Chào mừng đến với Diễn đàn Dân Kế Toán - Kế toán tổng hợp thực tế.
Kết quả 1 đến 5 của 5
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

  2. #2
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Tiểu Thư Họ Nguyễn
    Công ty e mới mua 1 cái Dcom giá chưa thuế là 659.091 (VAT 10%)
    em đinh khoản như thế này đúng ko mấy anh chị
    Nợ 153: 659.091
    Nợ 1331: 65.909
    Có 111: 725.000
    Em mới đi làm, mong a chị chỉ giáo. em cam ơn
    vào thẳng chi phí

  3. #3
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Tiểu Thư Họ Nguyễn
    Công ty e mới mua 1 cái Dcom giá chưa thuế là 659.091 (VAT 10%)
    em đinh khoản như thế này đúng ko mấy anh chị
    Nợ 153: 659.091
    Nợ 1331: 65.909
    Có 111: 725.000
    Em mới đi làm, mong a chị chỉ giáo. em cam ơn
    Nợ 642: 659.091
    Nợ 1331: 65.909
    Có 111: 725.000

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    a/Quy định đánh giá tài sản cố định và công cụ dụng cụ:

    THÔNG TƯ Số: 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013

    Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định

    Chương II:

    QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH​
    Điều 3. Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định:

    1. Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:

    a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

    b) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;

    c) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.

    = > Đối với các tài sản cố định doanh nghiệp đang theo dõi, quản lý không đủ tiêu chuẩn về nguyên giá tài sản cố định theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này thì giá trị còn lại của các tài sản này được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không quá 3 năm = 36 tháng kể từ ngày có hiệu lực thi hành của Thông tư này”

    b/Nguyên lý kế toán:

    5. Đối với các công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ xuất dùng cho sản xuất, kinh doanh phải ghi nhận toàn bộ một lần vào chi phí sản xuất, kinh doanh.

    6. Trường hợp xuất dùng công cụ, dụng cụ một lần có giá trị lớn và có thời gian sử dụng vào sản xuất, kinh doanh dưới một năm thì giá trị công cụ, dụng cụ xuất dùng được ghi vào Tài khoản 142 “Chi phí trả trước ngắn hạn” và phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh cho các kỳ kế toán tháng hoặc quý trong năm.

    7. Trường hợp công cụ, dụng cụ xuất dùng vào sản xuất, kinh doanh có giá trị lớn và có thời gian sử dụng cho sản xuất, kinh doanh trên một năm thì giá trị công cụ, dụng cụ xuất dùng được ghi vào Tài khoản 242 “Chi phí trả trước dài hạn” và phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh.


    c/ Giá trị tài sản quá nhỏ nên tốt nhất nên đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh ko cần phần bổ nhiều lần

    Nợ TK 642: 659.091
    Nợ TK 1331: 65.909
    Có TK 1111: 725.000


    - Phiếu chi tiền

    - Hóa đơn

    - Khai báo thuế đầy đủ

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Em có 1 thắc mắc giành riêng cho bác chudinhxinh
    Em chủ thread muốn đưa vào CCDC (153), đâu có mắc mớ gì đến TK211 đâu ạ, sao bác trích dẫn ĐK của 211 ra làm chi ạ?

    P/s: em cũng đồng ý là sẽ charge thẳng vào chi phí ạ!

 

 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •