Chào mừng đến với Diễn đàn Dân Kế Toán - Kế toán tổng hợp thực tế.
Kết quả 1 đến 3 của 3
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Trì hoãn: Thói quen xấu

    Trì hoãn là một thói xấu trong công việc, vì lý do này hay lý do khác, bạn cố tình kéo dài công việc hay không muốn giải quyết chúng. Để khắc phục tình trạng này thì việc chỉ ra nguyên nhân của việc trì hoãn là rất cần thiết, chúng tôi tóm tắt các lý do sau:
    Trước khi tìm tới một liệu pháp cho căn bệnh rất phổ biến là “trì hoãn”, chúng ta hãy cùng nhìn lại một số nguyên nhân tiềm ẩn phía sau nó.

    1. Chờ khi có hứng

    Bạn không thích làm việc đó. Tâm trạng bạn không thoải mái, nó đang xuống dốc về mặt cảm xúc.

    2. Chờ tới đúng lúc

    Bạn không nghĩ đã tới lúc cần phải hành động trong khi thực sự thì thời điểm đó đã tới rồi.

    3. Thiếu những mục tiêu rõ ràng

    Làm sao bạn có thể xắn tay vào công việc khi mình chưa rõ mục tiêu của nó chứ?

    4. Coi nhẹ mức độ khó khăn của công việc

    Bạn nghĩ công việc đó không phức tạp lắm, nhưng khi bắt tay vào, bạn mới nhận ra cần phải nỗ lực nhiều hơn bạn tưởng. Vậy tại sao không trì hoãn nó lại nhỉ?

    5. Không đề ra những tiêu chuẩn rõ ràng về nhiệm vụ được giao

    Bạn đã bắt tay vào công việc nhưng lại chẳng hề có ý tưởng chính xác về kết quả đặt ra của nhiệm vụ được giao. Bạn không hiểu rõ những yêu cầu trong khi tiến hành việc làm đó.

    6. Bạn có cảm giác bị ép buộc phải làm việc

    Khi bạn nghĩ mình phải làm gì đó, sự hưng phấn trong bạn sẽ giảm sút đi. Lúc đó, trái tim và khối óc bạn sẽ không thực sự ăn khớp với nhau.

    7. Nhiệm vụ được giao quá mơ hồ

    Rốt cuộc thì bạn cũng đã bắt tay vào việc, nhưng nhiệm vụ được giao quá mơ hồ, mù mờ. Khi đó, bạn khó có thể tìm được lý do tích cực để tiếp tục công việc.

    8. Sợ hãi

    “Tôi không nghĩ mình có thể làm nó. Nếu tiếp tục, tôi sẽ thất bại”.
    9. Cầu toàn

    “Tôi chẳng có kỹ năng cũng như phương tiện phù hợp để làm việc này hoàn hảo nhất. Vì thế, tôi chẳng muốn làm chút nào”.

    Từ “khoanh tay” đến “hành động”

    Sau khi đã thu thập mọi phương tiện, kỹ năng và cả những chiến lược làm việc, tại sao bạn lại không ứng dụng tất cả những gì bạn biết vào công việc? Tại sao bạn lại chọn cách “khoanh tay thúc thủ” thay vì việc xắn tay áo lên hành động?

    Dưới đây là một số những nguyên nhân gây tâm lý sợ hãi có thể đã diễn ra với bạn. Chúng gây áp lực lên khả năng sáng tạo, tài năng và cả những tài nguyên còn ẩn chứa, chưa được khai phá trong bạn. Những nỗi sợ đó là:

    1. Sợ thất bại

    Nếu tôi đã từng thất bại, tôi phải làm thế nào để kiểm soát những bối rối đó? Tốt hơn hết là đừng xuất hiện trong lần trình bày này. Vậy là trì hoãn thôi.

    2. Sợ thành công

    Nếu làm tốt lần này, người ta sẽ chờ đợi tôi làm được như thế ở lần sau. Liệu tôi có thể đương đầu với những áp lực để tiếp tục gặt hái thành công?

    3. Sợ phá vỡ những truyền thống

    Nếu những trật tự cũ bị phá vỡ, ai mà biết tình huống mới sẽ diễn ra như thế nào? Thôi thì ta cứ để mọi thứ hệt như cũ đi. Tại sao phải chấp nhận rủi ro chứ?

    4. Sợ hoàn hảo

    Nếu bắt đầu công việc bây giờ, tôi sẽ không thể hoàn thành nó cho tới khi đạt được một mức độ hoàn hảo nhất định. Mà liệu tôi có thời gian để đạt tới sự hoàn hảo đó không?

    5. Sợ mất mát

    Nếu làm việc đó bây giờ, có thể tôi sẽ mất mát một vài thứ.

    Nhận ra bạn đang trì hoãn

    Làm thế nào để nhận ra bạn đang có “triệu chứng” của “căn bệnh trì hoãn”?

    Bạn dành cả ngày chỉ để làm những việc kém quan trọng nhất trong danh sách những việc phải làm.
    Bạn đọc email nào đó tới hơn một lần và không bắt tay vào làm gì với nó.
    Bạn bắt tay vào những công việc quan trọng nhất, nhưng gần như ngay lập tức ngừng lại để pha cà phê hay kiểm tra email.
    Bạn lưu lại một công việc nào đó trên danh sách những việc cần làm trong suốt một thời gian dài, ngay cả khi bạn biết nó rất quan trọng.
    Bạn thường xuyên nói “Có” và để hàng loạt những công việc không quan trọng lấn át toàn bộ quỹ thời gian của mình.

    Thói trì hoãn công việc có thể phụ thuộc vào cả bạn và công việc. Có thể vì hai lý do sau:
    Bạn thấy công việc không thú vị, hoặc
    Bạn thấy công việc quá tải với mình

    Và bây giờ, bạn hãy nghĩ về những triệu chứng của mình và các nguyên nhân của sự trì hoãn. Và câu hỏi chúng ta sẽ nghĩ tới là, làm thế nào để loại bỏ thói quen trì hoãn đó?

    Công thức chống trì hoãn

    Quan điểm sống “ì ạch”, thường xuyên trì hoãn mọi việc tiềm ẩn các tác động rất tiêu cực tới những kết quả bạn nhận về, sự thành công và thậm chí, chính cuộc đời bạn. Và đây là một chiến lược giúp bạn đánh bại thói trì hoãn và nhanh chóng gây dựng những kết quả tích cực cho mình. Chúng ta gọi nó là Kỹ thuật IMAN:

    I : Tôi

    Must : Phải

    Act : Hành động

    NOW: Ngay bây giờ

  2. #2
    Ngày tham gia
    Feb 2016
    Bài viết
    13
    Ðề: Trì hoãn: Thói quen xấu

    không trì hoãn ! phải lên kế hoạch cụ thể bao gồm cả thời gian nghỉ ngơi! đó là cách mình làm!

  3. #3
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    8
    Ðề: Trì hoãn: Thói quen xấu

    Tất cả đều đúng với mình. Sống trì hoãn quá lâu rồi.Từ nay xin tự hứa sẽ làm theo kỹ thuật IMAN!
    ^^

 

 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •