Chào mừng đến với Diễn đàn Dân Kế Toán - Kế toán tổng hợp thực tế.
Trang 34 của 124 Đầu tiênĐầu tiên ... 2432333435364484 ... CuốiCuối
Kết quả 331 đến 340 của 1239
  1. #331
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Cựu binh dân kế toán




    Trích dẫn Gửi bởi dongminhkh
    Mấy ông có thuộc bài "Đồng đội" không?
    Đương nhiên là biết chứ pac dongminh, còn bài Tình đồng chí nữa

    ĐỒNG ĐỘI
    Sáng tác: Hoàng Hiệp

    Chúng tôi ngồi kề vai bên nhau trăng trôi trên đầu súng ánh lửa hồng bừng soi đêm sâu, làn khói che sương mờ. Bạn tôi đang mơ nơi làng quê yêu dấu có con kênh đào lúa xanh hai mùa mát cánh đồng. Còn tôi đang đang mơ, mơ người tôi yêu dấu cách xa muôn dặm mà lòng không xa.
    Chúng tôi nằm đầu gối trên tay nghe chim kêu ngoài bãi mắt đưa nhìn trời sao lung linh chuyện mãi quên đêm dài. Bạn tôi cho hay sau này xong chiến đấu sẽ lên nông trường sớm hôm trên đồng lái máy cày. Còn tôi mong sao bao ngày tôi đang sống sẽ không bao giơ mờ nhạc mai sau.
    Giữa khu rừng ngàn năm âm u nơi biên cương chùa tháp chúng tôi thường đổi trao suy tư cùng thắp ngọn lửa hồng. Cùng chia cho nhau bao hiểm nguy gian khó giữa cơn mưa rừng, những khi lưng tựa vách chiến hào. Nhiều khi vui sao đang hành quân chiến đấu, lá thư quê nhà chuyền tay cho nhau.

    TÌNH ĐỒNG CHÍ
    Sáng tác : Minh Quốc - Chính Hữu

    Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ, tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng, đầu nép bên đầu Đêm tối chung chăn thành đôi tri kỷ Đồng chí! Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người trai làng ra lính Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người, vừng trán đổ mồ hôi Áo anh rách vai, quần tôi có hai mảnh vá Miệng còn cười buốt giá chân không giày Thương nhau ta nắm lấy bàn tay Đêm nay rừng hoang sương muối Nằm kề bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo

  2. #332
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Cựu binh dân kế toán

    Người lưu giữ ký ức chiến tranh

    Hơn 30 năm sau chiến tranh, hình ảnh về một thời bom đạn đã mờ dần trong ký ức nhiều người. Nhưng có một người đàn ông vẫn âm thầm đi dọc đất nước để tìm kiếm và lưu giữ lại những kỷ vật chiến tranh, như một lời tri ân với những người lính đã hy sinh vì đất nước...


    Chỉ là một người nông dân nghèo sống trong thị trấn Kẻ Sặt nhỏ bé của tỉnh Hải Dương, nhưng ông Phạm Chí Thiện lại có cả một “gia tài” chiến tranh, khiến ngay cả những tay săn kỷ vật chuyên nghiệp cũng thèm muốn.

    Từ những thôi thúc của ký ức về người cha...

    “Bố tôi hy sinh trong kháng chiến chống Pháp từ khi tôi còn nhỏ, chỉ để lại một chiếc áo trấn thủ đầy vết đạn bắn. Kỷ vật duy nhất của người cha là cái tôi quý nhất trong những năm tháng tuổi thơ, thôi thúc tôi không ngừng kiếm tìm thêm đồ vật của những người lính trong chiến tranh như một sự tưởng nhớ”, ông Thiện bộc bạch. Đây cũng là lý do thôi thúc ông bắt đầu sưu tập những hiện vật chiến tranh cách đây hơn 40 năm, ngay khi mà cuộc kháng chiến chống Mỹ đang hồi khốc liệt nhất.


    'Bảo tàng chiến tranh' của ông Thiện.


    Sau những năm rong ruổi qua biết bao chặng đường đất nước, tiền "dằn túi" cho mỗi chuyến đi xa chắt bóp từng đồng từ bán lúa, ông Thiện đã mang về được hơn 1.000 kỷ vật. Từ chiếc áo trấn thủ của người lính chiến đấu trong cuộc chiến tranh biên giới đến cái ba lô sờn rách, bạc màu, một cặp lồng cơm hay chiếc phích nước cũ rỉ..., tất cả đều được ông mang về nhà, gìn giữ trong sự nâng niu, trân trọng.

    Mỗi kỷ vật là cả một câu chuyện về hành trình vất vả của người đã dày công sưu tập. Ông Thiện kể: “Trong một lần vào Quảng Trị, tôi sưu tầm được những đồ vật của cả một tiểu đội nữ chiến đấu trong cuộc chiến khốc liệt ở thành Quảng Trị. Quá mải mê với việc tìm kiếm và xin cho được những đồ vật này, tôi đã tiêu sạch số tiền trong túi. Cuối cùng phải nhờ bạn bè trong đó quyên góp tiền để mua vé tàu về quê”.

    Những kỷ vật 'sống'

    Đối với ông Thiện, mỗi kỷ vật gắn liền với cuộc đời của một người lính, là nhân chứng trong những trận đánh khốc liệt hay những giây phút thiêng liêng cuối cùng của người lính trước lúc hy sinh.

    Ông Thiện bùi ngùi kể: “Tôi đặt tên cho từng món đồ mình có được, ghi rõ tên những người lính đã từng sử dụng những món đồ đó và việc tôi đã tìm thấy nó trong trường hợp nào. Có những món đồ vẫn còn vết máu, khiến cho tôi lúc nào có cảm giác như chiến tranh mới xảy ra ngày hôm qua”.

    Bằng tấm lòng của mình, ông đã khiến nhiều người lính vì xúc động và cảm kích mà tặng lại cho ông những món đồ kỷ niệm vô cùng quý báu. Chiếc máy phát điện thủ công thời chiến mà ông xin được của một bác sĩ quân y đã ra quân là kết quả của cả một năm trời ông đến thăm hỏi, trò chuyện và chia sẻ tâm nguyện của mình. Chủ nhân của chiếc máy đã trao nó cho ông chỉ với duy nhất một yêu cầu là hãy giữ gìn nó cẩn thận. Đến tận bây giờ, sau 37 năm rời tay người bác sĩ, chiếc máy mavinen này vẫn có thể phát điện.


    Chiếc máy maniven, được sử dụng từ những năm 60 trong chiến tranh chống Mỹ, sau gần một nửa thế kỷ vẫn... 'chạy tốt'.

    Ông bảo: “Tôi quý chiếc máy này vô cùng. Thời chiến tranh, trong các lán trại giữa rừng, các bác sĩ quân y đã dùng nó để tiến hành phẫu thuật cho nhiều thương binh của ta bị thương, chắc hẳn, rất nhiều người lính của ta đã được cứu sống nhờ nó”.

    Một món đồ khác mà ông Thiện cũng vô cùng trân trọng là chiếc bút máy hiệu Pilot của “Ông cố vấn”, Thiếu tướng tình báo nổi tiếng Vũ Ngọc Nhạ. Phải rất khó khăn và nhờ không biết bao người thuyết phục, thậm chí phải làm cam kết, ông mới được vợ ông Thiếu tướng tặng lại chiếc bút mang về bổ sung vào bộ sưu tập của mình.

    “Bảo tàng” của ông Thiện còn có cả chiếc la bàn của liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân hay chiếc bi đông đựng nước của thương binh Nguyễn Văn Thành. Ông trân trọng tất cả những món đồ đó vì “dù đó là của là một vị tướng lừng danh hay một người lính bình thường, thì chúng cũng là những đồ vật của những người anh hùng, đã hy sinh cả cuộc đời mình cho hạnh phúc của đất nước…”.

    Đáng ngạc nhiên nhất là trong bộ sưu tập của ông, có cả những món đồ của nhiều người lính Mỹ chết ở Việt Nam như chiếc va li, giấy chứng minh thư hay giấy chứng nhận quân nhân Mỹ. Ông cứ luôn trăn trở: “Liệu những người thân của những người lính ở bên kia bờ đại dương có cần những món đồ này không? Hẳn họ cũng bất hạnh và đau khổ. Tôi giữ lại những món đồ này, với hy vọng một ngày nào đó nó có thể đến tay những gia đình này, để họ có thể giữ lại một vài kỷ niệm về người đã mất...”.

    ... Để quá khứ không bị lãng quên

    Với những kỷ vật đã sưu tầm được, ông Phạm Chí Thiện đã mở một bảo tàng để cho những cựu chiến binh, những người muốn tìm hiểu về chiến tranh, đặc biệt là những học sinh ham học lịch sử đến đây tham quan, tìm hiểu. Những lúc đó, ông Thiện lại trở thành “hướng dẫn viên”, giải thích một cách cặn kẽ về lai lịch từng món đồ.


    Chiếc vali của một người lính Mỹ đã chết ở Việt Nam.

    Ông nói: “Mọi người đến đây càng đông tôi càng vui. Tôi không thu bất cứ một thứ lệ phí nào. Chỉ mong cho thế hệ trẻ nhìn thấy những thứ này và không lãng quên về một quá khứ đau thương và hào hùng”.

    Vì điều kiện khó khăn, ông Thiện không có tiền để làm một bảo tàng khang trang. Những kỷ vật chiến tranh sưu tập được không chứa đủ trong căn nhà 60 m2, ông phải gửi nhờ ở gia đình họ hàng xung quanh.

    Nhiều bạn trẻ thế hệ 8X, 9X đã tìm đến đây, vô cùng xúc động với bộ sưu tập của ông Thiện, đã không kìm được nước mắt và ghi lại những dòng tri ân: “Cảm ơn bác vì đã nhắc lại cho chúng cháu về những tấm gương của ông cha. Cảm ơn bác vì đã giúp chúng cháu có thể hình dung một cách chân thực về một cuộc chiến mà chúng cháu không được chứng kiến. Đó là một bài học lịch sử quý giá và không hề dễ quên” (một học sinh ở huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương).

    Ông Thiện tâm sự, ông chỉ mong thế hệ trẻ có được một cái nhìn toàn diện nhất về hai cuộc kháng chiến, không chỉ là bom đạn khốc liệt, không chỉ là đau thương mất mát mà còn là những câu chuyện xúc động về những tấm gương hy sinh, về tình đồng đội và lòng yêu nước của người Việt Nam khi xưa.

    Trong topic này có 03 ông hay đọc nhất,đố là ông nào?

  3. #333
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Cựu binh dân kế toán




    Trích dẫn Gửi bởi kimthanh08
    Giữa năm 1971, Quân đội Nhân dân Việt Nam chuẩn bị lực lượng cho những cuộc tổng tấn công đầu năm 1972 tại các chiến trường Quảng Trị, Bắc Tây Nguyên, và Đông Nam Bộ (Bình Long, Bình Phước), trong đó hướng chủ yếu là Quảng Trị. Ngày 6 tháng 9 năm 1971, cùng với 21 sinh viên của K15 Toán-Cơ và nhiều sinh viên khác, anh gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sau 6 tháng huấn luyện, tháng 4 năm 1972 anh bắt đầu hành quân vào chiến trường. Anh viết cuốn nhật ký "Chuyện đời" từ ngày 2 tháng 10 năm 1971 đến ngày 3 tháng 6 năm 1972; trước khi hành quân vào chiến trường Quảng Trị anh đã gửi cuốn nhật ký cùng nhiều lá thư về cho anh trai từ ngã ba Đồng Lộc. Hai tháng sau (ngày 30 tháng 7 năm 1972) anh đã hy sinh tại chiến trường Quảng Trị.

    Các bác biết Nguyễn Văn Thạc là chiến sĩ thuộc binh chủng nào không?
    Thời điểm đó gia nhập Quân đội chỉ có binh chủng hợp thành ( bộ binh )
    -----------------------------------------------------------------------------------------
    Trong topic này có 03 ông hay đọc nhất,đố là ông nào?


    dongminhkh, kimthanh08, letuan28. He he còn ai nữa không ta?

  4. #334
    Ngày tham gia
    May 2016
    Bài viết
    9
    Ðề: Cựu binh dân kế toán




    Trích dẫn Gửi bởi letuan28
    Thời điểm đó gia nhập Quân đội chỉ có binh chủng hợp thành ( bộ binh )
    -----------------------------------------------------------------------------------------
    Trong topic này có 03 ông hay đọc nhất,đố là ông nào?


    dongminhkh, kimthanh08, letuan28. He he còn ai nữa không ta?
    Sai rồi cha. Tìm hiểu kỹ lại xem nào. Nói sai nè :udau:

  5. #335
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Cựu binh dân kế toán




    Trích dẫn Gửi bởi letuan28
    Trong topic này có 03 ông hay đọc nhất,đố là ông nào?


    dongminhkh, kimthanh08, letuan28. He he còn ai nữa không ta?
    xạo quá nhaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa

  6. #336
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Cựu binh dân kế toán




    Trích dẫn Gửi bởi loan76
    xạo quá nhaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa
    Có thêm một em văn công Loan76 nữa. Nhậu xong nghe văn công "hoát" là tuyệt chiêu :chongmat:

    Trường Sa nè bác dongminhkh http://vi.wikipedia.org/wiki/Quần_đảo_Trường_Sa

  7. #337
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Cựu binh dân kế toán




    Trích dẫn Gửi bởi kimthanh08
    Có thêm một em văn công Loan76 nữa. Nhậu xong nghe văn công "hoát" là tuyệt chiêu :chongmat:

    Trường Sa nè bác dongminhkh http://vi.wikipedia.org/wiki/Quần_đảo_Trường_Sa
    Bác cho em xin cái link Cần sa luôn nhé :171:

  8. #338
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Cựu binh dân kế toán




    Trích dẫn Gửi bởi Sư Tử Chúa
    Bác cho em xin cái link Cần sa luôn nhé :171:
    lấy hạt ở đây về trồng nè Sư tử :fart3: :hah:

  9. #339
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Cựu binh dân kế toán




    Trích dẫn Gửi bởi kimthanh08
    Giữa năm 1971, Quân đội Nhân dân Việt Nam chuẩn bị lực lượng cho những cuộc tổng tấn công đầu năm 1972 tại các chiến trường Quảng Trị, Bắc Tây Nguyên, và Đông Nam Bộ (Bình Long, Bình Phước), trong đó hướng chủ yếu là Quảng Trị. Ngày 6 tháng 9 năm 1971, cùng với 21 sinh viên của K15 Toán-Cơ và nhiều sinh viên khác, anh gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sau 6 tháng huấn luyện, tháng 4 năm 1972 anh bắt đầu hành quân vào chiến trường. Anh viết cuốn nhật ký "Chuyện đời" từ ngày 2 tháng 10 năm 1971 đến ngày 3 tháng 6 năm 1972; trước khi hành quân vào chiến trường Quảng Trị anh đã gửi cuốn nhật ký cùng nhiều lá thư về cho anh trai từ ngã ba Đồng Lộc. Hai tháng sau (ngày 30 tháng 7 năm 1972) anh đã hy sinh tại chiến trường Quảng Trị.

    Các bác biết Nguyễn Văn Thạc là chiến sĩ thuộc binh chủng nào không?
    Lính thông tin! Thuộc nhóm "thối tai - chai đít"! :laugh1:
    Lính 2W!

  10. #340
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Cựu binh dân kế toán

    Tôi có 1 kỷ niệm vui về lính thông tin hữu tuyến mà chính bản thân chứng kiến khi nhận huấn luyện chiến sĩ mới. Khị tôi hô khẩu lệnh chuẩn tấn công đánh địch phục kích, anh chiến sĩ mới người xứ Nghệ nhắc lại lời tôi qua tổ hợp " Tiểu đội, chuẩn bị tổ chức tấn công đánh địch... phụt cứt" :chongmat:

 

 
Trang 34 của 124 Đầu tiênĐầu tiên ... 2432333435364484 ... CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •