Hiện nay nhu cầu sử dụng nước nóng trở nên phổ biến và cần thiết đối với mỗi gia đình. Bình thủy điện chính là một trong số thiết bị hữu ích đáp ứng được mọi nhu cầu của người dùng. Trong bài viết này Thuận Vượng Hưng sẽ giúp bạn tìm hiểu bình thủy điện chi tiết về cấu tạo và chức năng nhé!

Bình thủy điện là gì?

Bình thủy điện là thiết bị nhà bếp đa năng, vừa có chức năng đun sôi nước của ấm siêu tốc, vừa giữa nhiệt trong thời gian dài của bình giữ nhiệt. Ngoài ra, sản phẩm này còn có nhiều chức năng khác như hẹn giờ để đun, tự động đun sôi nước lại, khóa để tránh nước sôi đổ ra ngoài.


Cấu tạo của bình thủy điện

Thiết bị này được cấu tạo bởi nhiều thành phần cơ bản như: Vỏ bình, ruột bình, nắp bình, vòng trở nhiệt, bo mạch điều khiển, rơ le nhiệt, cảm biến nhiệt, cầu chì, bơm nước và một số bộ phận khác. Chức năng của từng bộ phận như sau:
Vòng trở nhiệt: Nhiệm vụ chính là cung cấp nhiệt để bình đun nước nóng.
Ruột bình: Thông thường ruột bình thủy điện được cấu tạo từ 2 lớp inox hoặc kim loại, ở giữa là môi trường chân không truyền nhiệt giúp bình duy trì được nhiệt độ nước nóng trong thời gian dài. Nhiều hãng sản xuất còn tráng thêm lớp chống dính trong ruột bình để chống cặn bám và dễ vệ sinh.
Rơ le nhiệt: Nhiệm vụ chính của bộ phận này là đóng và ngắt điện tự động để duy trì nhiệt độ của nước trong bình theo yêu cầu.
Bo mạch: Là bộ phận chính để hiển thị thông số và điều khiển các hoạt động, chế độ cài đặt của bình.
Bơm nước: Dùng để đẩy nước lên vòi, giúp người dùng lấy nước từ trong bình.
Cầu chì: Có nhiệm vụ bảo vệ các linh kiện trong bình khi xảy ra tình trạng điện áp tăng cao đột ngột hoặc sự cố chập điện.
Tùy vào nhà sản xuất mà các bộ phận trong bình thủy điện sẽ không có một trong các bộ phận trên hoặc được bổ sung linh kiện khác để tăng chức năng của bình. Chỉ cần nắm vững những bộ phận cơ bản ở trên, người dùng sẽ dễ dàng phán đoán và xử lý được mỗi khi có sự cố.

Chức năng của bình thủy điện

Bình thủy điện là thiết bị nhà bếp được ưa chuộng sử dụng với các chức năng sau:

Đun sôi

Chức năng chính của bình thủy điện là đun sôi nước. Người dùng chỉ cần kết nối bình với nguồn điện rồi ấn nút đun sôi trên nắp bình, khi nước sôi bình sẽ tự ngắt. Trung bình, bình thủy điện 3 L sẽ mất khoảng 25-30 phút để đun sôi nước.

Giữ ấm

Bình thủy điện còn có 2 chức năng giữ ấm là giữ ấm bình thường và giữ ấm tự động
Giữ ấm bình thường

Sau khi đun sôi nước xong, bình thủy điện có chức năng giữ ấm nhờ cấu tạo đặc biệt của bộ phận ruột phích gồm có 2 lớp thủy tinh, ở giữa là khoảng chân không. Ngoài ra, bên thành trong của lớp thủy tinh còn được tráng bạc để phản chiếu bức xạ nhiệt, ngăn nhiệt truyền ra ngoài, đảm bảo nước trong bình luôn được giữ ấm ít nhất là 6 tiếng.

Giữ ấm tự động

Một số bình thủy điện thông minh còn có chức năng giữ ấm tự động, giữ ấm theo thời gian định sẵn. Sau khi đun sôi nước, bình sẽ chuyển sang chế độ giữ ấm khi người người sử dụng có nhu cầu và chọn chế độ giữ ấm trên bình. Có một số sản phẩm còn có chế độ chọn nhiệt giữ ấm rất linh động từ 60, 80, 90, 98 độ C rất phù hợp với nhu cầu pha sữa, nấu mì, pha trà,...

Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã hiểu được cấu tạo và chức năng của bình thủy điện rồi. Đây là thiết bị nhà bếp hiện đại, đa chức năng đáp ứng được mọi nhu cầu sử dụng của người dùng. Nếu bạn có nhu cầu mua bình thủy điện, hãy liên hệ ngay với Thuận Vượng Hưng để được tư vấn miễn phí và báo giá ưu đãi nhé!

https://thuanvuonghung.vn/tim-hieu-b...uy-dien-la-gi/