Chào mừng đến với Diễn đàn Dân Kế Toán - Kế toán tổng hợp thực tế.
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 13
  1. #1
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Tính giá thành trong chăn nuôi gia cầm?

    Tôi mới chuyển sang mảng tính giá thành trong chăn nuôi gà đẻ trứng (để ấp nở ra gà con). Tôi đang đang bí về phương pháp tính giá thành, tôi đã tìm nhiều nhưng không thấy có tài liệu nào nói về vấn đề này cả.

    Bạn nào đã làm trong lĩnh vực này rồi xin chỉ giúp. Quy trình nuôi gà như sau:

    1. Nhập gà hậu bị (gà bắt đầu bước vào giai đoạn đẻ) khoảng 25 tuần tuổi VD: 300.000 đ/con.
    2. Thời gian gà đẻ kéo dài khoảng 40 tuần, tỷ lệ đẻ của gà từng tuần tuổi là khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thường các tuần đầu tiên đẻ bói thì tỷ lệ đẻ sẽ tăng dần đến khi đạt đỉnh khoảng tuần thứ 10 thì sau đó tỷ lệ đẻ lại giảm dần.
    3. Trong quá trình nuôi gà sẽ bị chết dần khoảng 10% trong suốt quá trình đẻ.
    4. Khi gà không đẻ nữa đến tuần 41 bán toàn bộ gà loại. trọng lượng trung bình đạt khoảng 3,6 kg nhưng giá bán lại phụ thuộc vào thị trường lúc đó.
    5. Số trứng đẻ ra phân làm 2 loại: Loại 1 dùng để ấp nở ra gà con, loại 2 không đủ tiêu chuẩn ấp đem bán.

    Yêu cầu tính giá thành trứng loại 1 (báo cáo theo tháng vì vậy hết tháng phải tính được giá thành của số đẻ ra).

    Xin cảm ơn!

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Tính giá thành trong chăn nuôi gia cầm?

    Gà hậu bị mua về đẻ trứng trong nhiều tháng, nên giá vốn mua gà hậu bị bạn có thể tính vào giá thành của trứng bằng cách phân bổ dần theo từng tháng
    - Khi mua gà hậu bị: Nợ 142,242_có 111,112,331
    - Trong kỳ pbổ chi phí mua gà hậu bị để tính vào giá thành Nợ 154/621_có142,242
    - Các chi phí phát sinh trong kỳ: Cám, điện, nước: Nợ 621/154_có 111,112,152,331....
    - Chi phí nhân công: Nợ 622/154_có111,334....
    - Khi thu được trứng: Nợ 155_Có 154
    Cuối kỳ: Nếu hạch toán qua TK đầu 6 thì k/c số liệu từ TK đầu 6 sang 154
    Tính tổng giá trị chi phí tập hợp trên TK 154
    Giá thành của trứng = Tổng chi phí trên TK 154/Số lượng trứng thu được trong kỳ

    Cuối kỳ khi bán gà hậu bị thì hạch toán vào 711
    Bạn có thể tham khảo cách tính của mình

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Tính giá thành trong chăn nuôi gia cầm?




    Trích dẫn Gửi bởi phongvan
    Gà hậu bị mua về đẻ trứng trong nhiều tháng, nên giá vốn mua gà hậu bị bạn có thể tính vào giá thành của trứng bằng cách phân bổ dần theo từng tháng
    - Khi mua gà hậu bị: Nợ 142,242_có 111,112,331
    - Trong kỳ pbổ chi phí mua gà hậu bị để tính vào giá thành Nợ 154/621_có142,242
    - Các chi phí phát sinh trong kỳ: Cám, điện, nước: Nợ 621/154_có 111,112,152,331....
    - Chi phí nhân công: Nợ 622/154_có111,334....
    - Khi thu được trứng: Nợ 155_Có 154
    Cuối kỳ: Nếu hạch toán qua TK đầu 6 thì k/c số liệu từ TK đầu 6 sang 154
    Tính tổng giá trị chi phí tập hợp trên TK 154
    Giá thành của trứng = Tổng chi phí trên TK 154/Số lượng trứng thu được trong kỳ

    Cuối kỳ khi bán gà hậu bị thì hạch toán vào 711
    Bạn có thể tham khảo cách tính của mình
    Cảm ơn bạn!
    Nhưng điều quan trọng là tỷ lệ phân bổ là bao nhiêu? phân bổ theo tiêu thức nào?
    1. Khấu hao chi phí mua gà theo từng tháng thì giá trị là bao nhiêu?
    2. Chi phí phát sinh kỳ này phân bổ vào trứng theo tỷ lệ nào?

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Tính giá thành trong chăn nuôi gia cầm?




    Trích dẫn Gửi bởi thanthai
    Tôi mới chuyển sang mảng tính giá thành trong chăn nuôi gà đẻ trứng (để ấp nở ra gà con). Tôi đang đang bí về phương pháp tính giá thành, tôi đã tìm nhiều nhưng không thấy có tài liệu nào nói về vấn đề này cả.

    Bạn nào đã làm trong lĩnh vực này rồi xin chỉ giúp. Quy trình nuôi gà như sau:

    1. Nhập gà hậu bị (gà bắt đầu bước vào giai đoạn đẻ) khoảng 25 tuần tuổi VD: 300.000 đ/con.
    2. Thời gian gà đẻ kéo dài khoảng 40 tuần, tỷ lệ đẻ của gà từng tuần tuổi là khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thường các tuần đầu tiên đẻ bói thì tỷ lệ đẻ sẽ tăng dần đến khi đạt đỉnh khoảng tuần thứ 10 thì sau đó tỷ lệ đẻ lại giảm dần.
    3. Trong quá trình nuôi gà sẽ bị chết dần khoảng 10% trong suốt quá trình đẻ.
    4. Khi gà không đẻ nữa đến tuần 41 bán toàn bộ gà loại. trọng lượng trung bình đạt khoảng 3,6 kg nhưng giá bán lại phụ thuộc vào thị trường lúc đó.
    5. Số trứng đẻ ra phân làm 2 loại: Loại 1 dùng để ấp nở ra gà con, loại 2 không đủ tiêu chuẩn ấp đem bán.

    Yêu cầu tính giá thành trứng loại 1 (báo cáo theo tháng vì vậy hết tháng phải tính được giá thành của số đẻ ra).

    Xin cảm ơn!
    Hướng dẫn của PhongVan khá cơ bản và đầy đủ rồi. Mình xin bổ sung thêm một số ý kiến sau:

    1. Mua gà hậu bị mà chỉ đẻ được khoảng 40 tuần thì hạch toán vào TK 142 thôi, không nên hạch toán vào TK 152.
    Cách phân bổ: Đơn giản nhất là theo phương pháp đường thẳng.
    Mặc dù gà hậu bị chết hay cho sản phẩm không đều nhưng vì tuổi thọ của nó ngắn nên phân bổ theo đường thẳng cũng có thể chấp nhận được.

    2. Giá trị gà loại bán được nên hạch toán giảm giá thành của trứng (nếu kỳ tính giá thành là năm), còn nếu tính giá thành theo tháng thì có thể ước tính giá trị gà loại để phân bổ giá trị phải phân bổ:
    Ví dụ: Đàn 1.000 con gà hậu bị, giá trị 300.000.000.
    Chết khoảng 10%, còn khoảng 900 con với trọng lượng trung bình 3,6 kg, giá bán ước tính 20.000 đ/kg thì giá trị phải phân bổ là:
    300.000.000 - 900 x 3,6 x 20.000 = 235.200.000
    Nếu phân bổ đều trong 40 tuần thì hàng tháng phân bổ: (235.200.000/40)*4,3.

    Cách đơn giản hơn: Giá trị gà loại ghi giảm giá vốn hàng bán.

    3. Trứng quy về 1 loại để tính giá thành theo phương pháp hệ số.

  5. #5
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Tính giá thành trong chăn nuôi gia cầm?




    Trích dẫn Gửi bởi Hientn
    Hướng dẫn của PhongVan khá cơ bản và đầy đủ rồi. Mình xin bổ sung thêm một số ý kiến sau:

    1. Mua gà hậu bị mà chỉ đẻ được khoảng 40 tuần thì hạch toán vào TK 142 thôi, không nên hạch toán vào TK 152.
    Cách phân bổ: Đơn giản nhất là theo phương pháp đường thẳng.
    Mặc dù gà hậu bị chết hay cho sản phẩm không đều nhưng vì tuổi thọ của nó ngắn nên phân bổ theo đường thẳng cũng có thể chấp nhận được.

    2. Giá trị gà loại bán được nên hạch toán giảm giá thành của trứng (nếu kỳ tính giá thành là năm), còn nếu tính giá thành theo tháng thì có thể ước tính giá trị gà loại để phân bổ giá trị phải phân bổ:
    Ví dụ: Đàn 1.000 con gà hậu bị, giá trị 300.000.000.
    Chết khoảng 10%, còn khoảng 900 con với trọng lượng trung bình 3,6 kg, giá bán ước tính 20.000 đ/kg thì giá trị phải phân bổ là:
    300.000.000 - 900 x 3,6 x 20.000 = 235.200.000
    Nếu phân bổ đều trong 40 tuần thì hàng tháng phân bổ: (235.200.000/40)*4,3.

    Cách đơn giản hơn: Giá trị gà loại ghi giảm giá vốn hàng bán.

    3. Trứng quy về 1 loại để tính giá thành theo phương pháp hệ số.
    Cảm ơn bạn!
    Nhưng mình còn có một số điểm còn băn khoăn. Yêu cầu chỗ mình phải tính giá thành theo tháng.

    1. Phân bổ giá trị gà theo tháng (40 tuần = 9,3 tháng). Giá trị phân bổ 1 tháng = (tổng giá trị gà mua - giá trị thu hồi ước tính)/9,3.
    Do đặc điểm sinh học của gà nên tỷ lệ đẻ các tháng có sự biến động rất lớn nên giá trị phân bổ ở các tháng đầu sẽ tương đối cao và đặc biệt cao ở tháng đầu tiên.

    2. Cũng tương tự như vậy, tổng chi phí phát sinh trong kỳ nếu phân bổ toàn bộ vào số trứng đẻ ra trong kỳ thì giá trị phân bổ cho từng sản phẩm hoàn thành sẽ biến động.

    1+2 giá thành các tháng biến động rất lớn.

    (Số trứng không đạt tiêu chuẩn ấp nở đem bán coi là phế phẩm tính giảm chi phí phát sinh trong kỳ).

    Bạn nào đãđang làm trong lĩnh vực này xin chỉ giúp?

  6. #6
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Tính giá thành trong chăn nuôi gia cầm?




    Trích dẫn Gửi bởi thanthai
    Cảm ơn bạn!
    Nhưng mình còn có một số điểm còn băn khoăn. Yêu cầu chỗ mình phải tính giá thành theo tháng.

    1. Phân bổ giá trị gà theo tháng (40 tuần = 9,3 tháng). Giá trị phân bổ 1 tháng = (tổng giá trị gà mua - giá trị thu hồi ước tính)/9,3.
    Do đặc điểm sinh học của gà nên tỷ lệ đẻ các tháng có sự biến động rất lớn nên giá trị phân bổ ở các tháng đầu sẽ tương đối cao và đặc biệt cao ở tháng đầu tiên.

    2. Cũng tương tự như vậy, tổng chi phí phát sinh trong kỳ nếu phân bổ toàn bộ vào số trứng đẻ ra trong kỳ thì giá trị phân bổ cho từng sản phẩm hoàn thành sẽ biến động.

    1+2 giá thành các tháng biến động rất lớn.

    (Số trứng không đạt tiêu chuẩn ấp nở đem bán coi là phế phẩm tính giảm chi phí phát sinh trong kỳ).

    Bạn nào đãđang làm trong lĩnh vực này xin chỉ giúp?
    Nếu vậy thì bạn có thể phân bổ theo sản lượng (số lựơng trứng).

    Ví dụ: Số lựơng trứng ước tính trong vòng đời của đàn gà là 50.000 quả, giá gốc đầu tư 20.000.000, giá trị loại thải ước tính là 5.000.000 thì chi phí phân bổ cho một quả trứng là: (20.000.000 - 5.000.000)/50.000 = 300đ/quả.

    Trứng loại không đem ấp hạch toán là phế phẩm hay sản phẩm phụ tuỳ thuộc vào giá trị của trứng loại. Theo mình thì hạch toán là sản phẩm phụ và sử dụng phương pháp hệ số để tính giá thành sẽ tốt hơn.

    Ví dụ: Nếu trứng ấp được giá trị là 5.000 (hoặc nếu không xác định được giá trị này thì lấy giá bán ước tính gà con - chi phí để ấp, ví dụ 6.000 - 1.000)
    Giá bán trứng loại là 1.000 thì đặt hệ số của trứng đạt tiêu chuẩn là 1, hệ số của trứng loại = 1.000/5.000 = 0,2.
    Sau đó quy đổi trứng về sản phẩm tiêu chuẩn để tính giá thành.

  7. #7
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Tính giá thành trong chăn nuôi gia cầm?




    Trích dẫn Gửi bởi Hientn
    Nếu vậy thì bạn có thể phân bổ theo sản lượng (số lựơng trứng).

    Ví dụ: Số lựơng trứng ước tính trong vòng đời của đàn gà là 50.000 quả, giá gốc đầu tư 20.000.000, giá trị loại thải ước tính là 5.000.000 thì chi phí phân bổ cho một quả trứng là: (20.000.000 - 5.000.000)/50.000 = 300đ/quả.

    Trứng loại không đem ấp hạch toán là phế phẩm hay sản phẩm phụ tuỳ thuộc vào giá trị của trứng loại. Theo mình thì hạch toán là sản phẩm phụ và sử dụng phương pháp hệ số để tính giá thành sẽ tốt hơn.

    Ví dụ: Nếu trứng ấp được giá trị là 5.000 (hoặc nếu không xác định được giá trị này thì lấy giá bán ước tính gà con - chi phí để ấp, ví dụ 6.000 - 1.000)
    Giá bán trứng loại là 1.000 thì đặt hệ số của trứng đạt tiêu chuẩn là 1, hệ số của trứng loại = 1.000/5.000 = 0,2.
    Sau đó quy đổi trứng về sản phẩm tiêu chuẩn để tính giá thành.
    Yêu cầu là phải tính được cái giá thành quả trứng (cái dòng màu đỏ) mà.

    Nếu phân bổ giá trị gà mua vào theo số trứng đẻ thì phải giả thiết số trứng đẻ ước tính (vì gà đã đẻ đâu mà biết được bao nhiêu). Trong thực tế thì số trứng đẻ biến động do nhiều yếu tố: điều kiện vệ sinh chuồng trại, thời tiết khí hậu, dịch bệnh ....

    Trứng loại không đủ tiêu chuẩn ấp bạn tính theo hệ số trên cơ sở giá bán vậy tại sao không coi là sản phẩm hỏng rồi giảm trừ chi phí phát sinh trong kỳ luôn (đơn giản không phải tính toán - hợp lý).

    Còn vấn đề nữa là việc phân bổ chi phí phát sinh trong kỳ thì phân bổ ra sao?

    Đợi tin bạn!
    Xin cảm ơn!

  8. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Tính giá thành trong chăn nuôi gia cầm?




    Trích dẫn Gửi bởi thanthai
    Yêu cầu là phải tính được cái giá thành quả trứng (cái dòng màu đỏ) mà.

    Nếu phân bổ giá trị gà mua vào theo số trứng đẻ thì phải giả thiết số trứng đẻ ước tính (vì gà đã đẻ đâu mà biết được bao nhiêu). Trong thực tế thì số trứng đẻ biến động do nhiều yếu tố: điều kiện vệ sinh chuồng trại, thời tiết khí hậu, dịch bệnh ....

    Trứng loại không đủ tiêu chuẩn ấp bạn tính theo hệ số trên cơ sở giá bán vậy tại sao không coi là sản phẩm hỏng rồi giảm trừ chi phí phát sinh trong kỳ luôn (đơn giản không phải tính toán - hợp lý).

    Còn vấn đề nữa là việc phân bổ chi phí phát sinh trong kỳ thì phân bổ ra sao?

    Đợi tin bạn!
    Xin cảm ơn!
    Trứng loại ra vẫn bán được thì nên coi là sản phẩm phụ chứ không nên coi là phế phẩm, khi đó tính giá thành theo phương pháp hệ số sẽ hợp lý hơn là phương pháp loại trừ sản phẩm phụ.

    Giá trị trứng ấp được mà mình đưa ra ở trên là tính theo giá trị có thể thực hiện (giá bán - chi phí bán) chứ không phải giá thành. Nếu có giá thị trường thì tính theo giá thị trường, nếu không thì lấy giá trị gà ấp nở sống sau 24h trừ đi chi phí để ấp (chi phí ấp có tính đến cả tỷ lệ trứng ấp bị hỏng).

    Ước tính số lượng trứng để phân bổ mang tính chất hợp lý thôi chứ không đảm bảo tuyệt đối được. Việc ước tính dựa trên kinh nghiệm.

    Chi phí phát sinh trong kỳ thì hạch toán bình thường thôi. Nếu liên quan đến nhiều kỳ thì phân bổ, còn không hạch toán hết vào chi phí trong kỳ.

  9. #9
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Tính giá thành trong chăn nuôi gia cầm?




    Trích dẫn Gửi bởi Hientn
    Trứng loại ra vẫn bán được thì nên coi là sản phẩm phụ chứ không nên coi là phế phẩm, khi đó tính giá thành theo phương pháp hệ số sẽ hợp lý hơn là phương pháp loại trừ sản phẩm phụ.

    Giá trị trứng ấp được mà mình đưa ra ở trên là tính theo giá trị có thể thực hiện (giá bán - chi phí bán) chứ không phải giá thành. Nếu có giá thị trường thì tính theo giá thị trường, nếu không thì lấy giá trị gà ấp nở sống sau 24h trừ đi chi phí để ấp (chi phí ấp có tính đến cả tỷ lệ trứng ấp bị hỏng).

    Ước tính số lượng trứng để phân bổ mang tính chất hợp lý thôi chứ không đảm bảo tuyệt đối được. Việc ước tính dựa trên kinh nghiệm.

    Chi phí phát sinh trong kỳ thì hạch toán bình thường thôi. Nếu liên quan đến nhiều kỳ thì phân bổ, còn không hạch toán hết vào chi phí trong kỳ.
    Có bác nào có cao kiến gì không? Hình như không có bác nào chăn gà như em cả?

  10. #10
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Tính giá thành trong chăn nuôi gia cầm?




    Trích dẫn Gửi bởi thanthai
    Có bác nào có cao kiến gì không? Hình như không có bác nào chăn gà như em cả?
    Em cũng mới làm lĩnh vực này. Em cũng có thắc mắc việc tính giá thành trứng thì theo phương pháp nào? Em chỉ thấy có phương pháp theo định mức có vẻ như phù hợp nhất nhưng cái khó là phải xây dựng được định mức mà doanh nghiệp em là đơn vị mới thành lập nên chưa xây dựng được định mức mà theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất (cung cấp giống) thì cao quá không phù hợp.

    Hiện nay em vẫn tạm tính nhưng không theo phương pháp nào cả cảm tính quá. Có anh chị nào có kinh nghiệm xin chỉ giúp?

 

 
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •