Tham khảo “Enchantment”- Guy Kawasaki

Nhà tâm lý Geoffrey Beattie, đại học Manchester đã đưa ra công thức cho cái bắt tay hoàn hảo:

PH = √ (e2 + ve2)(d2) + (cg + dr)2 + π{(4<s>2)(4<p>2)}2 + (vi + t + te)2 + {(4<c>2 )(4<du>2)}2

e: tương tác mắt (1=không, 5=trực tiếp), giá trị tối ưu 5;
ve: chào hỏi (1=hoàn toàn không thích hợp, 5=hoàn toàn thích hợp), 5;

d: nụ cười Duchenne-cười ở cả mắt và miệng, cộng với sự cân xứng ở cả 2 bên khuôn mặt (1=hoàn toàn không phải 1 nụ cười Duchenne, tức là nụ cười giả tạo, 5=hoàn toàn là 1 nụ cười Duchenne), 5;

cg hoàn toàn nắm chặt (1=rất thiếu, 5=đủ), 5;

dr độ khô của tay (1=ẩm, 5=khô), 4;

s sức mạnh (1=yếu, 5=mạnh), 3;

p vị trí của tay (1=lùi về phía cơ thể, 5=ở vùng cơ thể của người kia), 3;

vi sự mãnh liệt (1=quá thấp/quá cao, 5=giữa), 3;

t nhiệt độ của tay (1=quá lạnh/quá nóng, 5=giữa), 3;

te bề mặt tay (1=quá thô/quá mượt, 5=giữa), 3;

c kiểm soát (1=thấp; 5= cao), 3;

du khoảng thời gian (1=ngắn; 5=dài), 3.

Nếu bạn không giỏi toán, cho phép tôi dịch công thức trên thành ngôn ngữ đời thường:

- Thực hiện tương tác mắt từ đầu đến cuối.
- Có 1 lời chào hỏi thích hợp.
- Có 1 nụ cười Duchenne.
- Nắm chặt tay của người kia.
- Đứng ở khoảng cách vừa phải với người kia: không quá gần để khiến anh í khó chịu và không quá xa để khiến anh í cảm thấy xa cách.
- Đảm bảo rằng tay của bạn mát, khô và nhẵn. 
- Sử dụng 1 lực trung bình.
- Nắm tay không lâu hơn 2-3 giây.