Chào mừng đến với Diễn đàn Dân Kế Toán - Kế toán tổng hợp thực tế.
Kết quả 1 đến 2 của 2
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Bài thơ có 8 cách đọc

    Bài thơ này được truyền tụng khá lâu nhưng chưa biết tên tác giả và năm sáng tác. Bài thơ làm theo thể Đường luật, bảy chữ tám câu, luật trắc vần bằng (tổng cộng 56 chữ). Bài thơ đọc ngược hay đọc xuôi đều có nghĩa và đúng niêm luật thơ Đường, còn gọi là “thuận nghịch đọc”.

    1. Bài thơ gốc (bài 1):

    Ta mến cảnh xuân ánh sáng ngời
    Thú vui thơ rượu chén đầy vơi
    Hoa cài giậu trúc cành xanh biếc
    Lá quyện hương xuân sắc thắm tươi
    Qua lại khách chờ sông lặng sóng
    Ngược xuôi thuyền đợi bến đông người
    Xa ngân tiếng hát đàn trầm bổng
    Tha thướt bóng ai mắt mỉm cười.

    2. Đọc ngược bài gốc từ dưới lên, ta được bài 2:

    Cười mỉm mắt ai bóng thướt tha
    Bổng trầm đàn hát tiếng ngân xa
    Người đông bến đợi thuyền xuôi ngược
    Sóng lặng sông chờ khách lại qua
    Tươi thắm sắc xuân hương quyện lá
    Biếc xanh cành trúc giậu cài hoa
    Vơi đầy chén rượu thơ vui thú
    Ngời sáng ánh xuân cảnh mến ta.

    3. Bỏ hai chữ đầu mỗi câu trong bài gốc, ta được bài 3 (ngũ ngôn bát cú, luật bằng vần bằng):

    Cảnh xuân ánh sáng ngời
    Thơ rượu chén đầy vơi
    Giậu trúc cành xanh biếc
    Hương xuân sắc thắm tươi
    Khách chờ sông lặng sóng
    Thuyền đợi bến đông người
    Tiếng hát đàn trầm bổng
    Bóng ai mắt mỉm cười.

    4. Bỏ hai chữ cuối mỗi câu trong bài gốc, đọc ngược từ dưới lên, ta được bài 4 (ngũ ngôn bát cú, luật bằng vần bằng):

    Mắt ai bóng thướt tha
    Đàn hát tiếng ngân xa
    Bến đợi thuyền xuôi ngược
    Sông chờ khách lại qua
    Sắc xuân hương quyện lá
    Cành trúc giậu cài hoa
    Chén rượu thơ vui thú
    Ánh xuân cảnh mến ta.

    5. Bỏ ba chữ cuối mỗi câu trong bài gốc, ta được bài 5 (tám câu x bốn chữ):

    Ta mến cảnh xuân
    Thú vui thơ rượu
    Hoa cài giậu trúc
    Lá quyện hương xuân
    Qua lại khách chờ
    Ngược xuôi thuyền đợi
    Xa ngân tiếng hát
    Tha thướt bóng ai.

    6. Bỏ ba chữ đầu mỗi câu trong bài gốc, đọc ngược từ dưới lên, ta được bài 6 (tám câu x bốn chữ):

    Cười mỉm mắt ai
    Bổng trầm đàn hát
    Người đông bến đợi
    Sóng lặng sông chờ
    Tươi thắm sắc xuân
    Biếc xanh cành trúc
    Vơi đầy chén rượu
    Ngời sáng ánh xuân.

    7. Bỏ bốn chữ đầu mỗi câu trong bài gốc, ta được bài 7 (tám câu x ba chữ):

    Ánh sáng ngời
    Chén đầy vơi
    Cành xanh biếc
    Sắc thắm tươi
    Sông lặng sóng
    Bến đông người
    Đàn trầm bổng
    Mắt mỉm cười.

    8. Bỏ bốn chữ cuối mỗi câu trong bài gốc, đọc ngược từ dưới lên, ta được bài 8 (tám câu x ba chữ):

    Bóng thướt tha
    Tiếng ngân xa
    Thuyền xuôi ngược
    Khách lại qua
    Hương quyện lá
    Giậu cài hoa
    Thơ vui thú
    Cảnh mến ta.


    (Sưu tầm)

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Bài thơ có 8 cách đọc




    Trích dẫn Gửi bởi winki
    Bài thơ này được truyền tụng khá lâu nhưng chưa biết tên tác giả và năm sáng tác. Bài thơ làm theo thể Đường luật, bảy chữ tám câu, luật trắc vần bằng (tổng cộng 56 chữ). Bài thơ đọc ngược hay đọc xuôi đều có nghĩa và đúng niêm luật thơ Đường, còn gọi là “thuận nghịch đọc”.

    1. Bài thơ gốc (bài 1):

    Ta mến cảnh xuân ánh sáng ngời
    Thú vui thơ rượu chén đầy vơi
    Hoa cài giậu trúc cành xanh biếc
    Lá quyện hương xuân sắc thắm tươi
    Qua lại khách chờ sông lặng sóng
    Ngược xuôi thuyền đợi bến đông người
    Xa ngân tiếng hát đàn trầm bổng
    Tha thướt bóng ai mắt mỉm cười.

    2. Đọc ngược bài gốc từ dưới lên, ta được bài 2:

    Cười mỉm mắt ai bóng thướt tha
    Bổng trầm đàn hát tiếng ngân xa
    Người đông bến đợi thuyền xuôi ngược
    Sóng lặng sông chờ khách lại qua
    Tươi thắm sắc xuân hương quyện lá
    Biếc xanh cành trúc giậu cài hoa
    Vơi đầy chén rượu thơ vui thú
    Ngời sáng ánh xuân cảnh mến ta.

    3. Bỏ hai chữ đầu mỗi câu trong bài gốc, ta được bài 3 (ngũ ngôn bát cú, luật bằng vần bằng):

    Cảnh xuân ánh sáng ngời
    Thơ rượu chén đầy vơi
    Giậu trúc cành xanh biếc
    Hương xuân sắc thắm tươi
    Khách chờ sông lặng sóng
    Thuyền đợi bến đông người
    Tiếng hát đàn trầm bổng
    Bóng ai mắt mỉm cười.

    4. Bỏ hai chữ cuối mỗi câu trong bài gốc, đọc ngược từ dưới lên, ta được bài 4 (ngũ ngôn bát cú, luật bằng vần bằng):

    Mắt ai bóng thướt tha
    Đàn hát tiếng ngân xa
    Bến đợi thuyền xuôi ngược
    Sông chờ khách lại qua
    Sắc xuân hương quyện lá
    Cành trúc giậu cài hoa
    Chén rượu thơ vui thú
    Ánh xuân cảnh mến ta.

    5. Bỏ ba chữ cuối mỗi câu trong bài gốc, ta được bài 5 (tám câu x bốn chữ):

    Ta mến cảnh xuân
    Thú vui thơ rượu
    Hoa cài giậu trúc
    Lá quyện hương xuân
    Qua lại khách chờ
    Ngược xuôi thuyền đợi
    Xa ngân tiếng hát
    Tha thướt bóng ai.

    6. Bỏ ba chữ đầu mỗi câu trong bài gốc, đọc ngược từ dưới lên, ta được bài 6 (tám câu x bốn chữ):

    Cười mỉm mắt ai
    Bổng trầm đàn hát
    Người đông bến đợi
    Sóng lặng sông chờ
    Tươi thắm sắc xuân
    Biếc xanh cành trúc
    Vơi đầy chén rượu
    Ngời sáng ánh xuân.

    7. Bỏ bốn chữ đầu mỗi câu trong bài gốc, ta được bài 7 (tám câu x ba chữ):

    Ánh sáng ngời
    Chén đầy vơi
    Cành xanh biếc
    Sắc thắm tươi
    Sông lặng sóng
    Bến đông người
    Đàn trầm bổng
    Mắt mỉm cười.

    8. Bỏ bốn chữ cuối mỗi câu trong bài gốc, đọc ngược từ dưới lên, ta được bài 8 (tám câu x ba chữ):

    Bóng thướt tha
    Tiếng ngân xa
    Thuyền xuôi ngược
    Khách lại qua
    Hương quyện lá
    Giậu cài hoa
    Thơ vui thú
    Cảnh mến ta.


    (Sưu tầm)
    hay quá... ai làm ra bài thơ này đúng là tuyệt...:votay: đọc thế nào cũng thấy có ý nghĩa cả, lại hay nữa....:votay::votay:

 

 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •