Chào mừng đến với Diễn đàn Dân Kế Toán - Kế toán tổng hợp thực tế.
Trang 2 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123 CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 25
  1. #11
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    ðề: trích khtscđ chưa sử dụng vào tk 811?




    Trích dẫn Gửi bởi hientn
    tscđ để trong kho cũng bị giảm sút giá trị (hao mòn vô hình), do vậy cần trích khấu hao.
    theo quy định hạch toán trên tk 214 (chế độ kế toán dn).
    boû trong kho mà hao mòn vật lý thì do trình độ quản lý tscđ của dn yếu kém, bác cần phân biệt hao mòn với khấu hao nhé.thế bác biết hao mòn với khấu hao khác nhau chổ nào không

  2. #12
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    ðề: trích khtscđ chưa sử dụng vào tk 811?




    Trích dẫn Gửi bởi loan76
    nếu bắt buộc phải trích kh nhưng nếu hạch toán vào 811 sẽ gây thiệt hại cho dn, mình có thể sử dụng tk nào trong trường hợp này để có thể uyển chuyển hơn ko? (142, 242 chẳng hạn) .
    theo mình thì khtscđ thực chất là chuyển dần gtrị của ts vào chi phí sxkd.trong qđ 206/2003 thì củng kkông có quy định phải trích kh.
    theo vas: khtscđhh là sự phân bổ một cách có hệ thống gtrị phải khtscđ hh trong suốt tgian sử dụng hữu ích.
    -tgian sử dụng hữu ích là tgian mà tscđ hh phát huy tác dụng cho sxkd gồm:
    +tgian dn dự tính sd tscđ hh hoặc
    +sản lượng sp, hoặc các dv tính tương tự mà dn dự tính thu được từ việc sử dụng ts.
    như vậy thì theo mình bạn không cần phải trích kh tscđhh trong khi ts chưa được sử dụng.
    nếu các pác có vb nào quy định chi tiết hơn thì post cho pà con với nhá
    các pác cho biết thêm ý kiến nha

  3. #13
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    ðề: trích khtscđ chưa sử dụng vào tk 811?




    Trích dẫn Gửi bởi tiennd
    theo mình thì khtscđ thực chất là chuyển dần gtrị của ts vào chi phí sxkd.trong qđ 206/2003 thì củng kkông có quy định phải trích kh.
    theo vas: khtscđhh là sự phân bổ một cách có hệ thống gtrị phải khtscđ hh trong suốt tgian sử dụng hữu ích.
    -tgian sử dụng hữu ích là tgian mà tscđ hh phát huy tác dụng cho sxkd gồm:
    +tgian dn dự tính sd tscđ hh hoặc
    +sản lượng sp, hoặc các dv tính tương tự mà dn dự tính thu được từ việc sử dụng ts.
    như vậy thì theo mình bạn không cần phải trích kh tscđhh trong khi ts chưa được sử dụng.
    nếu các pác có vb nào quy định chi tiết hơn thì post cho pà con với nhá
    các pác cho biết thêm ý kiến nha
    vấn đề là thời điểm để xác định bắt đầu của "thời gian sử dụng hữu ích" đó.

    khi doanh nghiệp mua tscđ về thì tscđ đã đạt đến trạng thái sẵn sàng sử dụng. thông thường dn chỉ mua tscđ về dùng ngay chứ chẳng ai mua về lưu kho sau đó mới xuất dùng. việc lưu kho nằm ngoài chủ định của dn (do các lý do nào đó). do vậy theo tôi thì khi tscđ mua về và đưa vào kho chưa dùng đến thì cũng xác định là đã vào "trạng thái sẵn sàng sử dụng" và cần trích khấu hao.

    bạn hỏi câu này thì có thể nói là hơi quá đáng:


    bác cần phân biệt hao mòn với khấu hao nhé.thế bác biết hao mòn với khấu hao khác nhau chổ nào không
    tscđ hao mòn (giảm giá trị) thì phải khấu hao là đương nhiên, vì tscđ đó mua bằng vốn của dn, không trích khấu hao thì không đảm bảo các nguyên tắc của kế toán (nhất là nguyên tắc thận trọng).




    nếu bắt buộc phải trích kh nhưng nếu hạch toán vào 811 sẽ gây thiệt hại cho dn, mình có thể sử dụng tk nào trong trường hợp này để có thể uyển chuyển hơn ko? (142, 242 chẳng hạn)
    đúng là nếu xét ở góc độ lợi ích của dn thì hạch toán khấu hao vào chi phí khác vừa làm xấu bức tranh tài chính, vừa dẫn đến thiệt về thuế (vì dn không được tính chi phí khấu hao này vào chi phí tính thuế, có 1 số công văn hướng dẫn như vậy rồi).

    nhưng nếu làm đúng nguyên tắc kế toán thì cần trích khấu hao (hay phản ánh phần giảm tài sản bị thiệt hại do chưa dùng tscđ) vào chi phí khác như chế độ kế toán là hợp lý. còn việc vận dụng để đạt lợi ích cho doanh nghiệp thì các bạn đã biết cách rồi đó.




    chính xác anh nói đúng, nhưng đây là hao mòn về vật lý.
    theo qđ206 với sự hao mòn này anh có thể tính nó vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế tndn hay ko trong khi nó chưa tham gia vào hđsxkd của dn ???
    hao mòn về vật lý này a dự định trích khấu hao dựa trên cơ sở nào ??? thời gian là bao lâu ????
    mời anh cho ý kiến.
    đúng ra thì hao mòn này bao gồm cả hữu hình và vô hình:
    - hao mòn hữu hình: để trong kho bị hoen rỉ, ô xi hoá,....
    - hao mòn vô hình: tiến bộ công nghệ làm cho máy móc mới có giá bán thấp hơn.

    do vậy cần trích khấu hao. việc trích khấu hao là một ước tính kế toán, thời gian hữu ích để tính khấu hao theo ước tính ban đầu khi mua tscđ về (tất nhiên có thể thấp hơn mức khấu hao nếu đem sử dụng).

  4. #14
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    ðề: trích khtscđ chưa sử dụng vào tk 811?




    Trích dẫn Gửi bởi hientn
    vấn đề là thời điểm để xác định bắt đầu của "thời gian sử dụng hữu ích" đó.

    khi doanh nghiệp mua tscđ về thì tscđ đã đạt đến trạng thái sẵn sàng sử dụng. thông thường dn chỉ mua tscđ về dùng ngay chứ chẳng ai mua về lưu kho sau đó mới xuất dùng. việc lưu kho nằm ngoài chủ định của dn (do các lý do nào đó). do vậy theo tôi thì khi tscđ mua về và đưa vào kho chưa dùng đến thì cũng xác định là đã vào "trạng thái sẵn sàng sử dụng" và cần trích khấu hao.
    sao biết là "chẳng ai mua về lưu kho"?
    nếu có tình huống đó, vì lý do nào đó, thì không thể ép người ta khấu hao y như nguời mua về dùng ngay được.






    Trích dẫn Gửi bởi hientn
    tscđ hao mòn (giảm giá trị) thì phải khấu hao là đương nhiên, vì tscđ đó mua bằng vốn của dn, không trích khấu hao thì không đảm bảo các nguyên tắc của kế toán (nhất là nguyên tắc thận trọng).
    thế còn nguyên tắc phù hợp bỏ đâu?
    vả lại nguyên tắc thận trọng là: ghi nhận ngay 1 khỏan lỗ khi nó có dấu hiệu mà không cần phải đợi nó xảy ra.
    thế nhưng, kể cả cho rằng sẽ lỗ nhưng lỗ bao nhiêu? căn cứ nào để xác định con số? (xem thêm phía dưới rồi hãy trả lời).






    Trích dẫn Gửi bởi hientn
    đúng ra thì hao mòn này bao gồm cả hữu hình và vô hình:
    - hao mòn hữu hình: để trong kho bị hoen rỉ, ô xi hoá,....
    - hao mòn vô hình: tiến bộ công nghệ làm cho máy móc mới có giá bán thấp hơn.

    do vậy cần trích khấu hao. việc trích khấu hao là một ước tính kế toán, thời gian hữu ích để tính khấu hao theo ước tính ban đầu khi mua tscđ về (tất nhiên có thể thấp hơn mức khấu hao nếu đem sử dụng).
    nếu trích khấu hao đủ và ghi vào lỗ thì không hợp lý, như hientn cũng đã xác nhận.
    vậy phần khấu hao đó bao gồm hữu hình bao nhiêu + vô hình bao nhiêu?
    làm sao xác định để tính lỗ?

    ***
    phần hao mòn vô hình thì vô phương xác định.
    thực ra trong kế toán tscđ được ghi nhận và khấu hao theo nguyên tắc giá phí, tức là chỉ khấu hao phần hao mòn hữu hình mà thôi.
    mà ban đầu hientn bảo là cần khấu hao vì nó hao mòn vô hình => tự mâu thuẫn.

  5. #15
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    ðề: trích khtscđ chưa sử dụng vào tk 811?




    Trích dẫn Gửi bởi khoinhat
    đúng là tài sản nào cũng hao mòn nhưng khi tham gia hoạt động sx kia bạn. công ty bạn không sx ra thành phẩm thì chi phí trích khấu hao đó có chính xác không và có được cơ quan thuế chấp nhận không. bạn mua một cái máy mà 10 năm không sử dụng thì nên coi lại chiến lược sản xuất và đầu tư của công ty bạn kìa.

    thân
    cám ơn bạn. bạn đồng ý với mình rằng mục đích kế toán đầu tiên không phải dành cho cơ quan thuế mà cần phải phản ánh chính xác tình hình thực tế? máy móc không sản xuất ra thành phẩm nhưng vẫn hao mòn như thường, nói 10 năm để dễ hình dung tình hình, chứ các nhà máy đường để trùm mền máy mấy năm là chuyện thường, nếu vẫn để nguyên giá không có tí khấu hao nào thì xem chừng không hợp lý :xinloinhe:

    nguyên tắc là vậy, còn vận dụng thế nào cho có lợi cho doanh nghiệp thì tuỳ kế toán :k6175436:

  6. #16
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    ðề: trích khtscđ chưa sử dụng vào tk 811?




    Trích dẫn Gửi bởi muontennguoi
    sao biết là "chẳng ai mua về lưu kho"?
    nếu có tình huống đó, vì lý do nào đó, thì không thể ép người ta khấu hao y như nguời mua về dùng ngay được.
    xét về chuẩn mực kế toán thì khi mua tscđ mà tscđ đã ở "trạng thái sẵn sàng sử dụng" thì phải bắt đầu trích khấu hao.

    việc mua tscđ không dùng ngay là thuộc về trách nhiệm của nhà quản lý.




    thế còn nguyên tắc phù hợp bỏ đâu?
    vả lại nguyên tắc thận trọng là: ghi nhận ngay 1 khỏan lỗ khi nó có dấu hiệu mà không cần phải đợi nó xảy ra.
    thế nhưng, kể cả cho rằng sẽ lỗ nhưng lỗ bao nhiêu? căn cứ nào để xác định con số? (xem thêm phía dưới rồi hãy trả lời).

    nếu trích khấu hao đủ và ghi vào lỗ thì không hợp lý, như hientn cũng đã xác nhận.
    vậy phần khấu hao đó bao gồm hữu hình bao nhiêu + vô hình bao nhiêu?
    làm sao xác định để tính lỗ?
    trong trường hợp này nguyên tắc thận trọng cần được xem xét trước.
    doanh nghiệp mua tscđ về mà chưa sử dụng thì đương nhiên xảy ra sự giảm sút giá trị tài sản => phát sinh chi phí.

    theo vas 01:



    b/ chi phí: là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.

    ghi nhận chi phí
    44. chi phí sản xuất, kinh doanh và chi phí khác được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi các khoản chi phí này làm giảm bớt lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan đến việc giảm bớt tài sản hoặc tăng nợ phải trả và chi phí này phải xác định được một cách đáng tin cậy.
    như vậy có đủ cơ sở để xác định là cần ghi nhận chi phí cho sự giảm sút giá trị tscđ để trong kho.

    vấn đề là xác định số tiền, vì chi phí này phải xác định được một cách đáng tin cậy.

    như phân tích ở trên, nếu tính khấu hao vào chi phí khác bằng đúng với mức khấu hao như sử dụng thì có vẻ không hợp lý vì phần hao mòn hữu hình khi đó sẽ thấp hơn so với việc sử dụng. nhưng để đơn giản và thận trọng hơn thì có thể trích khấu hao bằng số khấu hao nếu đem sử dụng. bằng không kế toán phải xác định một số tiền hợp lý để trích khấu hao.

    theo vas 03, "tscđ hữu hình",



    do đó, khi xác định thời gian sử dụng hữu ích của tscđ hữu hình phải xem xét các yếu tố sau:
    (a), (b)...
    (c) hao mòn vô hình phát sinh do việc thay đổi hay cải tiến dây truyền công nghệ hay do sự thay đổi nhu cầu của thị trường về sản phẩm hoặc dịch vụ do tài sản đó sản xuất ra;
    như vậy hao mòn vô hình cần được xem xét đến khi xác định thời gian sử dụng hữu ích của tscđ khi tscđ đã ở trạng thái sẵn sàng sử dụng.

    đây là ý kiến chủ quan của em dựa trên việc áp dụng các chuẩn mực và chế độ kế toán. mời các bác tiếp tục!

  7. #17
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    ðề: trích khtscđ chưa sử dụng vào tk 811?

    thứ nhất: các nguyên tắc kế tóan không có nguyên tắc nào trọng hơn nguyên tắc nào.
    chỉ có áp dụng thực tế thì xem xét nặng nhẹ dựa trên ảnh hưởng của nó trong từng trường hợp cụ thể. đôi khi phải chấp nhận vi phạm một ít.

    thứ hai: hao mòn vô hình tự nó đã nằm trong pp khấu hao nhanh, nó không nằm riêng thành 1 khỏan lỗ bao giờ.
    nó sẽ trở thành khoản lỗ trên bctc khi khỏan lỗ đó đã được thực hiện: khi thanh lý tscđ.

    thứ ba: trạng thái sẵn sàng sử dụng bao gồm nhiều yếu tố. và điều quan trọng là phải có chứng cứ.
    nếu chưa bàn giao cho người sử dụng thì liệu rằng có bằng chứng gì để nói là đã sẵn sàng?
    ví dụ: máy mua về nhưng quản đốc phân xưởng (người sử dụng, quản lý) chưa ký nhận chịu trách nhiệm?
    việc hientn bảo rằng "nó đã đạt trạng thái sẵn sàng sử dụng" là ý kiến chủ quan. nếu chưa có ai chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng thì tscđ ấy chỉ mới vượt qua sát hạch về kiểm tra công suất so với thiết kế thôi.

  8. #18
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    3
    ðề: trích khtscđ chưa sử dụng vào tk 811?




    Trích dẫn Gửi bởi muontennguoi
    thứ nhất: các nguyên tắc kế tóan không có nguyên tắc nào trọng hơn nguyên tắc nào.
    chỉ có áp dụng thực tế thì xem xét nặng nhẹ dựa trên ảnh hưởng của nó trong từng trường hợp cụ thể. đôi khi phải chấp nhận vi phạm một ít
    nguyên tắc thận trọng đem đến sự an toàn cho nhà đầu tư khi sử dụng bctc nên nó cần được xem xét đến trong tình huống này. ở đây không thể áp dụng nguyên tắc phù hợp được vì phần giảm giá trị tài sản này không liên quan đến doanh thu có được ở các kỳ sau khi sử dụng tscđ.





    thứ hai: hao mòn vô hình tự nó đã nằm trong pp khấu hao nhanh, nó không nằm riêng thành 1 khỏan lỗ bao giờ.
    nó sẽ trở thành khoản lỗ trên bctc khi khỏan lỗ đó đã được thực hiện: khi thanh lý tscđ.
    khấu hao trong chuẩn mực kế toán không có khấu hao nhanh, hao mòn vô hình cần xem xét để xác định thời gian sử dụng hữu ích của tscđ.





    thứ ba: trạng thái sẵn sàng sử dụng bao gồm nhiều yếu tố. và điều quan trọng là phải có chứng cứ.
    nếu chưa bàn giao cho người sử dụng thì liệu rằng có bằng chứng gì để nói là đã sẵn sàng?
    ví dụ: máy mua về nhưng quản đốc phân xưởng (người sử dụng, quản lý) chưa ký nhận chịu trách nhiệm?
    việc hientn bảo rằng "nó đã đạt trạng thái sẵn sàng sử dụng" là ý kiến chủ quan. nếu chưa có ai chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng thì tscđ ấy chỉ mới vượt qua sát hạch về kiểm tra công suất so với thiết kế thôi.
    đồng ý với bác như vậy. nếu tscđ mua về mà còn để vào kho để chờ thêm linh kiện (thời gian ngắn thôi), hoặc lắp ráp trong kho rồi mới đưa xuống xửơng (do xưởng chưa xây xong!!!) thì khi đưa vào kho chưa tính là trạng thái sẵn sàng sử dụng. còn nếu mua về do lý do nào đó nó đã ở trạng thái sẵn sàng sử dụng mà chưa sử dụng thì vẫn phải trích khấu hao.

  9. #19
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    ðề: trích khtscđ chưa sử dụng vào tk 811?




    Trích dẫn Gửi bởi hientn
    nguyên tắc thận trọng đem đến sự an toàn cho nhà đầu tư khi sử dụng bctc nên nó cần được xem xét đến trong tình huống này. ở đây không thể áp dụng nguyên tắc phù hợp được vì phần giảm giá trị tài sản này không liên quan đến doanh thu có được ở các kỳ sau khi sử dụng tscđ.
    giả sử cty mua 1 cái máy giá 100tr mang về chưa dùng. 3 tháng sau bán lại với giá 100tr vì vẫn còn nguyên tem mà.

    như vậy việc khấu hao khi chưa sử dụng có phải là nội dung của nguyên tắc thận trọng?

    hoàn toàn không phải.
    thận trọng không có nghĩa là lo sợ vu vơ.
    kể cả khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho thì cũng yêu cầu bằng chứng xác thực, có thể định lượng được.
    lo sợ vu vơ chỉ là thận trọng mang tính cảm tính thôi.





    Trích dẫn Gửi bởi hientn
    đồng ý với bác như vậy. nếu tscđ mua về mà còn để vào kho để chờ thêm linh kiện (thời gian ngắn thôi), hoặc lắp ráp trong kho rồi mới đưa xuống xửơng (do xưởng chưa xây xong!!!) thì khi đưa vào kho chưa tính là trạng thái sẵn sàng sử dụng. còn nếu mua về do lý do nào đó nó đã ở trạng thái sẵn sàng sử dụng mà chưa sử dụng thì vẫn phải trích khấu hao.
    người ta chỉ đề cập đến "thời điểm mà tscđ đạt trạng thái sẵn sàng sử dụng" khi tính toán các khỏan đã chi hình thành nên nguyên giá của tscđ mà thôi.
    các chi phí sau thời điểm đó không tính vào nguyên giá.
    thời điểm bắt đầu tính khấu hao vẫn là thời điểm đưa vào sử dụng.

    -------

    giả sử 1 cái máy có thời gian sử dụng theo thiết kế là 10 năm. nếu chưa sử dụng thì lý do gì để nó giảm thời gian sử dụng?
    và như vậy toàn bộ giá trị của nó có chuyển hết vào giá trị sp mà nó sản xuất ra trong thời gian hoạt động của nó là 10 năm không?
    nếu tscđ đó nằm trong kho người bán 3 năm, vậy khi bán người bán phải sửa hồ sơ thiết kế lại là 7 năm sao? máy người ta vẫn mới nguyên mà.

    ------

    khấu hao nhanh là từ mà em kế tóan nào cũng biết.
    mò trong chuẩn mực kế toán vn không thấy là vì:
    - có nhiều pp khấu hao nhanh.
    - cmkt vn chỉ cho phép áp dụng 1 pp khấu hao nhanh nên người ta ghi thẳng luôn tên gọi của pp đó.

    ****** tớ không rảnh mà đố chữ nhé.

  10. #20
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    ðề: trích khtscđ chưa sử dụng vào tk 811?




    Trích dẫn Gửi bởi muontennguoi
    giả sử cty mua 1 cái máy giá 100tr mang về chưa dùng. 3 tháng sau bán lại với giá 100tr vì vẫn còn nguyên tem mà.

    như vậy việc khấu hao khi chưa sử dụng có phải là nội dung của nguyên tắc thận trọng?

    hoàn toàn không phải.
    thận trọng không có nghĩa là lo sợ vu vơ.
    kể cả khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho thì cũng yêu cầu bằng chứng xác thực, có thể định lượng được.
    lo sợ vu vơ chỉ là thận trọng mang tính cảm tính thôi.
    việc mua tscđ khác hẳn với mua hàng hoá về để bán. nếu mua máy về dự tính sử dụng nhưng vì lý do nào đó không sử dụng mà đem vào kho, sau đó đem bán thì gần như chắc chắn lỗ.

    do vậy để thận trọng thì kế toán vẫn phải trích khấu hao đối với tscđ chưa dùng để trong kho vào chi phí để tính lãi/lỗ của kỳ kế toán.





    người ta chỉ đề cập đến "thời điểm mà tscđ đạt trạng thái sẵn sàng sử dụng" khi tính toán các khỏan đã chi hình thành nên nguyên giá của tscđ mà thôi.
    các chi phí sau thời điểm đó không tính vào nguyên giá.
    thời điểm bắt đầu tính khấu hao vẫn là thời điểm đưa vào sử dụng.
    theo phân tích ở trên thì thời điểm tính khấu hao là thời điểm tscđ đã ở trạng thái sẵn sàng sử dụng, không phân biệt là đã đưa vào sử dụng hay còn để trong kho.





    giả sử 1 cái máy có thời gian sử dụng theo thiết kế là 10 năm. nếu chưa sử dụng thì lý do gì để nó giảm thời gian sử dụng?
    và như vậy toàn bộ giá trị của nó có chuyển hết vào giá trị sp mà nó sản xuất ra trong thời gian hoạt động của nó là 10 năm không?
    nếu tscđ đó nằm trong kho người bán 3 năm, vậy khi bán người bán phải sửa hồ sơ thiết kế lại là 7 năm sao? máy người ta vẫn mới nguyên mà.
    nếu máy thiết kế là tgsd 10 năm, nhưng để kho của người bán 3 năm mới nhận về thì có những lý do sau dẫn đến giảm thời gian sử dụng hữu ích của tscđ:
    - do sự ăn mòn của tự nhiên.
    - do tiến bộ khkt: ban đầu máy được thiết kế có tuổi thọ kỹ thuật là 10 năm. sau 3 năm thì có nhiều lý do mà người ta sẽ không sử dụng máy đó 10 năm nữa: công nghệ thay đổi, các máy mới cùng loại có chi phí vận hành thấp hơn, thân thiện hơn với môi trừơng, sản phẩm làm ra từ máy đó có vòng đời ngắn hơn trứơc đây (nhất là trong ngành công nghệ máy tính, xe hơi,...).

    chuẩn mực việt nam số 3 chưa update theo sự thay đổi của ias 16 nhưng khi ban hành chế độ kế toán dn (3/2006), vụ chế độ kế toán và kiểm toán đã vận dụng đoạn sau trong ias 16:



    depreciation of an asset begins when it is available for use, ie when it is in the location and condition necessary for it to be capable of operating in the manner intended by management. depreciation of an asset ceases at the earlier of the date that the asset is classified as held for sale (or included in a disposal group that is classified as held for sale) in accordance with ifrs 5 and the date that the asset is derecognised. therefore, depreciation does not cease when the asset becomes idle or is retired from active use unless the asset is fully depreciated. however, under usage methods of depreciation the depreciation charge can be zero while there is no production.
    trong đoạn trên có nói nếu tscđ không sử dụng do việc để nhàn rỗi (mặc dù có thể sử dụng được rồi) thì không được ngừng trích khấu hao.

 

 
Trang 2 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •