Chào mừng đến với Diễn đàn Dân Kế Toán - Kế toán tổng hợp thực tế.
Kết quả 1 đến 7 của 7
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Hệ thống sổ sách kế toán chuyên nghiệp

    Cả nhà ơi làm ơn cho em hỏi với ạ. Em mới đi làm nên kinh nghiệm chưa có được nhiều. Công ty em thành lập cũng được vài năm rùi. Nhưng kế toán cũ làm sổ sách và quy trình lung tung không được tốt. Mọi người có thể cho em xin quy trinh hệ thống làm kế toán và sổ sách trong công ty theo 1 quy trình và chuyên nghiệp được không ạ. Em phải làm cả kế toán quản trị nữa ạ. Ai có kinh nghiệm cho em xin với ạ.
    Em cảm ơn anh chị nhiều ah.

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Hệ thống sổ sách kế toán chuyên nghiệp

    Sắp xếp chứng từ, sổ sách và lưu trữ sổ sách theo quyết định 15 như thế nào là hợp lý
    1 - Công tác sắp xếp chứng từ gốc
    - Chúng ta cần sắp xếp chứng từ gốc hàng tháng theo tuần tự của bảng kê thuế đầu vào đầu ra đã in và nộp báo cáo cho cơ quan thuế hàng tháng: Bắt đầu tư tháng 1 đến tháng 12 của năm tài chính , các chứng từ gốc: hóa đơn đầu vào đầu ra được kẹp chung với tờ khai thuế GTGT hàng tháng đã nộp cho cơ quan thế
    - Mỗi chứng từ hoặc một nhóm chứng từ phải kèm theo
    Hóa đơn bán ra phải kẹp theo Phiếu thu nếu bán ra hoặc thu tiền vào đồng thời kẹp thêm phiếu xuất kho , kẹp theo hợp đồng và thanh lý nếu có.
    Hóa đơn mua vào (đầu vào) phải kẹp với phiếu chi và phiếu nhập kho, phiếu đề nghị thanh toán kèm theo hợp đồng , thanh lý nếu có.
    Nếu bán chịu phải kẹp phiếu kế toán (hay phiếu hoạch toán) và phiếu xuất kho kèm theo hợp đồng , thanh lý nếu có. ,...
    Tất cả phải có đầy đủ chữ ký theo chức danh.
    - Kẹp riêng chứng từ của từng tháng, mỗi tháng một tập có bìa đầy đủ.

    2 - Sắp xếp báo cáo đã nộp cho cơ quan thuế
    - Đi kèm theo chứng từ của năm nào là báo cáo của năm đó. Một số báo cáo thường kỳ là: Tờ khai kê thuế GTGT hàng tháng, Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, Xuất Nhập Khẩu, Môn Bài, Tiêu thụ đặc Biệt, báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý
    - Báo cáo tài chính, quyết toán thuế TNDN, TNCN, hoàn thuế kèm theo của từng năm

    3 - Chuẩn bị sổ sách đã in hàng năm (theo hình thức NCK)
    - Sổ nhật ký chung
    - Sổ nhật ký bán hàng
    - Sổ nhật ký mua hàng
    - Sổ nhật ký chi tiền
    - Số nhật ký thu tiền
    - Sổ chi tiết công nợ phải thu cho tất cả các khách hàng
    - Sổ chi tiết công nợ phải trả cho tất cả các nhà cung cấp
    - Biên bản xác nhận công nợ của từng đối tượng (nếu có) cuối năm.
    - Sổ quỹ tiền mặt và sổ chi tiết ngân hàng.
    - Sổ cái các tài khoản: 131 , 331, 111, 112, 152, 153, 154, 155, 211, 214,...621, 622, 627, 641, 642,...Tùy theo doanh nghiệp sử dụng quyết định 48 hoặc 15.
    - Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm tài sản cố định
    - Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm công cụ dụng cụ
    - Sổ khấu hao tài sản cố định
    - Sổ khấu hao công cụ dụng cụ
    - Thẻ kho/ sổ chi tiết vật tư
    - Bảng tổng hợp nhập xuất tồn từng kho
    - Toàn bộ chứng từ đã nhập đều phải in ra ký (đầy đủ chữ ký).
    Lưu ý: số thứ tự các phiếu phải được đánh và sắp xếp tuần tự.

    4 - Sắp xếp các hợp đồng kinh tế
    - Sắp xếp đầy đủ theo tuần tự từng hợp đồng đầu vào/ đầu ra:
    Kiểm tra các biên bản, giấy tờ của từng hợp đồng nếu có: hợp đồng, biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng

    - Hợp đồng lao động và hệ thống thang bảng lương: hợp đồng lao động, bảng lương, phải có chữ ký đầy đủ
    - Các quyết định bổ nhiệm, điều chuyển công tác, tăng lương.

    5 - Hồ sơ pháp lý
    - Chuẩn bị đầy đủ cả gốc và photo công chứng (xác thực).
    - Các công văn đến/đi liên quan đến cơ quan thuế
    6 – Kiểm tra chi tiết khác:
    Kiểm tra tra đối chiếu giữa sổ chi tiết với sổ tổng hợp tài khoản (sổ cái)
    Kiểm tra đối chiếu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh so với sổ định khoản: hóa đơn đầu ra – vào và sổ kế toán
    Kiểm tra đối chiếu công nợ khách hàng
    Kiểm tra các khoản phải trả
    Kiểm tra dữ liệu nhập và khai báo thuế giữa hóa đơn đầu vào – ra với bảng kê khai thuế
    Đầu vào và đầu ra có cân đối
    Kiểm tra ký tá có đầy đủ
    Kiểm tra lại xem định khoản các khoản phải thu và phải trả định khoản có đúng
    Kiểm tra lại bảng lương xem ký có đầy đủ, số liệu trên sổ cái 334 và bảng lương có khớp : Đối với nhân viên phải có hồ sơ đầy đủ
    Nội dung công việc sẽ thực hiện :
    1. Kiểm tra sự phù hợp của các chứng từ kế toán;
    2. Kiểm tra việc định khoản, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh;
    3. Kiểm tra việc lập và kê khai báo cáo thuế VAT hàng tháng;
    4. Kiểm tra lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp;
    5. Kiểm tra hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân;
    6. Kiểm tra việc lập báo cáo tài chính theo quy định;
    7. Điều chinh các sai sót, chưa phù hợp với quy định của pháp luật;
    8. Thiết lập lại số sách kế toán, báo cáo thuế theo đúng quy định của các luật thuế;
    9. Thực hiện điều chỉnh các báo cáo thuế khi có sai lệch;
    10. Làm việc và giải trình với cơ quan thuế.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Hệ thống sổ sách kế toán chuyên nghiệp

    Đúng cái em cần! :giavo::giavo::giavo:

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Hệ thống sổ sách kế toán chuyên nghiệp

    Anh Chu Đình Xinh ơi, anh cho em hỏi ngoài hệ thống sổ sách thì các quy trình kế toán như thế nào là đúng và chuyên nghiệp ạ. Như khi tạm ứng tiền thì cần phải có những giấy tờ gì đi kèm,... anh giúp em với ạ. Để em hoàn thiện sổ sách và quy trình kế toán của công ty ạ. Em cảm ơn anh nhiều ạ

  5. #5
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    5
    Ðề: Hệ thống sổ sách kế toán chuyên nghiệp

    Anh ơi, đơn hàng bao nhiêu tiền thì phải có hợp đồng cho cả bên mua và bên bán ạ. Trong cùng một đơn hàng nếu thanh toán 50% qua ngân hàng rùi, số còn lại <20tr thì có bắt buộc phải thanh toán nốt qua ngân hàng không hay là mình có thể thanh toán bằng tiền mặt được ạ. và 1 đơn hàng bắt đầu ký hợp đồng cho đến khi kết thúc thì hạn xuất hoá đơn đỏ là bao lâu ạ. Anh có thể nói rõ hơn trong lĩnh vực dịch thuật công chứng được không ạ. Em cảm ơn anh nhiều ạ.

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Hệ thống sổ sách kế toán chuyên nghiệp

    Nhiều chữ đọc hoa cả mắt, ông Sinh xem lại quy trình phiếu nhập kho, bước 5, ông nói là:


    Bước 5: Chuyển Phiếu nhập kho cho thủ kho tiến hành việc kiểm nhận, nhập hàng, ghi sổ và ký Phiếu nhập kho.
    , cái này chỉ là lý thuếyt thôi, thực tế thì khi người giao hàng đến, thủ kho sẽ nhận hóa đơn, ký nhận số lượng thực tế phía sau hóa đơn (có biên bản giao nhận thì ký) sau đó chuyển cho kế toán lập phiếu nhập sau, chứ làm j có chuyện kế toán làm phiếu nhập trước rồi mới chuyển cho thủ kho kiểm số lượng sau, vậy trong thời gian kế toán làm phiếu nhập thì thủ kho không kiểm đếm, nhập hàng ah`, để lung tung ,mất ai chịu.......

  7. #7
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    7
    Ðề: Hệ thống sổ sách kế toán chuyên nghiệp

    Đấy là quy trình danh cho công ty có quy mô lớn mỗi người một việc đảm nhận ko chồng chéo chức năng, còn đối với công ty nhỏ thì một người làm kiêm cả luôn đó bạn, do đó lý thuyết chỉ là khuôn mẫu sáo rỗng và sẽ là mớ bong bong nếu công tác quản lý ở đó non kém ,khi đi làm phải biết ứng biến vận dụng cho phù hớp với công tác quản lý,
    ở tư nhân và công ty nhỏ: 1 người kế toán làm hết tất cả các chức năng : đánh hợp đồng, báo giá, thanh lý, nghiệm thu, làm kiêm thủ kho, nhân sự: tuyển dụng phỏng vấn, lo các vấn đề chạy vật tư giao nhận hàng, lo các thủ tục thuế má, số sách , viêt hóa đơn..........
    Tuy cơ ứng biến, sao cho phù hợp với tình hình thực tại công ty bạn là được không nhất thiết dập khuôn theo ai
    chỉ cần mẫu các giấy tờ hợp lý đủ tiêu chuẩn bộ tài chính và thuế má, có ký tá đầy đủ là hợp lệ rồi, còn quy trình nó đi như thế nào đôi khi người ta còn ko quan tâm đâu bạn



    Trích dẫn Gửi bởi lamquang111
    Nhiều chữ đọc hoa cả mắt, ông Sinh xem lại quy trình phiếu nhập kho, bước 5, ông nói là: , cái này chỉ là lý thuếyt thôi, thực tế thì khi người giao hàng đến, thủ kho sẽ nhận hóa đơn, ký nhận số lượng thực tế phía sau hóa đơn (có biên bản giao nhận thì ký) sau đó chuyển cho kế toán lập phiếu nhập sau, chứ làm j có chuyện kế toán làm phiếu nhập trước rồi mới chuyển cho thủ kho kiểm số lượng sau, vậy trong thời gian kế toán làm phiếu nhập thì thủ kho không kiểm đếm, nhập hàng ah`, để lung tung ,mất ai chịu.......


    ---------- Post added at 10:46 ---------- Previous post was at 10:26 ----------

    Thông thường hóa đơn > 20 triệu thì làm hợp đồng kinh tế, việc lập hợp đồng kinh tế chỉ để
    Một là : hợp thức hóa ( mua hóa đơn ko lấy hàng hóa )
    Hai : danh cho các công ty hoặc đơn vị nhà nước có nơi quy đinh hóa đơn từ >=2 triệu phải có hợp đồng, vì công ty nhà nước việc thu chi thông qua kho bạc nên phải có giấy tờ đúng quy trình thủ tục
    Ba : việc làm hợp đồng là để thống nhất các điều khoản, và ràng buộc nhau về mặt pháp lý và cũng là cơ sở để kiện tụng khi ra tòa

    Nếu đơn hàng đó tổng giá thanh toán < 20 triệu thì thanh toán tiền mặt hay ngân hàng đều được, kể cả 1 nửa = tiền mặt, 1 nữa = ngân hàng
    Nếu đơn hàng đó tổng thanh toán > 20 triệu thì phải thanh toán qua ngân hàng thì bên em mới được khấu trừ phần thuế GTGT tương ứng, còn nêu thanh toán = tiền mặt thì phần thuế ko được khấu trừ mà đưa vào nguyên giá hoặc chi phí, nếu thánh toán = 1 nữa = ngân hàng và 1 nữa tiền mặt thì cái nữa ngân hàng kia được khấu trừ thuế đầu vào, còn cái nữa tiền mặt kia ko được khấu trừ thuế đầu vào
    Khi ký hợp đồng có ghi rõ ngày bắt đầu và ngày kết thúc hợp đồng
    Vậy khi kết thúc hợp đồng bàn giao sản phảm cho khách hàng, làm biên bản xác nhận khối lượng và quyết toán ( cái này hợp với xây dựng, còn thương mại or khác thì làm biên bản giao nhận xác đinh khối lượng, số lượng bàn giao
    Làm thanh lý hợp đồng ; lúc thanh lý hợp đồng là lúc bạn có thể viết hóa đơn được rồi
    Tại thời điểm nghiệm thu bàn giao bên kia + thanh lý hợp đồng là lúc bạn xuất hóa đơn đỏ được rồi, còn nếu kéo dài ko xuất ra thuế sẽ nói bạn đang trốn tránh thuế và sẽ phạt
    Thời gian của hợp đồng do hai bên thỏa thuận: ví dụ bạn nhận dịch 100 trang = năng lực ngữ văn của bạn bạn áng trừng 10 ngày là dịch xong thì bạn trao đổi với bên kia rằng 11 ngày là xong mục đích nếu bạn làm xong 10 ngày giáo sớm thì tốt khách hàng đánh giá cao bạn, còn hẹn 10 ngày mà 11 ngày mới xong thì lần sau tìm chỗ khác
    Nếu bạn áng trừng 10 ngày xong mà khách đòi 5 ngày là xong vượt quá khả năng của bạn thì hai bên ko đến thỏa thuận chung hủy bỏ giao ước



    Trích dẫn Gửi bởi mua_1603
    Anh ơi, đơn hàng bao nhiêu tiền thì phải có hợp đồng cho cả bên mua và bên bán ạ. Trong cùng một đơn hàng nếu thanh toán 50% qua ngân hàng rùi, số còn lại <20tr thì có bắt buộc phải thanh toán nốt qua ngân hàng không hay là mình có thể thanh toán bằng tiền mặt được ạ. và 1 đơn hàng bắt đầu ký hợp đồng cho đến khi kết thúc thì hạn xuất hoá đơn đỏ là bao lâu ạ. Anh có thể nói rõ hơn trong lĩnh vực dịch thuật công chứng được không ạ. Em cảm ơn anh nhiều ạ.


    ---------- Post added at 10:52 ---------- Previous post was at 10:46 ----------

    Việc xuất hóa đơn đúng là khi kết thúc giai đoạn hoàn thành công trình hạng mục hay sản phẩm có biên bản bạn giao , hay biên bản nghiệm thu thì mơi có căn cứ xuất hóa đơn
    Nhưng khi đi làm thì người ta ứng cho bạn thì bắt bạn xuất hóa đơn, hoặc kí xong hợp đồng bắt bạn xuất hóa đơn rồi mới chuyển tiền ứng tất cả là do yêu cầu quản lý của chủ đầu tư thôi mình muốn có tiền nên đành nhắm mắt viết để thu tiền ứng chứ theo luật là sai hoàn toàn

 

 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •