Trung Quốc và Nhật Bản là hai cường quốc phát triển bậc nhất tại châu Á. Hàng loạt công ty Trung và Nhật được thành lập và luôn rộng mở cơ hội việc làm. Đó chính là lý do có rất nhiều người quan tâm đến ngôn ngữ này. Vậy sự giống nhau giữa tiếng Nhật và tiếng Trung là gì? Cùng ANFA khám phá ngay này!

Sự giống nhau giữa tiếng Nhật và tiếng Trung

Sự giống nhau giữa tiếng Nhật và tiếng Trung được thể hiện rõ nét nhất ở phần chữ viết. Theo đó, cả hai tiếng này đều sử dụng chữ tượng hình để diễn đạt ý tứ, ngôn ngữ. Đây cũng là điều khó khăn nhất khi người Việt muốn tiếp cận ngôn ngữ này.

Tiếng Trung có 214 bộ thủ, tiếng Nhật có 3 bảng chữ cái là bảng chữ mềm Hiragana, chữ cứng Katakana và chữ Kanji. Khi nghiên cứu ngôn ngữ học, người ta phát hiện ra rằng chữ Kanji được vay mượn từ chữ phồn thể của Trung Quốc. Sau đó, Kanji đã được ứng dụng vào trong tiếng Nhật hiện đại cho đến ngày nay.

Trên thực tế, tiếng Nhật và tiếng Trung chỉ giống nhau về mặt chữ viết. Còn phần phiên âm và ngữ pháp lại không hề giống nhau. Cho nên, nếu bạn muốn thực sự học thì bạn phải nghiên cứu, học tập từng ngôn ngữ một cách đầy đủ, chi tiết.

Điểm khác giữa tiếng Trung và tiếng Nhật

Bên cạnh sự giống nhau giữa tiếng Nhật và tiếng Trung thì hai ngôn ngữ này vẫn tồn tại điểm khác biệt.

Mức độ thông dụng

So với tiếng Anh hay tiếng Trung thì tiếng Nhật không có độ phổ biến quá cao. Tiếng Nhật thường chỉ được sử dụng chủ yếu trong môi trường làm việc Nhật Bản là chủ yếu. Vậy nên, nếu bạn muốn đi du học hay định hướng làm việc trong công ty Nhật thì học tiếng Nhật là điều cần thiết.

Khác với tiếng Nhật, tiếng Trung có độ phủ cao hơn trên toàn thế giới. Tiếng Trung Quốc được biết đến là ngôn ngữ thứ hai chỉ sau tiếng Anh. Thêm nữa, hiện nay số lượng doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam ngày một nhiều. Việc học tập ngôn ngữ này sẽ giúp bạn rộng đường phát triển sau này.

Bảng chữ cái

Chữ cái tiếng Nhật được chia thành 3 bảng chữ gồm Hiragana, Katakana, Kanji. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có hơn 1300 từ trong bảng chữ Kanji được sử dụng hằng ngày. Trong khi đó, bảng chữ cái tiếng Trung đã đạt tới con số 80,000 hán tự ghép cùng 200 ký tự khác. Đây thực sự là một con số lớn, thể hiện sự biệt hoàn toàn của hai công ty này.

Ngữ pháp

Nhìn chung, ngữ pháp tiếng Nhật khó hơn tiếng Trung rất nhiều do cấu trúc câu đặc biệt khi có sự xuất hiện của động từ ở cuối câu. Thêm nữa, việc có quá nhiều điểm ngữ pháp tương tự nhau cũng khiến người học nhầm lẫn hoặc khó tiếp thu hơn. Đối với tiếng Trung, điểm ngữ pháp này có nét tương đồng với tiếng Việt giúp người đọc rất dễ tiếp thu.

Đọc hiểu trong tiếng Nhật

Tiếng Nhật chỉ đọc hiểu khó ở phần Kanji và ngữ pháp, nếu bạn nắm vững điều này thì việc đọc hiểu không còn là trở ngại. Bạn có thể thường xuyên đọc báo, tìm hiểu văn hóa Nhật Bản để cải thiện khả năng đọc hiểu của mình. Khác hoàn toàn với tiếng Nhật, đọc hiểu trong tiếng Trung được đánh giá là phần khó. Để đọc hiểu được, bạn cần phải ghi nhớ song song cả hán tự và ý nghĩa của từ đó.

Tiêu chí lựa chọn học tiếng Trung hay tiếng Nhật

Việc học tiếng Trung hay tiếng Nhật cần căn cứ vào nhiều yếu tố, khả năng và nhu cầu của bản thân mình. Dưới đây là một vài tiêu chí ANFA lưu ý bạn khi chọn ngôn ngữ học tập:

  • Xác định mục tiêu rõ ràng bạn học ngôn ngữ để làm gì. Nếu như để đi du học, xuất khẩu lao động Nhật thì cần học tiếng Nhật. Nếu mong muốn tìm kiếm cơ hội việc làm trong các công ty Trung Quốc thì nên học tiếng Trung;
  • Xác định đam mê và lợi thế riêng của bản thân đang có ở thứ tiếng nào. Muốn học giỏi ngôn ngữ cần có sự đam mê, ham thích mới có thể tiếp thu kiến thức dễ dàng được. Do vậy, bạn phải xác định ngay từ đầu mình phù hợp với tiếng Trung hay tiếng Nhật.


Như vậy, ANFA đã nêu rõ sự giống nhau giữa tiếng Nhật và tiếng Trung cho các bạn được biết. Hãy cân nhắc lựa chọn học tập ngôn ngữ phù hợp với mình. Nếu có nhu cầu học tập tiếng Trung uy tín, chất lượng, hãy liên hệ ANFA theo địa chỉ tiengtrungcoban.vn để được hỗ trợ.