, trở ngại để xây dựng một tương lai mới. Gạt bỏ quá khứ thương đau, người dân Campuchia tận tâm với công việc phát triển đất nước.

    Đến nay, GDP của Campuchia đạt 8,4 tỷ USD/năm; bình quân đầu người 589 USD/năm; tỷ lệ người nghèo giảm từ 35% năm 2004 xuống còn 31% năm 2007. Chính phủ Campuchia đang phấn đấu đạt GDP bình quân đầu người 1.000USD vào năm 2015. Vị thế của Campuchia ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.

    Lúc hoạn nạn cũng như khi no ấm, người dân Campuchia không bao giờ quên tình cảm bạn bè của quân dân Việt Nam. Gắn bó keo sơn như anh em ruột thịt, hai dân tộc Việt Nam - Campuchia đã cùng nhau đi qua bao chặng đường gian khó và còn tiếp tục giúp đỡ nhau để vươn lên trong thời kỳ mới.

    Phát biểu tại lễ mít tinh được tổ chức tại Hà Nội tối 6/1, Đại sứ Campuchia tại Việt Nam Van Phal nhấn mạnh: "Nhân dân Campuchia biết ơn sâu sắc trước sự giúp đỡ to lớn của Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đối với sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước. Nếu không có sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, Campuchia sẽ không có chiến thắng ngày 7/1/1979 và cũng không có sự phát triển ngày hôm nay".

    Ngài Đại sứ mong muốn tình hữu nghị đặc biệt giữa hai nước Việt Nam - Campuchia ngày càng đơm hoa kết trái và cùng nhau đoàn kết để ngày càng phát triển tốt đẹp. Và ngày chiến thắng vĩ đại 7/1 không chỉ có ý nghĩa vô cùng quan trọng với người Campuchia mà còn là ngày quan hệ đoàn kết hữu nghị truyền thống giữa hai dân tộc anh em Việt Nam - Campuchia được khôi phục, củng cố và phát triển.

    Đúng như các vị lãnh đạo cấp cao của Campuchia đã nhiều lần phát biểu và mới đây nhất, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 4 - 5/11/2008, Thủ tướng Hunsen đã nói với đoàn Đại biểu Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia rằng: "Không có ngày 7/1/1979 thì không có đất nước Campuchia ngày nay. Ngày 7/1/1979 là ngày chiến thắng chung, ngày vui của hai dân tộc Việt Nam - Campuchia".

    Theo: Công an nhân dân

  4. #224
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Cựu binh dân kế toán

    "Vợ mình tuyệt vời lắm ! Cô ấy tin tưởng mình tuyệt đối. Quen nhau từ thuở học trò, biết mình không có tính trăng hoa, vả lại vợ mình biết chắc chắn trên đảo không có tệ nạn xã hội nên cô ấy rất an lòng...", đó là những tâm sự của thiếu úy Nguyễn Quang Sáng, ở Đồn biên phòng Phú Quý, Bình Thuận khi nói về chuyện tình của riêng mình...


    "Được nghỉ phép, tôi vào Phan Thiết và leo lên xe về quê ngay. Qua hơn 2 ngày vất vả trên đường, tôi về đến nhà lúc hơn 23 giờ đêm. Đến nơi, gia đình gồm ba, mẹ tôi ai cũng mừng, duy chỉ có vợ tôi dù biết chồng về cũng nằm im không thèm dậy. Ngay lúc ấy, quên hết nỗi mệt nhọc, tình yêu thương vợ trong tôi lại trào lên. Chắc là nàng đang tủi thân đây. Không tủi thân sao được khi một thân, một mình bụng mang, dạ chửa và sinh non mà sinh đôi cho tôi hai cô công chúa để đến khi con được 19 tháng tuổi tôi mới "vác mặt" về", thiếu tá Trần Văn Giới, Phó đồn biên phòng Phú Quý (quê ở xã Hải Trung, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) đã mở đầu câu chuyện về mình như thế. Chúng tôi tò mò: "Anh cứ đi xa như thế này mãi, thời gian đâu mà tìm hiểu và lập gia đình?". Anh Giới cười rất tươi rồi phân trần: "Lần về phép năm 1995, "vô phúc" cho cô ấy, đi đứng thế nào lại để xe đạp lao vào người tôi, thế là quen! Mỗi năm chỉ có 30 ngày phép nên tôi phải "tranh thủ". Ngày nào cũng phải "bám mục tiêu". Ban đầu gia đình nàng phản đối quyết liệt vì sợ con gái phải đằng đẵng xa chồng. Nàng thì cũng lửng lơ, lúc chịu, lúc không. Về sau, thấy tôi lỳ quá, kiên trì quá nên nàng và gia đình đã chấp nhận". Thế là, trong một kỳ nghỉ phép, cô giáo Quyên và thượng úy Giới nên vợ nên chồng. Sau hơn 10 ngày ở chung, chưa kịp quen hơi, bén tiếng thì anh Giới đã phải trả phép về đơn vị. Từ đó đến nay, cứ mỗi năm, hai người chỉ gặp nhau được 1 lần. Chiếc điện thoại là cầu nối của gia đình họ. Để tiết kiệm, hai vợ chồng quy định chỉ liên lạc với nhau vào sáng chủ nhật. Giới cho biết mỗi lần như thế, anh thích nhất khi biết hai cô công chúa của mình tranh nhau gọi cho bố. Câu cuối cùng của hai cô bao giờ cũng dọa bố: "Bố đừng hút thuốc nhiều nhé ! Coi chừng bị ung thư đấy !".


    Rảnh rỗi là Trần Văn Giới xem hình của hai cô con gái - ảnh: Tấn Tú

    Ở Đồn biên phòng Phú Quý, hầu hết cán bộ, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đều có gia đình, vợ con ở xa. Để vơi đi nỗi nhớ, họ say sưa lao vào công việc, chăm lo cho đơn vị, cho đồng đội và xem đảo như quê hương thứ 2 của mình. Năm nào, đơn vị cũng đạt đơn vị quyết thắng, được nhân dân trên đảo đặc biệt tin yêu và họ cũng nhận được sự tin yêu tuyệt đối của những người vợ khi chồng phải đi xa biền biệt. "Vợ mình tuyệt vời lắm ! Cô ấy tin tưởng mình tuyệt đối. Quen nhau từ thuở học trò, biết mình không có tính trăng hoa, với lại vợ mình biết chắc chắn trên đảo không có tệ nạn xã hội nên cô ấy rất an lòng...", thiếu úy Nguyễn Quang Sáng (quê ở Sầm Sơn, Thanh Hóa) đã nói về vợ mình như thế. Cưới nhau năm 2003, ở với vợ được 15 ngày thì Sáng lên đường ra đảo, đến khi con trai tròn 1 năm tuổi anh mới có dịp về nhìn mặt con. Tết vừa rồi là năm đầu tiên anh ăn Tết với gia đình. "Anh có ý định đưa vợ ra đảo không?", chúng tôi hỏi. Sáng nói chân tình: "Vợ mình hiện đang sống với bố mẹ nên không thể đưa đi được. Chúng mình đã xác định là mỗi năm chỉ gặp nhau một lần. Có nhớ, có thương thì cũng chấp nhận". Những lúc muốn gặp vợ con, Sáng chỉ biết gọi điện thoại. Vợ anh thì động viên chồng, còn con trai anh thì nhõng nhẽo: "Bố đi làm nhớ giữ sức khỏe và mua sữa thật nhiều cho Mèo (tên gọi ở nhà của con trai anh) uống nhé !". Còn Chu Văn Anh - trung úy Đội trưởng Đội Vận động quần chúng thì đã có những ngày tháng đáng nhớ trên đảo. Cưới vợ xong, tháng 8.2004 anh đưa vợ ra đây hưởng tuần trăng mật. Anh nói rằng trước khi cưới, vợ chồng anh đã xác định là phải sống xa nhau nhưng cũng không thể ngờ là phải xa lâu đến thế! Sau khi hưởng tuần trăng mật ở đảo, vợ anh có bầu và sinh con, nhưng cho đến nay anh vẫn chưa được thấy mặt con! Tết vừa rồi anh định đi phép nhưng công việc nhiều quá nên anh phải dằn nỗi nhớ lại. Anh tâm sự: "Tôi thương cô ấy lắm ! Tôi và đồng đội ở đây ngàn lần biết ơn những người vợ hiền. Nhờ họ mà chúng tôi yên tâm, chắc tay súng để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ...".

  5. #225
    Ngày tham gia
    Apr 2016
    Bài viết
    0
    Ðề: Cựu binh dân kế toán

    Lâu quá, không ghé thăm.....
    Không có bác nào nối tiếp nhỉ.....
    Mình thì đang trên đường về quê mẹ, chỉ còn đoạn ngắn nữa mà thôi....:votay:

  6. #226
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Cựu binh dân kế toán




    Trích dẫn Gửi bởi dongminhkh
    Lâu quá, không ghé thăm.....
    Không có bác nào nối tiếp nhỉ.....
    Mình thì đang trên đường về quê mẹ, chỉ còn đoạn ngắn nữa mà thôi....:votay:
    Bác tiếp tục đi, anh em đang chờ bác.

    Để bác đánh xong tụi Pol pot rồi anh em kể về thời bình :votay:

  7. #227
    Ngày tham gia
    Apr 2016
    Bài viết
    9
    Ðề: Cựu binh dân kế toán

    Xong rồi....:191: Chỉ còn trên đường về quê mẹ....:chay:

  8. #228
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    2
    Ðề: Cựu binh dân kế toán

    cháu chào các bác.Cháu là con gái mà tuổi còn xíu xíu thôi vì thế không có chuyện gì để kể.Cho cháo vào đây nghe các bác kể chuyện nhé.Cháu thích lắm.Bố cháu cũng là "một chú bộ đội" đó.Nhưng bó cháu mất từ hồi cháu xíu xìu xiu nữa cơ.Cháu không được nghe bố cháu kể máy chuyện này.Cán ơn các bác đã kể cho cháunghe nhé

  9. #229
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Cựu binh dân kế toán

    Hồi tối nằm ngủ, giấc mơ ngày xưa lại kéo về....Khủng khiếp!

  10. #230
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Cựu binh dân kế toán

    Những ngày cuối tháng 10, lại những chuổi dài hành quân truy quét lăn lộn trong rừng! Mệt mỏi vì đã 3 ngày ròng không gặp địch, trong khi đó, tin báo cho biết là tại đây đã xuất hiện một điểm đóng của chúng! Tại sao lại không thấy chúng???? Cả gần ba chục đứa chúng tôi há miệng ra thở theo nhịp đi rời rạc, hết nói chuyện nổi, súng đạn lách ca lách cách bên mình, lắm lúc tôi đã muốn rút bớt vài băng AK hay mấy quả M67 ra liệng bớt cho nhẹ người....Chỉ duy nhất một thứ không dám bỏ bớt, thậm chí không dám nghĩ đến, đó là cái can nước 5 lít cột chặt sau ba lô. Rừng Strungcheng dốc thoai thoải, nhưng bộ đội cứ đi giữa triền mỏi gối kinh khủng. Gai góc bập vào người xé rách hết áo quần, thằng nào thằng đó rướm máu, thây kệ, đến nơi nghỉ đã, đánh nhau xong sẽ tính!
    Đang đi, có lệnh dừng lại triển khai đội hình! MK! Gặp rồi.....Sau này mới biết mấy tay trinh sát gặp địch phía trước, cách ta khoảng gần 1km! Tất cả âm thầm chuẩn bị, súng đạn lên nòng sẵn. Tất cả lặng lẽ tiến vào miền đất chết!
    Đang âm thầm tới, bổng dưng trước mặt súng địch phát hỏa...Lộ rồi! Tôi chúi xuống gốc cây vừa tránh đạn vừa nhìn quanh tìm cách lên! Địch bắn rát quá, mình cũng chẳng vừa. AK quạt tới tấp! Thằng Bình ôm khẩu RPK kéo từng tràng, nhìn cách nó bắn mà bực cả người! Nó cứ ngồi khom khom mà kéo cò.... Tiếng súng của địch có vẻ giảm lại, chúng tôi bò lên....Khói đạn mù mịt, tiếng của C trưởng đốc thúc các mũi léo nhéo bên tai (tay này hát hay lắm). Tôi và thằng Bằng, xạ thủ B.41 lãng ra chổ khác, gần cái cần anten 2W là dễ xơi thần chết lắm... Vừa lên được một đoan, cả hai chúng tôi phát hiện một ổ hỏa lực của chúng, tôi chỉ vữa kịp chúi người qua mõm đất nhỏ phía bên kia theo phản xạ thì uỳnh một tiếng....Đất đá, mảnh thép rít veo veo, phầm phập cắm xung quanh! Thằng Bằng lĩnh trọn một trái B.! Tất cả các mũi súng gần đó đều dồn lửa về chổ đó! Xác 3 thằng P. nát vụn trộn lẫn với đất rừng....Thân thể thằng Bằng bây giò chỉ còn hơn một nửa, từ ngực trở lên trên bay đâu mất, thuốc đạn và hơi lửa đốt nó đen cháy....Thế đấy, chiến tranh... Lúc này không còn né tránh nữa, tất cả ào lên, ào lên bắn và bắn! Từng ụ chiến đấu, từng khúc xác người cứ bứng lên khỏi mặt đất rồi rơi xuống...Mấy thằng DK bắn không tiếc đạn, cứ thấy chổ nào nghi là phụt! B.40, B.41 ùng liên tục! Tụi kia chịu không nổi, bật chạy vô rừng....DK phụt theo....Lại lao vào truy kích! Thấp thoáng bóng bọn kia ẩn hiện, cứ bắn. Trả thù cho bạn hay vì say thuốc súng....Chắc là cả hai!

 

 
Trang 23 của 124 Đầu tiênĐầu tiên ... 1321222324253373123 ... CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •