Chào mừng đến với Diễn đàn Dân Kế Toán - Kế toán tổng hợp thực tế.
Kết quả 1 đến 5 của 5
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Vẻ đẹp của những con sông quê bạn...


    Sông Thu Bồn Quảng Nam



    Sáng sớm trên sông Thu quê hương

    Sông Thu Bồn bắt nguồn từ vô số những con suối nhỏ róc rách chảy xuống từ ngọn núi Ngọc Linh ở chỗ giáp giới hai tỉnh Quảng Nam – Kon Tum (thuộc huyện Duy Xuyên). Sông Thu Bồn như một dòng mạch tràn đầy sinh lực của mảnh đất Quảng Nam - Đà Nẵng, len lỏi qua những vùng núi non hiểm trở mạn tây Quảng Nam rồi đổ xuống các cánh đồng phì nhiêu.

    Qua chặng đường dài hàng trăm cây số, khi ầm ầm băng qua các ghềnh thác, khi thênh thang băng qua những đồng ruộng phì nhiêu, làng mạc trù phú, khi ghé qua những vùng kỹ nghệ phát đạt, mỗi một đoạn sông biểu hiện một dáng dấp riêng. Nhưng bất cứ ở đâu, Thu Bồn cũng là một dòng sông hài hòa sự kết hợp giữa vẻ đẹp của thiên nhiên với sự phong phú của cải được bàn tay và khối óc của người đất Quảng gây dựng.Từ Trà Mi, dòng sông đổ về Tiên Phước. Phía dưới Tiên Phước có Thác Cả, nước đổ trắng xóa như một dải thắt lưng lụa bạch trên nền áo xanh của rừng núi. Nơi đây không gian tĩnh mịch, chỉ đôi khi mới có một đàn voi xuất hiện lội qua sông, làm náo động dòng nước ào ào. Qua khỏi Trà Linh, sông lượn mình giữa hai ngọn núi cao sừng sững như bức tường gọi là hòn Kẽm. Chân núi hòn Kẽm có nhiều phiến đá trắng, trên đó còn lưu giữ những chữ cổ Chiêm Thành. Đến Giao Thủy, sông Thu Bồn đón nhận nhánh sông Vu Gia từ Hà Tân đổ về để cùng chảy về phía Nam, rồi chia làm hai nhánh bao bọc lấy vùng Gò Nổi. Từ đó hai dòng chảy qua Chợ Củi, Câu Lâu và cuối cùng hòa nhập để ra Cửa đại. Những vùng bãi bồi ở Duy Xuyên, Điện Bàn có sông Thu Bồn chảy qua còn lưu giữ những câu chuyện nên thơ và cảm động.


    Dân gian vẫn truyền nhau câu chuyện nàng thôn nữ Chiêm Sơn. Chúa thượng Nguyễn Phước Lan lúc còn trẻ sống với cha là Thụy Quận Công đang trấn thủ Quảng Nam, tại dinh trấn Thanh Chiêm. Vào một đêm trăng, công tử Nguyễn Phước Lan cùng cha thả thuyền rong chơi trên dòng Thu Bồn. Giữa đêm trăng thanh vắng bỗng có tiếng hát véo von từ một nương dâu vọng lại. Thuyền rồng vội ghé đậu ở ghềnh điện Châu. Và dưới bãi dâu xanh nhuộm ánh trăng vàng, Nguyễn Phước Lan - sau này là Chúa thượng, đã bàng hoàng trước sắc đẹp của cô thôn nữ họ Đoàn, người huyện Tiên Phước, thuộc phủ điện Bàn. Chúa cho rước về cung và cô hái dâu họ Đoàn bên dòng sông Thu Bồn kia trở thành Hiếu Chiêu Hoàng hậu, mẹ của Thái Tôn Nguyễn Phước Tần tức chúa Hiền. Hiện nay, ở Chiêm Sơn (Duy Xuyên), về phía Tây Gò Cốc Hùng, còn có lăng Vĩnh Viễn, thờ bà Hiếu Chiêu hoàng hậu. Dòng sông Thu Bồn cũng sâu sắc lắng đọng trong ký ức và tình cảm của nhiều văn sĩ đất Quảng. Trong bài thơ "Từ vùng đất quê hương", nhà văn Nguyễn Văn Bổng viết về dòng sông Thu Bồn: "Từ làng tôi đi Hội An thì buổi chiều ra bến trên sông Thu Bồn, xuống đò. Tối, đò nhổ, rời bến, lúc chống chèo, lúc căng buồm chạy phăng phăng trên mặt nước. Nửa đêm thức giấc, chập chờn trong tiếng hò. Tiếng hò văng vẳng đâu sau lái đò mình; ơi ới trên những chiếc khác cùng xuôi dòng sông, giọng nam nữ đối đáp nhau vang vọng giữa trăng nước...Sáng hôm sau mở mắt, đò đã cắm sào bến Hội An. Hai bên sông, bên này thị xã, bên kia Cẩm Phô, tiếng gà gáy. Trên mặt nước và đường phố tiếng rao cháo hến, khoai Tiên đỏa, mì Quảng, bánh mì mật nạm (sốt vang)". Con sông Thu Bồn có màu nước trong xanh, có bãi dâu bạt ngàn, có núi Thạch Bích, có nhiều câu hò, câu hát.


    Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954), sông Thu Bồn là một ranh giới: Hữu ngạn trở lên phía Tây là vùng tự do; tả ngạn về phía đông là vùng tạm chiếm. Biết bao cuộc chiến đấu ác liệt chống thực dân Pháp và xâm lược Mỹ đã diễn ra hai bên bờ và ngay cả trên sông này.Không kể bao nhiên chiến sĩ cách mạng, bao nhiêu bộ đội, dân quân du kích, những người dân thường yêu nước đã vĩnh viễn nằm lại trên những mảnh đất gắn bó với dòng sông. Những con người ấy trở nên bất tử. Còn dòng sông Thu Bồn thì mãi mãi tươi đẹp, như một dòng mạch tràn đầy sinh lực của mảnh đất Quảng Nam - Đà Nẵng.

    (Theo tổng cục du lịch Việt Nam)

  2. #2
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Vẻ đẹp của những con sông quê bạn...

    sông Kôn quê hương Bình Định không đẹp và thơ mộng như sông Hương, Sông Hàn biết bao nhiêu màu lũ qua, rồi mùa khô tới con sông vẫn mang nguồn điện thắp sáng cho người dân Bình Định nói chung và của cả miền trung
    yêu sao con sông quê hương





    -----------------------------------------------------------------------------------------
    và đây là hồ thủy điện lấy nước từ thượng nguồn con sông, đây là hồ chứa nước lớn thứ 2 cả nước sau hồ Dầu tiếng ở tây ninh

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Vẻ đẹp của những con sông quê bạn...

    Con sông quê mình, nhớ ngày nhỏ, cứ mùa hè trời nóng nực là mình và lũ trẻ cả trai cả gái cứ thiên nhiên tắm tiên, gặp bàn bè cũ nói chuyện đó mà bọn con gái cứ ngượng ngùng, nhưng giờ ôi thôi thì chẳng còn được thấy những cảnh đó nữa.
    Ảnh tự chụp nên hok có đc đẹp lắm​

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Vẻ đẹp của những con sông quê bạn...

    Sông Mekong

  5. #5
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Vẻ đẹp của những con sông quê bạn...



    Sông Hàn Đà Nẵng

    Sông Hàn, tức Hàn Giang bắt đầu từ ngã ba sông giữa Quận Cẩm Lệ, quận Hải Châu và quận Ngũ Hành Sơn tới vịnh Đà Nẵng, tại chỗ giáp ranh giữa quận Hải Châu và quận Sơn Trà. Sông có dòng chảy từ Nam lên Bắc.
    Đoạn từ ngã ba sông nói trên ngược về phía thượng nguồn tới chỗ cầu Đỏ, được gọi là sông Cẩm Lệ. Đoạn tiếp theo về phía thượng nguồn gọi là sông Cầu Đỏ. Sông Cầu Đỏ do hai con sông Yênsông Túy Loan (còn gọi là sông Tuy Loan) hợp lại mà thành ở xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang. Sông Yên là một phân lưu của sông Vu Gia chảy từ bên huyện Đại Lộc của tỉnh Quảng Nam sang. Còn sông Túy Loan bắt nguồn từ phía Tây huyện Hòa Vang, chảy về phía Đông; đến xã Hòa Phong thì nhận hai chi lưusông Lỗ Đông ở hữu ngạn từ phía Tây Nam Hòa Vang chảy tới và một sông nhỏ bên tả ngạn.
    -----------------------------------------------------------------------------------------


    Sông Gianh lịch sử - Quảng Bình



    Nơi điểm đầu chi viện chiến trường

    Quảng Bình, trong chiến tranh có nhiều con đường, địa danh đã trở thành điểm đầu tiên cho cả nước ra trận. Nơi ấy gồm những bến phà, cung đường, trọng điểm mãi mãi là chứng tích đẹp như khúc tráng ca góp phần đáng kể cho Mùa Xuân đại thắng 1975. Nơi ấy còn có những lời thề máu lửa của một thời và mãi mãi không phai.

    Đất của những lời thề

    Ngược lên đường 12, nơi có trận địa pháo cao xạ của đại đội Nguyễn Viết Xuân, một lời thề bằng máu đã ra đời. Vào tháng 5-1965, mặc dù bị gãy tay do bom nhưng Đội trưởng Nguyễn Viết Xuân vẫn yêu cầu đồng đội dùng dao cắt lìa cánh tay của mình, tiếp tục đứng trên bục chỉ huy chiến đấu với lời thề cắm sâu vào tâm trí nhiều thế hệ: “Nhắm thẳng quân thù. Bắn”.

    Ai đã từng qua Quảng Bình chắc chắn không thể quên bến phà Gianh và bến đò Gianh. Đây là hai cửa ngõ duy nhất để vượt qua sông Gianh vào Nam của bộ đội, cán bộ, thanh niên xung phong. Giặc đã trút xuống mỗi ngày hàng ngàn tấn bom đạn làm đường sá bị băm nát, hố bom dày đặc, xe không thể qua.

    Chính trong tình cảnh đó, một người mẹ tên Choàng sống ở làng Thuận Bài, xã Quảng Thuận, huyện Quảng Trạch đã huy động bà con xóm giềng cùng trai tráng trong làng vào tháo nhà mẹ ra để lát đường cho xe qua, câu nói nổi tiếng của mẹ Choàng “xe chưa qua nhà không tiếc” cũng từ đó phát đi, lan tỏa khắp nơi dưới mưa bom bão đạn của không lực Mỹ.

    Sau này, trên những nẻo đường ra trận, TNXP làm đường đã nối tiếp câu thề của mẹ Choàng bằng một vế khác cũng hùng hồn, xúc động: “Xe chưa qua nhà không tiếc”, “Đường chưa thông không tiếc máu xương”.

    Nhớ lại những năm 1960, khi tàu Hồng Kỳ của Trung Quốc do bị hỏa lực Mỹ phong tỏa, không đưa được gạo vào bờ nên quyết định thả gạo xuống biển cho sóng đánh vào các xã Quảng Đông, Quảng Xuân, Quảng Phúc, Cảnh Dương… Thời đó, người dân bị cái đói bủa vây, khoai sắn không còn, nhiều người phải dùng xương rồng nấu cháo để ăn, vậy mà gạo tấp vào bờ nhiều vô kể vẫn được người dân vớt lên, giao lại bộ đội không thiếu một hạt.

    Bây giờ đến Quảng Bình, rẽ vào bất kỳ nhà nào cũng nghe kể về những câu chuyện người thân của họ hy sinh trong chiến đấu. Vào các làng ở Quảng Bình, gặp bất kỳ người nào ngoài 60 tuổi cũng nghe vô vàn sự truyền kỳ về đức hy sinh của con người trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, và nghe kể lại những lời thề lần lượt ra đời trên mảnh đất lửa nhỏ bé như: “Sống bám đường, chết kiên cường dũng cảm”. “Địch đánh rừng già ta ra rừng non, địch đánh rừng non ta ra bãi trọc, địch đánh bãi trọc ta bám mặt đường”...

    Những huyền thoại

    Rất khó để tìm một mảnh đất nào có vị thế chiến lược như Quảng Bình để cả nước vô Nam. Ở mảnh đất đầy nắng gió và cát bỏng rát này là nơi có nhiều tên đất, tên làng đã trở thành huyền thoại chiến đấu, huyền thoại nuôi quân. Như làng Cự Nẫm, ở miền Tây huyện Bố Trạch, những tháng năm tất bật chiến tranh, người làng Cự Nẫm đã ngày đêm ròng rã nuôi hàng ngàn chiến sĩ, đào hầm hào, công sự cho hàng ngàn người con thân thương của Tổ quốc có nơi trú chân cho ngày mai ra trận.

    Quảng Bình hơn 33 năm trước là địa chỉ tập kết hàng hóa, vũ khí và bộ đội. Mọi con đường chi viện từ Bắc vào Nam đều dồn vào đây và theo những con đường máu lửa vượt Trường Sơn như đường 12A, đường 20, đường 10, đường 11, đường 16... sang nước bạn Lào để vào miền Nam đánh giặc. Chính vì vậy, giặc Mỹ đã coi Quảng Bình là nơi phải hủy diệt, là cái túi để trút hàng hà sa số bom mìn. Thế nhưng, giặc đã không thể khuất phục được ý chí thống nhất Tổ quốc của cả dân tộc và tấm lòng kiên trung của người dân Quảng Bình.

    Trong những năm tháng đó, trên mảnh đất Quảng Bình, mỗi làng là một công sự chiến đấu, mỗi xã là mỗi trạm trung chuyển, mỗi nhà là một kho chứa hàng. Trên từng cung đường máu lửa là nơi thể hiện ý chí, bản lĩnh của tuổi trẻ cả nước. Còn đó những tên đất, tên làng mà mỗi khi nhắc đến là hàng triệu con tim không thể nào thôi thổn thức như bến phà Long Đại, phà Xuân Sơn, đèo Đá Đẽo... mỗi ngày chịu hàng chục trận bom lớn nhỏ mà vẫn quân đi rầm rập ngày đêm.

    Rồi đường 20 - Quyết Thắng luôn bị B52 rải thảm, nhưng vẫn nổi lên những huyền thoại như: Hang Tám TNXP, ngầm Trạ Ang, đỉnh UBò, cua chữ A, dốc Ba Thang... tất thảy gắn liền tên tuổi của những cô gái, chàng trai tuổi đời chỉ vừa mười tám đôi mươi... Rồi Cổng Trời, Mụ Giạ, Bãi Dinh... trên đường 12A vẫn mãi khắc sâu trong ký ức của những cựu binh như khúc tráng ca máu lửa. Nơi điểm đầu cả nước vô Nam còn có ngã ba Khe Ve, là điểm đầu của đường ống dẫn xăng dầu, điểm đầu của đường dây thông tin tải ba, điểm đầu của đường giao liên hành quân bộ...

    Quảng Bình, còn được cả nước biết đến những địa danh lịch sử khác mà ở đó gắn liền với những người con anh hùng, như sông Nhật Lệ với hình ảnh mẹ Suốt chèo đò đưa bộ đội qua sông; rồi người anh hùng Nguyễn Thị Kim Huế trên tuyến đường 12A thông đường trong mưa bom bão đạn, được 5 lần gặp Bác Hồ; hay anh hùng Đinh Thị Thu Hiệp trên đèo Đá Đẽo, bom dội liên hồi nhưng vẫn bám đường, bám đất cho xe thông tuyến; rồi Đại đội nữ pháo binh Ngư Thủy là một trong những huyền thoại hiếm hoi về bắn cháy tàu khu trục của đế quốc...

    Vào tháng 4-2000, không phải ngẫu nhiên mà mảnh đất Quảng Bình được Chính phủ chọn là điểm khởi công tuyến đường Hồ Chí Minh thời kỳ công nghiệp hóa. Và con đường huyền thoại năm xưa đã trở thành con đường công nghiệp hóa, thênh thang băng qua cái đói, cái nghèo đưa đất nước vào thời kỳ mới.

 

 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •