1. Yêu nghề và đam mê:

Mấu chốt từ đây, nếu bạn không yêu nghề, bạn không đam mê với công việc của mình chắc chắn không bao giờ bạn đến đích cuối cùng. Hãy xác định thế mạnh của mình để xem có phù hợp với nghề đó không? Và cái gì khiến bạn làm việc hăng say, quên giờ giấc, đó chính là đam mê của bạn…
2. Nỗ lực 20.000 giờ liên tục:

Tập trung nỗ lực hết mình với công việc đó ít nhất trong 20.000 giờ liên tục. Với từng ấy thời gian hoàn toàn tập trung, cộng với niềm đam mê công việc, bạn nỗ lực gấp 2, thậm chí gấp 3 lần bình thường bạn sẽ thành công. Nỗ lực gấp 2 ở đây không phải là bạn làm một ngày 16 tiếng mà cũng với 8h làm việc bạn hãy biến hiệu xuất công việc của mình tăng lên gấp 2 lần, khi đó con đường thành công của bạn sẽ rút ngắn rất nhiều so với những người khác.
3. Nâng cao “chất lượng” tri thức:

Chính sách thuế, kế toán luôn thay đổi, bạn phải luôn cập nhật những điểm mới đó và đừng quên tìm cho mình những cẩm nang kế toán thuế chất lượng.
4. Thay đổi niềm tin giới hạn:

Gia đình: “Cố gắng học lấy cái nghề rồi tìm một công việc tốt, xin được vào nhà nước thì tốt, rồi mà ổn định cuộc sống con ạ”. Trường học: Chỉ dạy bạn tư duy trở thành những người “thợ” Đó là suy nghĩ của hầu hết những bậc phụ huynh Việt Nam và cũng là cách đào tạo của các trường học Việt Nam. Nó dần trở thành những niềm tin giới hạn con người với những khả năng phi thường của bạn. Bạn hãy thay đổi nó, chứng tỏ bạn là người hoàn toàn có thể thành công vượt trội. Bạn cũng bắt đầu từ những người thợ nhưng không mãi mãi như vậy.
5. Tìm hình mẫu:

Cùng ngành nghề của bạn có rất nhiều người thành công, họ đã trở thành những chuyên gia. Họ cũng xuất phát từ một người như bạn bây giờ. Vậy tại sao họ thành công: Họ đã nỗ lực liên tục không ngừng với niềm đam mê công việc trong 20.000 giờ liên tục. Đó chính là điều khác biết của họ so với nhiều người khác. Và họ đã thành công. Bạn hãy tìm đến những người đó, học hỏi từ họ. Chắc chắn bạn thành công và hoàn toàn có thể trở thành chuyên gia. Bạn cũng đừng lo, những người thành công họ rất thích chia sẻ. Bởi họ hiểu rằng “Cho đi kiến thức là nhận lại trí tuệ”.

(Nguồn: B�t quy?t h?c k? to�n)