Chào mừng đến với Diễn đàn Dân Kế Toán - Kế toán tổng hợp thực tế.
Kết quả 1 đến 4 của 4
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Báo cáo và giải trình năm 2007 của công ty cổ phần Cơ Khí Gang Thép

    Tại công ty cổ phần Cơ khí: Cổ đông trong công ty có gửi cho mình biên bản, về việc HĐQT công ty đã giải trình một số nội dung hạch toán và báo cáo của công ty năm 2007, qua xem xét mình thấy việc hạch toán và báo cáo như thế nào … ấy mình khó hiểu quá và thấy sao lại khác với chuẩn mực kế toán hiện tại, điển hình như thế này các bạn nhé:
    1. Giá trị nhập kho thành phẩm và bán thành phẩm: 409.523.444.881 đồng
    2. Giá trị sản phẩm đã bán: 305.814.498.622 (tồn kho là cuối kỳ 11.836.005.179 đ )
    Vậy khối lượng còn lại 7.189 tấn. Giá trị : 91.872.941.080 đồng đang ở đâu ?
    3. Tiền lương phải trả người lao động trực tiếp: 22.490.747.740 đồng Công ty chỉ trả cho
    công nhân trực tiếp có 9.765.465.399 đồng giá trị còn lại là: 12.725.282.341 đồng thế thì
    công ty đang để ở đâu nhỉ ? các bạn xem hộ mình trên các báo cáo của Cty nhé.
    4. Tài khoản có 154: 458.221.134.330 đồng và nợ 155: 314.186.179.960 đồng
    Mong các bạn tham gia xem xét và cho mình phương pháp hạch toán thế nào là chuẩn đúng theo chuẩn mực kế toán hiện tại nhé, cám ơn mọi người.
    Minh bạch, công khai trong báo cáo và giải trình của công ty đã chụp hình cụ thể như sau:











  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Báo cáo và giải trình năm 2007 của công ty cổ phần Cơ Khí Gang Thép

    Bảng cân đối phát sinh các tài khoản này nhỏ quá, lại hơi mờ, k đọc đc bạn ạ!
    có làm thế nào để đọc đc rõ hơn k vậy?

  3. #3
    Ngày tham gia
    Jan 2016
    Bài viết
    90
    Ðề: Báo cáo và giải trình năm 2007 của công ty cổ phần Cơ Khí Gang Thép

    Bạn dùng máy scan lên thì mới đọc rõ được

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Báo cáo và giải trình năm 2007 của công ty cổ phần Cơ Khí Gang Thép

    Chào bạn! Mình thấy nội dung bạn hỏi mình cũng thấy thú vị đấy, có điều là kế toán là nghề nợ nợ, có có lại có có, nợ nợ mình có xem báo cáo và giải trình thì thấy rất nhiều vấn đề nói đến, nhưng mình xem qua nội dung bạn hỏi thì mình thấy như thế này để bạn tham khảo xem có được không nhé.

    Nội dung thứ nhất và thứ hai của bạn cụ thể:
    Bạn ơi! trong biên bản trả lời của công ty ngày 27/11/2010 có nêu rõ khối lượng sản xuất và nhập kho là: 43.636 tấn, giá trị: 379.095.789.273 đồng + khối lượng tồn kho đầu kỳ 1.552 tấn. Giá trị: 12.427.655.608 đồng = 45.188 tấn. Giá trị: 409.523.444.881 đồng là số đã rõ trong biên bản giải trình của công ty rồi. Nè bạn! trong phần 2 của biên bản giải trình này công ty đã công nhận là đã bán là: 38.185,0985 tấn, giá trị là: 314.777.830.389 đồng khớp với trong bảng SX tiêu thụ và tồn kho. Phân tích trong bảng SX tiêu thu và tồn kho nhé: Trong giá trị công ty báo cáo đã bán gồm có bán ngoài là: 305.814.498.622 đồng, bán ngoài thì phải có doanh thu ngoài, ghi có TK 511( 5112) và xuất nội bộ, vậy xuất nội bộ là gì bạn! Chính là giá trị đã bán tại nội bộ bạn ạ, thì phải có doanh thu bán hàng nội bộ, ghi có TK 512 (5122 ) nhưng trong báo cáo của công ty không phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ TK 512 đâu. Bạn nên nhớ rằng Sản phẩm đã nhập kho để chuyển đi bán là đã có đầy đủ tất cả các loại chi phí sản xuất rồi, như có TK 621, 622, 627 điều đã tập hợp vào bên nợ TK 154 liên quan đến quá trình sản xuất trức tiếp và phục vụ SX rồi thì mới có được sản phẩm nhập kho và chuyển đi bán, vậy bán thành phẩm, hay là thành phẩm dù bán ngoài hay bán trong đơn vị, hay để làm công cụ dụng cụ phục vụ SX cho kỳ tới của công ty thì vẫn phải phản ánh đầy đủ doanh thu trong báo cáo, dù bán ngoài hay bán trong bạn ạ. Vậy sản phẩm của công ty báo cáo đã bán ghi có TK 155 là: 314.777.830.389 đồng nhưng tại sao nợ TK 632 chỉ có: 305.814.498.622 đồng, giá trị còn lại là: 8.963.340.767 đồng chính là giá trị xuất tại đơn vị, giá trị này tại sao Cty không hề phản ánh doanh thu nhỉ ? “ Bạn nên nhớ là hàng đã sản xuất và nhập kho để chuyển bán là đã kết thúc công đoạn gia công chế biến, đã có đủ tất cả các chi phí rồi. Nếu xuất tại đơn vị để phục vụ SX tiếp cho kỳ sau vẫn phải tính doanh thu coi như đi mua ngoài, như đã nêu trên” bạn nên hỏi rõ xếp trong Cty nhé! Đồng thời bạn nên xem phương pháp hạch toán có TK155,nợ 632, có 511,512 thì sẽ rõ thôi bạn ạ.

    Nội dung thứ ba của bạn là:
    Mình xem trên bảng cân đối và các báo cáo của công ty thì thấy tiền lương lằng nhằng quá, sao Cty hạch toán không được rõ ràng lắm, cụ thể như thế này:
    * Có TK 334.1 công ty báo cáo tiền lương tính vào giá thành sản phẩm là: 20.860.186.642 đồng + 1.630.561.098 đồng (các khoản trích theo lương theo chế độ Nhà nước quy định, gồm 3382, 3383, 3384) = 22.490.747.740 đồng đây là tiền lương công nhân trực tiếp, tính vào giá thành sản phẩm định khoản là: Có TK 334 phải trả người lao động, nợ TK 622, chi phí nhân công trực tiếp, nợ 627,CP SX chung .Có TK 338 phải trả phải nộp khác (33821, 33822, 33831, 33841). Nợ TK 622, 627 chi phí công nhân trực tiếp, chi phí SX chung. Nhưng tại sao công ty lại báo cáo đây là nguồn tiền lương của toàn công ty là sai rồi bạn ạ. Bởi đây là tiền lương tính vào giá thành sản phẩm, còn lương của bộ phận bán hàng và bộ phận QLDN đều tính sau lợi nhuận gộp bạn nhé, như công ty báo báo thì lương bán hàng và lương QLDN công ty đều tính vào giá thành sản phẩm một lần rồi, sau lợi nhuận gộp công ty lại tính tiếp lương bán hàng và QLDN một lần nữa như vậy là lương QLDN công ty tính hai lần là sai rồi. “ bạn xem kỹ lại báo cáo trên bảng cân đối đi thì sẽ rõ ngay thôi mà ”
    * Tiền ăn ca công ty báo cáo ở TK 334.2 cũng đều tính vào tiền lương là: 1.306.000.000 đồng nhưng thực tế công ty mới chi ăn ca có: 692.643.000 đồng vậy giá trị tiền ăn ca còn lại là : 613.357.000 đồng tại sao Cty không thực hiện chi hết nhỉ ? vậy chẳng lẽ nào công nhân đi làm gần sáu tháng nhịn ăn hả bạn ? Hay là chỉ ăn một nửa khẩu phần liệu có đủ sức khỏe làm việc lâu dài không ? ( bạn nên xem kỹ ở trong bảng cân đối và sách sẽ hiểu ngay )
    * Tổng cộng tiền lương tính vào giá thành sản phẩm gồm: Tiền lương tính vào giá thành sản phẩm của công nhân trực tiếp là: 22.490.747.740 đồng + 1.306.000.000 đồng ( tiền ăn ca ) = 23.796.747.740 đồng ( khoản tiền này đã tính vào giá thành sản phẩm, vì vậy chính là tiền của bộ phận sản xuất trực tiếp bạn nhé ).
    * Tiền lương của bộ phận QLDN sau lợi nhuận gộp là: 2.140.325.412 đồng
    * Tổng cộng nhé bạn: 23.796.747.740 đồng ( tiền lương sản phẩm ) + 2.140.325.412 đồng ( tiền lương QLDN ) = 25.937.073.152 đồng ( đây là tiền lương toàn công ty bạn ạ )
    * Tính tổng tiền lương đã trả toàn công ty nhé: 25.937.073.152 đồng - 7.311.376.610 đồng ( đây là lương sản phẩm đã trả của bộ phận sản xuất chính ) – 2.454.088.789 đồng ( đây là lương sản phẩm đã trả của bộ phận phục vụ ) - 692.643.000 đồng ( đây là tiền ăn ca đã trả) - 2.140.325.412 đồng ( đây là tiền lương QLDN đã trả ) = 13.338.639.341 đồng ( đây là số tiền lương chênh lệch công ty chưa trả người lao động trực tiếp, là số dư có của TK 334 bạn nhé ). Để ngắn gọn căn cứ vào số tiền lương Cty báo cáo phải trả và số tiền lương Cty thực tế đã trả định khoản thế này. Có TK 334 Có TK 338 (33821, 33822, 33831, 33841) = 25.937.073.152 đồng Nợ TK 622, 627 = 10.458.108.399 đồng ( đây là tiền lương tính vào giá thành sản phẩm đã trả ) Nợ TK 641, 642 = 2.140.325.412 đồng ( đây là số tiền đã trả cho bộ phận bán hang và QLDN ).
    * Tổng đã trả là: 12.598.433.811 đồng = 10.458.108.399 đồng + 2.140.325.412 đồng.
    * Số chưa trả là: 13.338.639.341 đồng = 25.937.073.152 đồng - 12.598.433.811 đồng
    * Tóm lại; Để dễ hiểu bạn chỉ cần tập hợp toàn bộ các khoản tiền lương phải trả người lao động đã tính vào giá thành sản phẩm gồm bên có của TK 622, 627 và bên có của TK 338 (trích theo lương 3382, 3383, 3384) và bạn tập hợp toàn bộ chi phí tiền lương của bộ phận không được hạch toán vào giá thành sản phẩm gồm bên có TK 641, 642 và bên có của TK 338 (trích theo lương 3382, 3383, 3384) là biết được toàn bộ tiền lương của toàn Cty bạn ạ.
    * Còn để biết được số chênh lệch tiền lương thì bạn lấy tổng số phải trả trừ đi số thực tế đã trả là ra thôi mà bạn, như đã nêu ở trên đó bạn.

    Nội dung thứ tư của bạn là:
    Bên có của TK 154 trên báo cáo của công ty bạn thấy đó gồm có 03 tiểu khoản là: 1541, 1542, 1543 trước hết bạn phải phân biệt được nội dung của từng tiểu khoản cụ thể là thế này nhé.
    • Có TK 1541 là phản ánh loại sản phẩm, nhóm sản phẩm ( đây chính là thành phẩm đã sản xuất hoàn chỉnh nhập kho hoặc chuyển đi bán).
    • Có TK 1542 là phản ánh loại sản phẩm, nhóm sản phẩm như công ty báo cáo là hàng bán thành phẩm, vậy hàng bán thành phẩm là gì ? là loại mặt hàng chưa gia công chế biết hoàn chỉnh thì gọi là hàng bán thành phẩm, ví dụ đơn giản, dễ hiểu như khách hàng chỉ đặt công ty sản xuất cho khách hàng một cái trục cán trơn, chưa hoàn chỉnh “ Cty không phải gia công lỗ hình, bởi lỗ hình bên khách hàng tự giá công lấy ” đó gọi là hàng bán thành phẩm bạn ạ. Bên có này nhập kho hoặc chuyển bán ngay.
    • Có TK 1543 là phản ánh giá trị đã hoàn thành của việc sản xuất phụ, vậy sản xuất phụ là gì, bạn nên nhớ sản xuất phụ là ngoài công việc sản xuất chính của công ty.

    Xác định bên có của TK 154 bạn nhé!
    * TK 1541 số dư đầu kỳ là: 1.642.708.513 đ + 396.009.849.319 đ ( phát sinh trong kỳ ) = 397.652.557.832 đ - 3.141.425.039 đ (tồn kho, số dư cuối kỳ) = 394.511.132.793 đ.
    * TK 1542 số dư đầu kỳ là: 3.596.585.166 đ + 64.585.222.313 đ ( phát sinh trong kỳ ) = 68.181.807.479 đ - 5.124.144.874 đ (tồn kho, số dư cuối kỳ) = 63.057.662.605 đ
    * TK 1543: Giá trị của công việc sản xuất phụ đã hoàn thành là: = 652.338.932 đ
    Tổng cộng giá trị đã hoàn thành của ba tiểu khoản 1541, 1542,1543 = 458.221.134.330 đ
    Giá trị này là phản ánh vào bên có của TK 154, mà bên có của TK 154 là phản ánh giá trị của khối lượng công việc đã hoàn thành kết thúc công đoạt gia công chế biến, nhập kho hoặc chuyển đi bán, nếu sản phẩm nhập kho thì phải định khoản nợ TK 155, nếu sản phẩm gửi đại lý bán định khoản nợ TK 157, nếu sản phẩm bán ngay định khoản nợ TK 632

    Nè bạn, xác định sản phẩm đã tiêu thụ nhá!
    * Cty báo cáo bên có TK 154 là: 458.221.134.330 đồng ( số phát sinh trong kỳ ) + 12.427.655.608 đồng (tồn kho, số dư đầu kỳ) = 470.648.789.938 đồng - 11.836.005.179 đồng (tồn kho, số dư cuối kỳ) = 458.812.784.759 đồng nè bạn ơi, đây là giá trị đã tiêu thụ mới là đúng đó bạn ạ. Bạn xem phương pháp hạch toán có TK 154 và Nợ TK 155 và có TK 155 trong sách có nói rất rõ ràng phương pháp hạch toán của từng tài khoản, bạn nhá!

    Xác định đã tiêu thụ, chênh lệch nhé:
    * Cty báo cáo đã bán, bên có TK 155 là: 314.777.830.389 đồng - 8.963.340.767 đồng ( hàng xuất vào đơn vị như đã nêu ở phần một ) còn lại nợ TK 632 chỉ có: 305.814.498.622 đồng giá trị này đã bán thể hiện rất rõ trên báo cáo của công ty rồi, bạn xem kỹ đi nhé!
    * Chênh lệch là: 152.998.286.137 đồng = 458.812.784.759 đồng - 305.814.498.622 đồng.
    Vậy về việc này bạn nên hỏi xếp trong công ty để biết rõ hơn chi tiết bạn ạ. Chào bạn nhé!

 

 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •