Chào mừng đến với Diễn đàn Dân Kế Toán - Kế toán tổng hợp thực tế.
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 11
  1. #1
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Ký ức đường Trường Sơn

    Đường Trường Sơn, nỗi sợ hãi của đế quốc Mỹ

    Lính Mỹ khiếp sợ ví Trường Sơn như quái thú khổng lồ, chặt cánh tay này thì nhiều cánh tay khác mọc lên. Mỹ ném bom đường mòn ở Đông Trường Sơn, bộ đội lại mở thêm ba trục đường ở Tây Trường Sơn. Mỹ tấn công ban ngày, bộ đội lại hành quân đêm.

    Thế giới đã không thể lý giải được tại sao người Mỹ lại thất bại trong cuộc chiến không cân tài cân sức trên dãy Trường Sơn, khi mà những vũ khí tối tân của quân đội Mỹ đều không thể phá huỷ được con đường mòn này. Nhưng với những người lính Trường Sơn, đó là một câu hỏi dễ trả lời.


    Đường mòn Hồ Chí Minh trong chiến tranh.


    Năm 1959, khi cả dân tộc Việt Nam hừng hực quyết tâm chống đế quốc Mỹ xâm lược, đường mòn Hồ Chí Minh ra đời với nhiệm vụ tạo cầu nối cho hậu phương miền Bắc với chiến trường miền Nam. Cùng với sự lớn mạnh của cuộc kháng chiến, từ một con đường giao liên dài vài trăm km thuở ban đầu, đường Trường Sơn đã vươn mình biến thành con đường vận tải quân sự chiến lược. Thắng lợi của dân tộc Việt Nam nói riêng và ba nước Đông Dương nói chung trước đế quốc Mỹ có sự đóng góp to lớn của con đường này.

    Một chuyện vui có thật về cuộc gặp gỡ giữa một nhà báo Anh và thiếu tướng Nguyễn An, người đã chiến đấu và am hiểu cặn kẽ Trường Sơn, còn được nhiều người nhắc lại. Để giải đáp những thắc mắc của nhà báo Anh này, sau khi miêu tả cặn kẽ kết cấu của con đường, thiếu tướng Nguyễn An nói: "Để dễ tưởng tượng thì diện tích của đường mòn Hồ Chí Minh vào khoảng hơn 14.000 km2, tức là lớn hơn diện tích nước Anh một chút xíu". Đáp lại lời thiếu tướng là một cái nhún vai đầy kinh ngạc của nhà báo: "Ồ, thế mà dám gọi là đường mòn?".

    5.000 năm lịch sử thế giới đã có 14.500 cuộc chiến tranh. Mỗi cuộc chiến đều có một con đường chiến lược. Các nhà sử học trên thế giới đã so sánh đường Trường Sơn với những con đường vận tải chiến lược từ thời cổ đại đến giờ, chẳng hạn đường Hanibal. Năm 218 trước Công nguyên, tướng Hanibal dẫn quân đoàn của mình từ châu Phi phá đá, san đường, vượt qua hẻm núi ở vùng núi Alps, tạo ra con đường mang tên ông, đánh tan quân đoàn La Mã ở miền bắc Italy. Ngoài ra còn có con đường dài hơn 10.000 km của Alexandre đại đế từ Macedonia đi chinh phục Ấn Độ, con đường của Napoleon vượt qua dãy Alpes, qua đèo Saint Bernart đi đánh Italy.

    Song các nhà sử học đều công nhận, chưa có con đường vận tải quân sự chiến lược nào vượt qua được chiến tích của của đường Trường Sơn về độ dài, thời gian sử dụng, sự gian khổ cũng như tính ác liệt và cả hiệu quả to lớn mà nó đem lại. Đường mòn Trường Sơn có chiều dài trên 16.000 km, chạy qua 21 tỉnh thành và xuyên qua ba quốc gia, là con đường đưa Việt Nam và hai nước bạn Lào, Campuchia đến thắng lợi vẻ vang trước đế quốc Mỹ. Chỉ với những công cụ lao động thô sơ như cuốc, thuổng, xẻng, người lính Việt Nam đã khuất phục cả dãy Trường Sơn để tạo ra con đường này.

    Trong 16 năm, bằng cả phương pháp gùi thồ và cơ giới, bộ đội Trường Sơn đã vận chuyển thành công hơn 20 triệu tấn hàng cho chiến trường miền Nam. Bao người lính Trường Sơn trở thành anh hùng với những thành tích không ai tưởng tượng được. 6 năm làm nhiệm vụ gùi thồ, vận chuyển hàng vượt Trường Sơn, anh hùng Nguyễn Viết Sinh đã đi một quãng đường tương đương với độ dài của một vòng trái đất. Anh hùng Phan Mài gùi 100 kg hàng mỗi chuyến đi bộ dọc Trường Sơn. Chiến sĩ Nguyễn Điều mỗi chuyến có thể thồ 420 kg bằng xe đạp… Với những người lính anh hùng như thế, đường Trường Sơn đã trở thành nỗi kinh hoàng của quân đội Mỹ. Ba đời Tổng thống Mỹ đều bị mất ăn mất ngủ vì con đường này.

    Trong hơn 10 năm, người Mỹ đã huy động mọi phương tiện vũ khí tối tân, đã tìm mọi phương cách nhằm hủy diệt đường Trường Sơn, chặn đứng nguồn tiếp tế cho cách mạng miền Nam. Tổng cộng, Mỹ đã ném xuống Trường Sơn bốn triệu tấn bom đạn, hàng trăm tấn vũ khí hủy diệt, tổ chức 152.000 trận đánh. Những đợt rải bom ác liệt của Mỹ đã khiến cả dãy Trường Sơn thấm đẫm máu bộ đội. Hơn 20.000 người đã hy sinh, 30.000 người bị tàn phế hoặc mang trong mình chất độc hóa học do Mỹ ném xuống. Nhưng tinh thần và ý chí quyết chiến của những người lính Việt Nam thì không bom đạn nào tiêu diệt được.

    Lính Mỹ đã thực sự khiếp sợ khi ví Trường Sơn như một con quái thú khổng lồ, cứ chặt cánh tay này thì lại có nhiều cánh tay khác mọc lên. Khi máy bay Mỹ ném bom con đường mòn ở Đông Trường Sơn, bộ đội Việt Nam lại mở thêm ba trục đường ở Tây Trường Sơn, vươn sang cả Lào và Campuchia, Lính Mỹ tấn công ban ngày, người lính Việt Nam lại hành quân đêm.


    Những con người "xẻ dọc " Trường Sơn.


    16 năm đối mặt với đường Trường Sơn, cái mà người Mỹ nhận được là một thất bại thê thảm, ê chề. Trong một bài báo trên tờ Laphi Garo (số ngày 31/11/1971), một học giả Mỹ đã phải thốt lên: "Trên con đường mòn đó, cộng sản đã được đức Phật phù hộ". Maxwelld Taylor, nguyên Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, không vòng vo khi nói về vấn đề này: "Chúng tôi đã không đánh giá đúng tinh thần cực kỳ kiên quyết và đức hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Việt Nam. Những cố gắng đánh bại đường mòn Hồ Chí Minh đã thất bại".

    Việc Mỹ thừa nhận thất bại trong cuộc chiến tại Trường Sơn khiến cả thế giới coi Trường Sơn như một con đường bất tử. Hàng nghìn bài báo đã viết về Trường Sơn, về chiến tích kỳ diệu của những người lính có mặt trên cung đường này. Những người anh hùng của đường Trường Sơn như Võ Bẩm, Nguyễn Viết Sinh đã trở thành nổi tiếng trên các tờ báo lớn của thế giới. Chủ tịch Cuba Fidel Castro, vị nguyên thủ nước ngoài đầu tiên đến Trường Sơn, đã không tiếc lời ca ngợi bộ đội Trường Sơn. Sức mạnh của những người Việt Nam anh hùng đã khiến những người yêu hòa bình trên thế giới ca ngợi và vô cùng thán phục.

    Trong cuốn sách Ho Chi Minh Lapiste (đường mòn Hồ Chí Minh), tác giả Vangeirt viết: "Với mục đích kể lại lịch sử con đường này, tôi đã phải kể lại lịch sử Việt Nam. Bởi vì không thể có con đường mòn Hồ Chí Minh nếu không có lịch sử Việt Nam, nhưng lịch sử của con đường mòn này cũng làm sáng tỏ thêm lịch sử Việt Nam. Đối với đường mòn Hồ Chí Minh, muốn chiếm được nó, phải chiếm đóng mỗi milimet vuông của Lào, Campuchia và cả miền Bắc cũng như miền Nam Việt Nam. Tất cả quân đội của thế giới này may ra mới đủ. Những quả bom, ngoài việc phá hoại môi trường, vẫn không đụng được đến bản chất của người Việt Nam". Câu nói này chính là lời khẳng định tầm vóc vĩ đại của đường mòn Hồ Chí Minh trong con mắt nhân loại.



    Trích nguồn BAODATVIET

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Ký ức đường Trường Sơn

    Ngày 16/3/1968, một đơn vị quân viễn chinh Mỹ tiến vào Sơn Mỹ và tàn sát cùng một lúc 504 thường dân Việt Nam – phần lớn là người già, phụ nữ, trẻ em. Mười tám tháng sau, vụ thảm sát được phanh phui ở Mỹ, làm chấn động dư luận thế giới và lương tâm loài người. Khắp nơi trên giới người ta bày tỏ sự phẫn nộ, lên án hành động tội ác dã man này và so sánh nó với Oradour, Guernica, Shapeville, Katin, Lidice, Hiroshima... là những vụ thảm sát khủng khiếp nhất trong chiến tranh thế giới thứ hai. Thực vậy, Sơn Mỹ đi vào lịch sử như một trong những vết thương nhức nhối của nhân dân Việt Nam cũng như của cả nhân loại.

    Nhân dân Việt Nam vốn độ lượng, khoan hòa, dù vết thương Sơn Mỹ chưa lành, vẫn xem là một chuyện quá khứ. Quan hệ Việt - Mỹ cũng đã trở lại bình thường. Tuy nhiên thế giới sau chiến tranh lạnh vẫn còn nhiều bất ổn. Nhìn lại Sơn Mỹ, một sự kiện hết sức đau thương của quá khứ, không phải để khơi gợi lại hận thù, mà để tìm hiểu một sự kiện lịch sử không thể bỏ qua và quan trọng hơn là để cùng cảnh giác, cùng nguyện cầu và phấn đấu cho hòa bình, để không còn nơi nào trên hành tinh chúng ta còn những thảm cảnh như Sơn Mỹ.
    Tìm đọc cuốn " Nhìn lại Sơn Mỹ" xuất bản năm 1996

    Dongminhkh, letuan28 và các cựu binh vào nghiên cứu đi nhé.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Ký ức đường Trường Sơn

    Vụ thảm sát Sơn Mỹ cho đến tận hôm nay vẫn là nổi ám ảnh của những lính Mỹ đã từng nhúng tay vào....Những suy nghĩ lời nói, những hành động sám hối của họ về tội ác đó dù có thể hiện đến đâu, như thế nào, vẫn không xóa được tất cả những nổi đau của người dân Sơn mỹ và những nổi dày vò trong tâm của họ!

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Ký ức đường Trường Sơn




    Trích dẫn Gửi bởi dongminhkh
    Vụ thảm sát Sơn Mỹ cho đến tận hôm nay vẫn là nổi ám ảnh của những lính Mỹ đã từng nhúng tay vào....Những suy nghĩ lời nói, những hành động sám hối của họ về tội ác đó dù có thể hiện đến đâu, như thế nào, vẫn không xóa được tất cả những nổi đau của người dân Sơn mỹ và những nổi dày vò trong tâm của họ!
    Đập Vĩnh Trinh ơi xé đường mây kêu thấu
    Đây Vĩnh Trinh ghi dấu căm hờn
    Đồi thông cao nhìn mặt kẻ sát nhơn
    Vạt cỏ rụi chứng tri dòng lửa cháy…


    Câu ca trên lưu truyền cho đến mãi sau này nhiều người dân ở huyện Duy Xuyên đều thuộc lòng, bởi cái ngày đen tối đó nhiều người thân của họ đã vĩnh viễn ra đi. Còn đối ông Nguyễn Văn Dương, nguyên Bí thư Huyện ủy Duy Xuyên, nay về hưu sống tại thôn Châu Hiệp, trị trấn Nam Phước nhớ lại, gần 4 tháng khi Hiệp định Giơ - ne - vơ ký chưa ráo mực, nhưng với bản chất tàn bạo, bọn Quốc dân đảng đã cài cắm người của chúng vào bộ máy chính quyền các cấp để thực hiện dã tâm thâm độc nhằm đàn áp, khủng bố, thanh trừng những người kháng chiến cũ. Tên Lê Đình Duyên, quận trưởng lúc bấy giờ, triệt để thực hiện chiêu bài “Diệt ác, trừ cộng”, “Thà giết lầm mười người còn hơn để sót một tên cộng sản”. Vì vậy chúng chia nhau ngày đêm rình mò khắp các nẻo đường, ngõ xóm, bắt những người dân vô tội, những người có liên quan đến cộng sản. Cảnh bắt bớ giam cầm, tra tấn dã man diễn ra tại khắp các đình, chùa, miếu trong huyện như: chùa Bà Giám, đình Lệ Trạch, đình Thu Bồn, đình Xuyên Đông, đình Thọ Sơn… Điển hình cho dã tâm thâm độc và hèn hạ của kẻ thù là vụ thảm sát tập thể 37 chiến sĩ, đồng bào tại đập Vĩnh Trinh vào đêm 29 rạng ngày 30 giáp tết năm Ất Mùi (đêm 21-1-1955) bị nhân dân cả nước và loài người tiến bộ lên án.

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Ký ức đường Trường Sơn

    Thảm sát Mỹ Lai - Những hình ảnh:

    - Mỹ Lai là một địa danh bình yên như biết bao địa danh khác của Việt Nam. Có một điều khác biệt đó chính là nơi đã ghi lại dấu ấn dã man của quân đội Mỹ trong thời kỳ chiến tranh.

    Đó là ngày 16/3/1968. Đại đội Charlie của quân đội Mỹ đã tiến vào Mỹ Lai, huyện Sơn Tịnh tỉnh Quảng Ngãi với mệnh lệnh “tìm và diệt”, bắn vào bất kỳ vật gì chuyển động. Lính Mỹ bắt đầu bắn giết bừa bãi các thường dân gồm trẻ em, phụ nữ và người già không có một tấc sắt trong tay. Hậu quả là có tới 504 thường dân vô tội bị giết hại.

    Vụ việc tưởng chừng như đã rơi vào quên lãng. Nhưng cuối cùng công lý đã lên tiếng. Sự kiện Mỹ Lai đã được đưa ra ánh sáng hơn một năm sau đó. Tháng 11/1969, một loạt tạp chí gồm Time, Life và Newsweek đều đăng trên trang nhất những bức ảnh chi tiết về các dân làng bị chết dưới tay lính Mỹ ở Mỹ Lai.

    Và hơn 40 năm sau, ngày 19/8 vừa qua, lần đầu tiên, một trong những sĩ quan Mỹ tham gia vào vụ thảm sát Mỹ Lai, Trung tá William Calley, 66 tuổi, đã lên tiếng xin lỗi về vụ thảm sát dã man này.

    Những người phụ nữ và trẻ con này bị giết ngay chỉ sau mấy giây khi tấm hình này được chụp!













    Những hình ảnh trên đã lột tả hết những gì tàn ác nhất, ghê rợn nhất và cũng đau đớn nhất!


    Nhân chứng sống:bà Hà thị Qúy - 83 tuổi!


    Bia căm thù - Nhắc nhở cho thế hệ sau những tội ác của lính Mỹ gây ra cho quê hương.


    Và tương lai đang yên bình trở lại, với quá khứ đau thương đang còn đó nhắc nhở....

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Ký ức đường Trường Sơn

    Vụ thảm sát ở thôn 1 - xã Bình Dương

    Sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968-) của quân và dân ta trên khắp các chiến trường miền Nam. Từ đồng bằng đến thành thị, đã làm cho chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ phá sản hoàn toàn. Nhằm để cứu vãn tình thế trước nguy cơ sụp đổ của chính quyền tay sai, đế quốc Mỹ và bọn ngụy quyền ở miền Nam liền tiến hành một cuộc phản công chiến lược mới "Việt Nam hóa chiến tranh". Với chiến lược này, bọn chúng liền thực thi chính sách "Bình định nông thôn" trên khắp các chiến trường ở miền Nam Việt Nam, chúng tổ chức nhiều cuộc hành quân lấn chiếm và càn quét vào các vùng giải phóng, gây nên nhiều vụ tàn sát đẫm máu, giết hại hàng trăm ngàn người dân vô tội, nhất là người già, phụ nữ và trẻ con.


    Ở Quảng Nam nói chung và Thăng Bình nói riêng, nhất là các vùng nông thôn, miền núi và ven biển, chúng ồ ạt đưa quân đến càn quét, đốt phá và bắn giết, với ý đồ tìm diệt các cán bộ cơ sở cách mạng của ta ở những vùng tự do này. Bình Dương là một trong những địa phương có phong trào cách mạng quần chúng mạnh mẽ nhất của vùng Đông Thăng Bình và cả tỉnh, nơi đây là căn cứ địa vững chắc, là hậu phương lớn chi viện cho các xã lân cận và cả vùng Đông; vì thế từ đầu năm 1969, đế quốc Mỹ và tay sai đã mở nhiều cuộc càn quét, với quy mô ngày càng ác liệt hơn, gây ra nhiều vụ tàn sát đẫm máu cho thường dân và làm tổn thất cho lực lượng cách mạng của ta tại đây khá nhiều.


    Bình Dương là một xã vùng cát ở phía Đông huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Phía Bắc giáp xã Duy Nghĩa, phía Đông giáp xã Duy Hải của huyện Duy Xuyên và biển Đông, phía Nam giáp xã Bình Minh và Bình Đào, phía Tây giáp sông Trường Giang.


    Ngày 20/10/1969, bon Mỹ - ngụy đã bất ngờ đổ quân vây ráp vào các làng trong xã, có cả máy bay, pháo binh hiểm trợ, chúng đốt nhà, bắn giết bừa bãi nhằm uy hiếp và chiếm đóng lâu dài ở đây, thế nhưng chúng phải rút chạy sau 15 ngày đêm đánh phá.


    Quyết không từ bỏ dã tâm lấn chiếm và đánh phá các cơ sở cách mạng của ta ở Bình Dương; ngày 12/11/1969, một lần nữa, bọn Mỹ - Ngụy lại xua quân mở đợt càn quét lần thứ hai. Với lực lượng và các phương tiện chiến tranh quy mô hơn, đặc biệt là lần này có cả quân chư hầu Nam Triều Tiên, chúng cho quân đổ bộ từ Trảng Dài đến Trảng Mó, từ xóm bà Kiểm đến xóm bà Gốc, ý đồ của chúng là "đốt sạch" và "giết sạch", bọn chúng cho quân vây chặt các ngã đường dẫn vào các xóm, chúng gom dân ở xóm ông Lam (Trảng Đông) cả già lẫn trẻ ước khoảng 74 người, lùa đến Trảng Lầm (gần nghĩa địa Tộc Phan) rồi xả súng giết sạch, trong số này có một em bé mới vừa tròn 3 tháng tuổi đang ôm vú mẹ may mắn thoát chết; ở thôn 4 (Bàu Bính), chúng gom dân khoảng 54 người đưa đến vườn ông Trì, xả súng giết hại; ngoài ra, chúng còn lùng sục các hang cùng ngõ hẹp, các xóm thôn trong xã, dùng lựu đạn, bộc phá đánh sập nhiều hầm hố hoặc dùng súng bắn xối xả vào các nơi trú ẩn của thường dân, gây nên bao đau thương mất mác về người và của. Tính chung trong đợt càn quét này, chúng đã giết hại khoảng 800 dân lành, trong đó hầu hết là người già, phụ nữ và trẻ con. Khắp nơi trong xã lúc này đâu đâu cũng nghe tiếng gào khóc của những gia đình nạn nhân, những chiếc khăn tang trắng xóa trên những mái đầu của những người may mắn thoát nạn, họ gào thét trong căm hờn và ghê tởm bởi tội ác khó dung; tuy đau thương, mất mát quá lớn lao, nhưng điều ấy không làm họ sờn lòng, mà càng nung nấu thêm lòng căm thù , họ quyết một lòng siết chặt tay nhau dưới sự lãnh đạo của Đảng trên trận tuyến chống Mỹ cho đến ngày thắng lợi cuối cùng.
    -----------------------------------------------------------------------------------------



    Trích dẫn Gửi bởi dongminhkh
    Thảm sát Mỹ Lai - Những hình ảnh:

    - Mỹ Lai là một địa danh bình yên như biết bao địa danh khác của Việt Nam. Có một điều khác biệt đó chính là nơi đã ghi lại dấu ấn dã man của quân đội Mỹ trong thời kỳ chiến tranh.

    Đó là ngày 16/3/1968. Đại đội Charlie của quân đội Mỹ đã tiến vào Mỹ Lai, huyện Sơn Tịnh tỉnh Quảng Ngãi với mệnh lệnh “tìm và diệt”, bắn vào bất kỳ vật gì chuyển động. Lính Mỹ bắt đầu bắn giết bừa bãi các thường dân gồm trẻ em, phụ nữ và người già không có một tấc sắt trong tay. Hậu quả là có tới 504 thường dân vô tội bị giết hại.

    Vụ việc tưởng chừng như đã rơi vào quên lãng. Nhưng cuối cùng công lý đã lên tiếng. Sự kiện Mỹ Lai đã được đưa ra ánh sáng hơn một năm sau đó. Tháng 11/1969, một loạt tạp chí gồm Time, Life và Newsweek đều đăng trên trang nhất những bức ảnh chi tiết về các dân làng bị chết dưới tay lính Mỹ ở Mỹ Lai.

    Và hơn 40 năm sau, ngày 19/8 vừa qua, lần đầu tiên, một trong những sĩ quan Mỹ tham gia vào vụ thảm sát Mỹ Lai, Trung tá William Calley, 66 tuổi, đã lên tiếng xin lỗi về vụ thảm sát dã man này.

    Những người phụ nữ và trẻ con này bị giết ngay chỉ sau mấy giây khi tấm hình này được chụp!













    Những hình ảnh trên đã lột tả hết những gì tàn ác nhất, ghê rợn nhất và cũng đau đớn nhất!


    Nhân chứng sống:bà Hà thị Qúy - 83 tuổi!


    Bia căm thù - Nhắc nhở cho thế hệ sau những tội ác của lính Mỹ gây ra cho quê hương.


    Và tương lai đang yên bình trở lại, với quá khứ đau thương đang còn đó nhắc nhở....
    Trung đội Mãnh hổ Mỹ thảm sát dân thường Quảng Ngãi

    Tờ Toledo Blade (Ohio, Mỹ), đã đăng tải loạt bài điều tra về các vụ tàn sát dân thường Việt Nam của lực lượng Mãnh Hổ thuộc sư đoàn không vận 101 (Lục quân), trong vòng 7 tháng từ tháng 7/1967 tại tỉnh Quảng Ngãi.

    Hầu hết các tội ác chiến tranh ở Việt Nam, như vụ thảm sát Mỹ Lai, thường tập trung vào một sự kiện trong một khoảng thời gian ngắn. Nhưng trong trường hợp của Mãnh Hổ, nó kéo dài tới 7 tháng, và khiến hàng trăm dân thường bị chết.

    Toledo Blade đã xem xét hàng nghìn tập tài liệu mật của lục quân Mỹ, các hồ sơ trong kho lưu trữ quốc gia, phỏng vấn các cựu thành viên Mãnh Hổ cũng như thân nhân những người đã chết.

    Trung đội Mãnh Hổ được Lục quân Mỹ thành lập mùa thu năm 1965, là một đơn vị do thám gồm 45 người được huấn luyện đặc biệt, có nhiệm vụ tìm kiếm và báo cáo về các vị trí của đối phương cho các lực lượng bộ binh và không quân Mỹ. Binh lính mặc đồng phục vằn da hổ. Họ có thể để râu và đeo vũ khí cạnh sườn. Khẩu hiệu của đơn vị này là “dùng quân du kích để đẩy lui quân du kích”.

    Để trấn an dân chúng Mỹ, các chỉ huy quân sự năm 1967 gửi sang một lực lượng hành động – bao gồm cả Mãnh Hổ - nhằm chống lại quân giải phóng tại một trong những khu vực quyết liệt nhất ở miền Nam Việt Nam: vùng cao nguyên.


    Các binh lính Mãnh Hổ đi tuần ở khu vực thung lũng Sông Vệ trong một bức ảnh do một cựu thành viên trung đội chụp năm 1967

    Nhưng một số lính Mãnh Hổ đã gây tội ác chiến tranh. Chúng ném lựu đạn vào những căn hầm có phụ nữ và trẻ em, bắn những người nông dân già đang làm việc trên cánh đồng, tra tấn và hành quyết tù nhân, sau đó cắt tai và da dầu của nạn nhân đeo vào cổ làm kỷ niệm. Một trong số lính Mãnh Hổ đá vào mặt những thường dân bị xử tử để lấy răng vàng của họ. Một số binh lính tìm cách ngăn cản những vụ giết chóc, nhưng các chỉ huy phớt lờ những lời can gián của họ.

    Lục quân Mỹ đã tiến hành điều tra những tội ác này năm 1971, và kéo dài 4 năm rưỡi. Đây là cuộc điều tra dài nhất trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam.

    Báo cáo về vụ việc được gửi tới cấp cao nhất trong Lầu Năm Góc và Nhà Trắng của tổng thống Nixon. Các cuộc điều tra kết luận rằng 18 binh lính đã phạm các tội ác chiến tranh, nhưng không ai bị truy tố. Cho đến nay người ta vẫn không rõ ai đã đưa ra quyết định cuối cùng này. Các hồ sơ bị chôn trong kho của lục quân kể từ năm 1975 và kết luận điều tra được giấu kín.

    Mới đây, trước những lời yêu cầu tái điều tra, Bộ Quốc phòng Mỹ nhận định vụ việc đã trải qua hơn 30 năm về trước và không có bằng chứng mới thực sự mang tính thuyết phục để mở lại vụ án.

    Về phía Việt Nam, trả lời câu hỏi của các phóng viên AP, AFP, DPA và Bloomberg về chùm phóng sự của Toledo Blade, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng tuyên bố: "Cuộc chiến tranh xâm lược của Hoa Kỳ đã gây ra nhiều đau thương và mất mát cho nhân dân Việt Nam. Với truyền thống nhân đạo và hoà hiếu, trong quan hệ với Hoa Kỳ cũng như với các nước đã có thời thù nghịch với Việt Nam, chúng tôi chủ trương thông qua hợp tác để tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy mối quan hệ song phương ngày càng tốt hơn và đó cũng chính là cơ sở để giải quyết những hậu quả do quá khứ để lại".

  7. #7
    Ngày tham gia
    Mar 2016
    Bài viết
    69
    Ðề: Ký ức đường Trường Sơn

    "Hội chứng Việt Nam" trong cựu binh Mỹ

    Kết thúc đã hơn 30 năm nhưng cho đến nay, cuộc chiến tranh Việt Nam vẫn tiếp tục là đề tài thời sự trong thị trường sách báo nước Mỹ.


    Các đại biểu tham dự Trại sáng tác văn học năm 2006 do Tạp chí Văn nghệ Quân đội và Cục chính trị Quân khu V tổ chức.


    Ngoài hàng loạt hồi ký, hồi tưởng, tổng kết của các tướng lĩnh, chính khách vừa là tác giả, vừa là những người trực tiếp điều hành cuộc chiến, ngày càng xuất hiện nhiều hơn tác phẩm của những sĩ quan cấp thấp và binh lính trực tiếp tham gia cuộc chiến tranh với nhiều vị trí khác nhau.

    Điều đáng nói là, thời điểm nở rộ của loạt sách này chính là lúc quan hệ bình thường giữa hai nước đã được thiết lập. Nếu như ở Mỹ, nhiều cuốn sách giai đoạn trước chỉ đơn thuần là “sám hối”, thì với mối quan hệ mới, các tác phẩm mới đã tạo một “hy vọng hồi sinh” cho nhân vật.

    Sau cuộc chiến, một bộ phận không nhỏ những binh sĩ Mỹ tham gia chiến đấu ở Việt Nam trở về trong bế tắc, day dứt, bất mãn, muốn đập phá, tự hủy hoại cuộc sống của mình vì không thể quay về đời sống bình thường.

    Trở lại Việt Nam, gặp một đất nước bình yên, những người dân thân thiện, họ đã tìm được ý nghĩa cuộc sống khi thấy có những việc đáng làm, đáng vì nó mà sống. Đó là thái độ nhìn thẳng vào cuộc chiến đã qua, góp sức hàn gắn vết thương đã gây ra cho Việt Nam, tạo mối hòa hiếu giữa hai đất nước, hai dân tộc.

    Sau sự kiện người cựu binh Mỹ F. Whitehurst gìn giữ cuốn nhật ký Đặng Thùy Trâm (nhờ thế mà cả nước dấy lên phong trào đọc sách về chiến tranh sôi nổi, và nơi người nữ bác sĩ anh hùng công tác và hy sinh giờ đã có một bệnh viện mang tên chị, chiến trường xưa giờ đã là một điểm du lịch), chúng ta lại có dịp tiếp cận và hiểu rõ hơn đời sống nội tâm không đơn giản của những người lính Mỹ tham chiến tại Việt Nam.

    Hai cuốn sách vừa được dịch và xuất bản ở Việt Nam được bạn đọc chú ý là “Không thể chuộc lỗi” của Allen Hassan, một bác sĩ tình nguyện từng ở Bệnh viện Quảng Trị năm 1968 (NXB Trẻ) và “36 năm một sự tỉnh thức” của Carey J Spearman (NXB Đà Nẵng), cũng là một nhân viên y tế từng ở Bệnh xá 91 Tuy Hòa thời điểm 1967-1968 giúp chúng ta hiểu thêm về cuộc chiến, nhìn từ phía Mỹ.

    Bằng những hình thức diễn đạt khác nhau, mỗi cuốn sách ghi lại hành trình nội tâm, nhân vật đi tìm kiếm sự minh bạch, xưng tội để có một “hóa đơn” (như cách nói của Carey J Spearman) thanh toán rạch ròi với quá khứ tội lỗi trong chiến tranh.

    Thời gian ở chiến trường Việt Nam của từng người lính Mỹ không dài, thậm chí với một số người còn là rất ngắn ngủi. Nhưng hầu như họ đều phải trả giá bằng cả phần đời còn lại của mình.

    Spearman kể về quãng đời sau chiến tranh nặng nề, bi thảm, cô đơn và bất lực của mình. Và điều này chỉ được giải thoát sau 36 năm, khi anh có dịp quay trở lại Việt Nam.

    Chính đời sống thanh bình nơi đây, không ai nhắc lại chuyện đau thương cũ, con người của mảnh đất bom đạn khi xưa nay đang cố gắng xóa bỏ hận thù, hướng tới tương lai thực sự đã là “liều thuốc hồi sinh” cho người lính đã từng gây tội ác trong cuộc chiến.

  8. #8
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Ký ức đường Trường Sơn

    Ký ức Trường Sơn qua một số hình ảnh tư liệu:


    Đường Hồ Chí Minh huyền thoại.


    Thiếu tướng Võ Bẩm, người đầu tiên mở đường Trường Sơn (1959)




    Bộ đội Trường Sơn
    .........

  9. #9
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Ký ức đường Trường Sơn

    Ngày về sau hơn 40 năm

    TT- – TTO - 40 năm. Một khoảng thời gian khá lâu nhưng cho đến tận hôm nay, hàng chục liệt sĩ hi sinh trong dịp tổng tiến công giải phóng nhà lao Quảng Ngãi vào mùa xuân Mậu Thân năm 1968 mới được tìm thấy ở tổ 9, phường Trần Phú, TP.Quảng Ngãi.

    Suốt ba ngày qua, hàng nghìn lượt người từ khắp nơi trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã về đây thắp hương tưởng niệm, tri ân ngày về muộn màng trước anh linh các liệt sĩ.

    Trong tiết trời mưa lạnh ẩm ướt, bà Phạm thị Quý (75 tuổi) ở tổ 9, phường Trần Phú, TP.Quảng Ngãi đã đội nón lá, choàng áo mưa đến nơi khai quật, thắp hương trước những hài cốt liệt sĩ vừa mới được khâm liệm xong. Cầm bó hương nghi ngút trên đôi bàn tay gầy guộc, bà Quý lặng lẽ đi cắm vào các lư hương trước các hài cốt liệt sĩ mà nước mắt lăn dài. “Sau hơn 40 năm vì nước quên mình, giờ đây các liệt sĩ mới được trở về, đến thắp vài nén nhang mà lòng tôi vô cùng cảm động. Mong sao còn hiện vật gì sót lại để thân nhân gia đình các liệt sĩ sớm nhận biết để đưa về đoàn tụ với quê hương”.

    Mặc cho từng đợt mưa không ngớt, lực lượng tìm kiếm phường Trần Phú, TP.Quảng Ngãi đã dựng lán trại tạm, khai quật hài cốt liệt sĩ đưa vào quách (hòm), khâm liệm ngay dưới hố sâu.

    Đặc biệt, lực lượng tìm kiếm đã đào lên được một tấm bia dưới hố chôn này dài 62 cm, ngang 25 cm. Trên mặt tấm bia có ghi rõ dòng chữ xếp theo chiều dọc từ trên xuống: Phần mộ: Nguyễn Địch (SN 1947), chết ngày 2-1 Mậu Thân 1968. Vợ Nguyễn Thị Thuận. Lập bia ở Quảng Ngãi, Q.Nghĩa Hành, xã Nghĩa Hưng, ấp Hiệp Phổ Nam. Bên cạnh đó, lực lượng tìm kiếm đã tìm thấy những chiếc khăn choàng có nhiều nút thắt, gương, lược và đôi dép cao su của nữ bộ đội, võng dù, lựu đạn, băng tiếp đạn.

    Xúc động trước ngày trở về sau hơn 40 năm các hài cốt liệt sĩ vùi trong lòng “đất lạnh”, những ngày qua, anh Bùi Phụ Lâm, người dân ở phường Trần Phú, TP.Quảng Ngãi đã tình nguyện “chạy ngược, chạy xuôi” lo từng bữa ăn cho lực lượng tham gia khai quật, tìm kiếm hài cốt các liệt sĩ, tỉ mẩn trong từng chén cơm, lư hương sưởi ấm hương hồn các liệt sĩ và xắn tay tham gia khai quật, khâm liệm hài cốt liệt sĩ.

    Anh Lâm tâm sự: “Mình sống bình yên như ngày hôm nay chính là nhờ thế hệ cha anh đã không tiếc máu xương đấu tranh đến hơi thở cuối cùng. Bây giờ may mắn tìm được hài cốt các liệt sĩ thì những người trẻ như tui phải có trách nhiệm để vong linh cha, anh sớm được đưa về nghĩa trang liệt sĩ, hương khói đàng hoàng”.

    Hòa trong dòng người đến thắp hương ngày về sau hơn 40 năm các liệt sĩ, nhiều bạn trẻ ở khắp các địa phương Quảng Ngãi cũng đến nơi khai quật, tỏ lòng tri ân trước anh linh các anh hùng liệt sĩ.

    Đứng trầm ngâm trước dãy hài cốt các liệt sĩ được phủ một màu cờ tổ quốc, Đào thị Kim Hoa (25 tuổi) mong ước: “Qua những hình ảnh, hiện vật, em thầm mong gia đình các liệt sĩ sẽ liên lạc tìm được người thân của mình, đưa về nhang khói. Hơn 40 năm các liệt sĩ đã lặng lẽ nằm dưới lòng đất, giờ là ngày về, đoàn tụ. Thắp hương tưởng nhớ các liệt sĩ mà lòng em thật tự hào, trân trọng và thầm biết ơn các liệt sĩ đã quên đi tuổi xuân của mình hi sinh cho sự nghiệp giải phóng đất nước. Chứng kiến buổi khai quật, tìm kiếm các liệt sĩ, chúng em càng thấy quí nhiều hơn những phút giây hạnh phúc, yên bình mà mình sống trong ngày hôm nay”.

    Sau hơn hai ngày tìm kiếm, đến 15 giờ chiều ngày 3-12, lực lượng tìm kiếm phường Trần Phú, TP.Quảng Ngãi đã tìm thấy 30 hài cốt liệt sĩ và nhiều hiện vật: Võng dù, lựu đạn, băng tiếp đạn, khăn choàng cổ, lược, gương, đôi dép cao su, dây cột võng, mũ lưỡi trai nhựa, ví da chứa đựng nhiều hình ảnh, tấm bia mộ… nằm dưới hố chôn tập thể tại tổ 9, phường Trần Phú, TP.Quảng Ngãi. Hàng nghìn lượt người dân Quảng Ngãi đã đến xem đợt khai quật và thắp hương tưởng niệm các liệt sĩ vừa được tìm thấy.

    MINH THU

  10. #10
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Ký ức đường Trường Sơn

    Diễn biến vụ thảm sát Mỹ Lai

    Đại đội Charlie thuộc tiểu đoàn 1, trung đoàn 20, sư đoàn bộ binh 23 của quân đội Mỹ đến Việt Nam năm 1967 và hầu như không tham chiến trong những tháng đầu tiên ở nước này.

    Sau cuộc tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân, thông tin tình báo của Mỹ cho rằng tiểu đoàn 48 của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam đang trú ẩn ở làng Sơn Mỹ thuộc tỉnh Quảng Nam. Quân đội Mỹ ra lệnh tấn công vào các ngôi làng, giao cho binh lính nhiệm vụ "tìm và diệt", đốt nhà cửa, giết vật nuôi, hủy hoại lương thực thực phẩm và có thể đầu độc cả các giếng nước.

    Sáng 16/3/1968, đại đội Charlie tiến vào Mỹ Lai, trung đội 1 mở đường, hai trung đội khác bao vây hai bên sườn, sau khi đã nã một loạt pháo và đạn dội xuống từ trực thăng. Không có một người lính "Việt Cộng" nào trong làng. Lính Mỹ bắt đầu bắn giết bừa bãi các dân thường, gồm trẻ em, phụ nữ và những ông già. Sau khi các thường dân đầu tiên ngã xuống, chúng bắn vào bất cứ thứ gì chuyển động.

    "Những tên lính dường như phát điên, bắn hạ tất cả những người không mang vũ khí, kể cả trẻ sơ sinh. Những gia đình ẩn nấp trong các ngôi nhà lá hoặc các căn hầm mong được yên thân cũng không được tha. Những người đã giơ tay hàng cũng không thoát khỏi cảnh bị bắn giết. ... Khắp trong làng, những cảnh bắn giết dã man diễn ra. Phụ nữ bị hãm hiếp tập thể; những người khác bị đánh, tra tấn, đập vào đầu bằng báng súng rồi sau đó bị đâm bằng lưỡi lê", hãng tin BBC mô tả.

    Sau đó, hàng chục thi thể nạn nhân đã bị những tên lính đẩy xuống một cái mương. Có những người thậm chí còn bị khắc chữ cái C - chữ đầu tiên của tên đại đội lính Mỹ - lên ngực.

    "Trông chẳng khác nào một bể máu dưới kia? Cái quái gì đang diễn ra thế", một viên phi công lái trực thăng phía trên bầu trời làng Mỹ Lai khi đó thốt lên.

    Giải cứu
    Phi công trực thăng Hugh Thompson, khi đó 24 tuổi, thuộc phi đội thám không, đã tận mắt chứng kiến hàng trăm người dân chết hoặc hấp hối khi bay qua làng. Anh và phi đội nhìn thấy một phụ nữ không vũ trang đang rũ xuống, bị đá vào người rồi bị bắn. Họ liên lạc bằng radio để tìm kiếm sự trợ giúp cho những người bị thương. Sau đó, chiếc trực thăng hạ cánh bên một con mương, nơi đó đầy những thi thể, và có cả những người bị thương. Thompson yêu cầu một người lính ở đó giúp đỡ những người còn sống.

    Tiếp đó, họ thấy một nhóm thường dân Việt Nam (lại chỉ toàn trẻ con, phụ nữ và ông già) trong một căn hầm mà lính bộ binh Mỹ đang tiến đến. Thompson hạ cánh và tuyên bố nếu toán lính bắn vào dân, anh sẽ giúp họ thoát khỏi nơi này. Có chừng 12-16 người trong hầm được đưa lên trực thăng thoát khỏi vụ thảm sát.

    Năm 1998, ba quân nhân Mỹ, gồm Hugh Thompson (phi công), Glenn Andreotta và Lawrence Colburn (phụ trách súng trên máy bay) được chínhphủ Mỹ trao huân chương vì đã ngăn chặn đồng ngũ giết chóc thường dân, giảm số thương vong trong vụ Mỹ Lai. Thompson và Colburn sau này đều trở lại ngôi làng và gặp lại những người được cứu sống.

    Đưa ra ánh sáng
    Nhà báo chuyên điều tra nổi tiếng thế giới Seymour Hersh, sau nhiều cuộc nói chuyện với William Laws Calley - người sau này bị buộc tội đã ra lệnh tiến hành vụ thảm sát Mỹ Lai - là người cho thế giới biết đến tội ác này. Tháng 11/1969, một loạt tạp chí gồm Time, Life và Newsweek đều đưa vụ việc lên trang nhất. Báo chí đăng những bức ảnh chi tiết về các dân làng bị chết dưới tay lính Mỹ ở Mỹ Lai.

    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó là Melvin Laird bình luận: "Có quá nhiều xác trẻ em nằm đó; những bức ảnh đó là sự thực".

    Tin tức kinh hoàng về vụ thảm sát hâm nóng thêm phong trào phản đối chiến tranh ở Việt Nam. Nhân dân Mỹ và thế giới đòi rút quân đội Mỹ khỏi miền Nam Việt Nam. Vụ Mỹ Lai cũng khiến nhiều thanh niên Mỹ có thêm lý do để phản đối việc đăng lính; những người vốn có tư tưởng phản chiến được tiếp thêm sức mạnh, những người đang lưỡng lự ngả hẳn sang phe phản chiến.

    Một trong những ảnh hưởng quan trọng nhất của vụ Mỹ Lai đối với người Mỹ và thế giới, đó là nó làm thay đổi thái độ của công chúng đối với cuộc chiến phi nghĩa và tàn bạo này. Những người vốn thờ ơ với cuộc tranh luận về chiến tranhhay hòa bình đã bắt đầu chú ý phân tích cuộc chiến một cách sâu sắc hơn. Những câu chuyện kinh hoàng về cuộc chiến cũng được dần đưa ra ánh sáng.

 

 
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •