Chào mừng đến với Diễn đàn Dân Kế Toán - Kế toán tổng hợp thực tế.
Kết quả 1 đến 7 của 7

Chủ đề: Vé Máy Bay

  1. #1
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    10

    Vé Máy Bay

    chào tất cả các bạn! mình là nhân viên kế toán mới của công ty du lịch.
    mình mong muốn được các bạn giúp mình chuyện này: mình làm cho công ty du lịch chuyên về bán vé máy bay, tổ chức đi tour mà bên công ty giao cho mình làm kế toán công nợ. trước tiên mình phải làm thế nào để có thể đòi tiền của khách hàng còn nợ và thứ hai làm thế nào để có thể làm tốt kế toán công nợ và làm như thế nào
    mong các bạn, anh chị giúp đỡ e
    e xin cảm ơn nhiều ak

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    ðề: vé máy bay




    Trích dẫn Gửi bởi pezuzu030789
    chào tất cả các bạn! mình là nhân viên kế toán mới của công ty du lịch.
    mình mong muốn được các bạn giúp mình chuyện này: mình làm cho công ty du lịch chuyên về bán vé máy bay, tổ chức đi tour mà bên công ty giao cho mình làm kế toán công nợ. trước tiên mình phải làm thế nào để có thể đòi tiền của khách hàng còn nợ và thứ hai làm thế nào để có thể làm tốt kế toán công nợ và làm như thế nào
    mong các bạn, anh chị giúp đỡ e
    e xin cảm ơn nhiều ak
    hehe cai nay thi dê~ dàng ah
    nếu đã học qua các lớp về tâm lý khách hàng sẽ dễ lắm đấy
    mình đưa ra 1 vài cách chungcho bạn thực hiên nghe
    cái này khi mình học đc gọi là nghệ thuật đòi nợ
    xác định số tiền tối thiểu cần thu từ mỗi khách hàng
    các

    tất nhiên, việc này buộc bạn phải phân tích ngân sách để tìm ra số tiền tối thiểu mà bạn cần phải có để duy trì hoạt động kinh doanh.

    phân loại khách hàng

    đương nhiên khách hàng có nhiều loại. chủ doanh nghiệp nên chia khách hàng thành hai nhóm theo tiêu chí: quan trọng và có thể chấm dứt hợp tác. bạn sẽ cố gắng không làm mất lòng nhóm khách hàng quan trọng, nhưng có thể tỏ ra cứng rắn đối với nhóm kia.

    chọn người đòi nợ

    không phải ai cũng có khả năng đòi nợ nên chủ doanh nghiệp phải chọn người phù hợp nhất trong số nhân viên để tới gặp khách hàng. người đó có thể thuộc bộ phận kế toán hoặc là một nhân viên có mối quan hệ tốt nhất với khách hàng.

    nhắc khách hàng thanh toán trước khi nợ đến hạn

    khoảng 10 ngày trước khi khách hàng đến hạn phải thanh toán, bạn nên nhắc nhở khách hàng chuẩn bị tiền. trong cuộc nói chuyện bạn không nên tỏ ra gay gắt hay tỏ vẻ sốt ruột. nếu bạn làm đúng như thế, khả năng khách hàng trả nợ sẽ cao hơn. nếu khách hàng nói họ có vài vấn đề, bạn hãy đề nghị gặp mặt trực tiếp để tìm hiểu nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình hình. nhưng nếu số lượng khách hàng muốn hoãn thanh toán quá lớn, bạn có thể dùng dịch vụ thư thoại để gửi thông điệp nhắc nhở trả nợ.

    vạch ra kế hoạch trả nợ cho khách hàng

    khả năng thu nợ sẽ lớn hơn nếu bạn chấp nhận cho đối tác trả theo nhiều đợt. mức lãi suất 5% dành cho số tiền nợ còn lại là mức mà khách hàng có thể chấp nhận. ngoài ra, chủ doanh nghiệp cũng nên thảo luận về những lần mua hàng trong tương lai. bạn nên nói rằng bạn sẽ không thực hiện bất kỳ giao dịch nào cho đến khi khoản nợ được thanh toán hết, hoặc chỉ bán hàng nếu đối tác trao tiền mặt ngay.

    chấp nhận thanh toán bằng hàng

    trong trường hợp cần thiết bạn có thể cho đối tác thanh toán bằng hàng hóa của họ rồi đem bán chúng để lấy tiền. cách này có thể giúp không phải vay tiền và tăng tốc độ lưu chuyển của dòng vốn. tất nhiên, bạn chỉ nên chấp nhận những hàng hóa dễ bán và giá trị hàng hóa phải lớn hơn tiền nợ một chút. bằng cách tỏ ra dễ tính với khách hàng, bạn sẽ giành được sự biết ơn của họ. khi tình hình kinh doanh của khách hàng tiến triển, họ sẽ gắn bó với bạn hơn.

    nhưng tốt nhất công ty bạn cho khách hàng thiếu nợ càng ít càng tốt vì khi đó các khoản phải thi của công ty tốt hơn, tiền thì càng sinh lời nên không để cho kh thiếu nợ lâu...và quan trọng nhất là cho khách hàng thiếu nợ nhiều sẽ dần làm mất khách hàng đó nghe bạn( đa số tâm lý người việt mình là vậy đó)
    kế toán công nợ làm công việc theo dõi các khoản công nợ gồm công nợ của đơn vị mình với khách hàng, công nợ nội bộ và các loại công nợ khác. đôi khi nó phân biệt với kế toán thanh toán làm công việc lập các chứng từ thu, chi trong công ty khi có các nhu cầu cần thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. nhưng trong nhiều trường hợp, nhân viên kế toán công nợ cũng là nhân viên kế toán thanh toán.

    về cơ bản, nhiệm vụ của nhân viên kế toán công nợ có thể gói gọn trong một câu: quản lý toàn bộ công nợ của đơn vị. tuy nhiên, nếu liệt kê một cách thật chi tiết và tỉ mỉ về công việc của một nhân viên kế toán công nợ, có thể bạn sẽ giật mình đấy nhé. bình tĩnh nghe nè:

    1. nhận hợp đồng kinh tế của các bộ phận.

    2. nhận đề nghị xác nhận công nợ với khách hàng, nhà cung cấp.

    3. xác nhận (release) hóa đơn bán hàng, chứng từ thanh toán.

    4. kiểm tra công nợ (theo từng chứng từ phát sinh công nợ, hạn thanh toán, số tiền đã quá hạn, báo cho bộ phận bán hàng, cán bộ thu nợ và cán bộ quản lý cấp trên…)

    5. liên lạc thường xuyên với các bộ phận / cán bộ quản trị hợp đồng về tình hình thực hiện hợp đồng.

    6. theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng, khi khách hàng trả tiền tách các khoản nợ theo hợp đồng, theo hóa đơn bán hàng.

    7. theo dõi tình hình thực hiện các hợp đồng mua hàng hóa, dịch vụ trong và ngoài nước của các bộ phận.

    8. đôn đốc và trực tiếp tham gia thu hồi nợ với các khoản nợ khó đòi, nợ lâu, và các khoản công nợ trả trước cho nhà cung cấp đã quá thời hạn nhập hàng hoặc nhận dịch vụ.

    9. lập bút toán kết chuyển công nợ hàng hóa, dịch vụ với các chi nhánh/ công ty.

    10. định kỳ làm xác nhận công nợ với các chi nhánh/ công ty.

    11. lập bút toán điều chỉnh tỷ giá và các điều chỉnh liên quan của các bộ phận, khách hàng, nhà cung cấp.

    12. kiểm tra báo cáo công nợ trên phần mềm quản lý.

    13. lập báo cáo công nợ và công nợ đặc biệt.

    14. lập thông báo thanh toán công nợ.

    15. lập báo cáo tình hình thực hiện các hợp đồng, thông tin chung về công nợ.

    16. kiểm tra số liệu công nợ để lập biên bản xác nhận công nợ với từng khách hàng, từng nhà cung cấp.

    17. theo dõi hàng ngày, hàng tuần, tổng kết cuối năm đối với công nợ tạm ứng của cán bộ công ty/ chi nhánh.

    18. quản lý các công nợ ủy thác (hợp đồng ủy thác).

    19. quản lý các công nợ khác (hàng hóa, phần phải thu, phải chi khác…).

    20. quản lý các khoản vay cá nhân và cán bộ trong công ty.

    vậy đó, nghề nào cũng có những vất vả. nhưng đi cùng với nó là niềm vui khi trọng trách của mình được hoàn thành và công việc trôi chảy. hiệu quả công việc của nhân viên kế toán công nợ có ảnh hưởng tới tình hình tài chính của doanh nghiệp không ít. do đó, áp lực đối với những người làm nghề này cũng không tầm thường chút nào đâu.

    để trở thành một nhân viên kế toán công nợ giỏi, bạn cần trang bị nhiều kiến thức và kỹ năng. dĩ nhiên, bạn phải có những hiểu biết vững chắc về chuyên môn nghiệp vụ kế toán thông qua trường lớp chính qui và các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn để bổ sung, cập nhật hiểu biết trong từng giai đoạn phát triển của xã hội. tốt nhất bạn phải vững vàng về ngoại ngữ và vi tính. nghề nhân viên kế toán công nợ có những đòi hỏi về kỹ năng, như có khả năng tính toán nhanh nhẹn, tự tin; ghi chép đầy đủ, rõ ràng, sạch sẽ, ngăn nắp; biết tổ chức, sắp xếp công việc khoa học; làm việc nghiêm chỉnh và có tinh thần trách nhiệm cao; và quan trọng là phải giao tiếp tốt, vì đôi khi “đòi nợ” cũng yêu cầu ngoại giao dữ lắm đó!

    nghề kế toán không đòi hỏi sự thích ứng đặc biệt với môi trường làm việc. tuy nhiên, do yêu cầu chuyên môn cần phải suy nghĩ, tính toán, sắp xếp, giải trình những dữ liệu, thống kê..., nên đôi khi suốt ngày bạn phải vùi đầu vào sổ sách, phải căng mắt đọc mấy con số, mà công việc này lại không chấp nhận sai sót. bạn phải có sự kiên nhẫn. nhưng nếu thật sự thích thì bạn sẽ làm tốt mọi việc thôi.

    một yêu cầu quan trọng đối với bất cứ ngành nghề nào, và đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế như kế toán, đó là phải có lương tâm và đạo đức nghề nghiệp. chuẩn mực đạo đức đối với nghề nghiệp kế toán, kiểm toán phải được xây dựng trên nền tảng “độc lập; khách quan và chính trực; bảo mật; năng lực chuyên môn và tính thận trọng; tư cách nghề nghiệp; tuân thủ chuẩn mực chuyên môn”.

    nghề kế toán, trong đó có kế toán công nợ, đang là một trong những ngành nghề thiết yếu của xã hội. tỷ lệ sinh viên học các ngành kinh tế và ra trường làm kế toán cho các cơ quan, doanh nghiệp đến nay vẫn là rất cao. và lương cho ngành nghề này không thấp đâu bạn ạ.

    chúc bạn thành công nghe!!!!

  3. #3
    Ngày tham gia
    Oct 2015
    Bài viết
    1
    ðề: vé máy bay

    mình cảm ơn bạn nha.....

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    ðề: vé máy bay

    cảm ơn ai thì phải nháy vào chữ cảm ơn kìa

  5. #5
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    2
    ðề: vé máy bay




    Trích dẫn Gửi bởi pezuzu030789
    chào tất cả các bạn! mình là nhân viên kế toán mới của công ty du lịch.
    mình mong muốn được các bạn giúp mình chuyện này: mình làm cho công ty du lịch chuyên về bán vé máy bay, tổ chức đi tour mà bên công ty giao cho mình làm kế toán công nợ. trước tiên mình phải làm thế nào để có thể đòi tiền của khách hàng còn nợ và thứ hai làm thế nào để có thể làm tốt kế toán công nợ và làm như thế nào
    mong các bạn, anh chị giúp đỡ e
    e xin cảm ơn nhiều ak
    - để đòi được tiền thì: nên ăn nói nhỏ nhẹ, truyền cảm, nủng nịu :171: dể xương 1 tý.
    - để làm tốt kế toán công nợ e cần theo dỏi kỷ các hợp đồng, thời hạn ghi nhận nợ, thời hạn trả nợ, các khoản chiết khấu, giảm giá...các chứng từ (phiếu thu chi, sổ phụ...):rachoa:

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    33
    ðề: vé máy bay




    Trích dẫn Gửi bởi pezuzu030789
    chào tất cả các bạn! mình là nhân viên kế toán mới của công ty du lịch.
    mình mong muốn được các bạn giúp mình chuyện này: mình làm cho công ty du lịch chuyên về bán vé máy bay, tổ chức đi tour mà bên công ty giao cho mình làm kế toán công nợ. trước tiên mình phải làm thế nào để có thể đòi tiền của khách hàng còn nợ và thứ hai làm thế nào để có thể làm tốt kế toán công nợ và làm như thế nào
    mong các bạn, anh chị giúp đỡ e
    e xin cảm ơn nhiều ak
    mỗi lần nhân viên book vé bán được vé, thì phải viết exchang oder nội dung: số vé, tên khách, mua của hảng nào, số tiền...
    em sẽ ghi nhận vào bản công nợ, mỗi tuần hay định kỳ bên bán sẽ gởi công nợ, để em đối chiuế và họ sẽ qua thu công nợ
    đối với bên mua:
    thường là giao vé, hóa đơn là thu tiền ngay
    nếu là khách quen thì cho nợ, do sự thỏa thuận của nhân viên bán vé với khách hàng (được sự đồng ý của giám đốc). khi đến hạn thì em alo6, hoac chát " hôm nay em qua thu công nợ được chưa,..."
    anh nghĩ em làm kế toán nội bộ nên cứ tùy yêu cầu mà thiết kế phù hợp , dễ hiểu!

  7. #7
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    2
    ðề: vé máy bay

    xin chào
    minh moi làm ke toan cho 1 cty ban ve may bay, cty mua ve truc tiep ve ban huong loi nhuan, cty thành lap thang 9, nhung truoc thang 9 chu cty la dại lay ban ve may bay, sau do moi dang ky thanh lap cty,trong thang 8 chủ cty co ban ve cho khach hàng nhung ko lay hóa don cho khach va hua se xuat hoa don sau cho khach, gio lieu co the lay hóa don cua cty moi thanh lap xuat cho khach duoc ko?, va phai lam nhu nao?
    ai co the giup minh tim hieu qua ve nghiep vụ ve may bay k?tai sao khi mua ve ve de ban lại co khoan ''chi phí khac', tk 138, chi phi nay la chi phi gi vay?

 

 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •