Chào mừng đến với Diễn đàn Dân Kế Toán - Kế toán tổng hợp thực tế.
Kết quả 1 đến 7 của 7
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Kiểm tra sổ sách báo cáo trước khi lên báo cáo tài chính

    1.Đầu năm có kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối:

    +Đầu năm kết chuyển lời nhuận chưa phân phối:

    Đầu năm tài chính có làm bút toán kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối năm nay sang lợi nhuận chưa phân phối năm trước, ghi:

    + Trường hợp TK 4212 có số dư Có (Lãi), ghi:

    Nợ TK 4212 - Lợi nhuận chưa phân phối năm nay

    Có TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.

    + Trường hợp TK 4212 có số dư Nợ (Lỗ), ghi:

    Nợ TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước

    Có TK 4212 - Lợi nhuận chưa phân phối năm nay.

    = > Kiểm tra lại xem bạn đã mở chi tiết cho TK 421 (gồm 4211,4212) để hoạch toán chưa?

    - Cần phải phân biệt lợi nhuận chưa phân phối năm tài chính trước đó với năm hiện tại một cách rạch ròi ko để gom chung 421

    - Thường nhiều kế toán hay để gom một cục 421 làm các số liệu lợi nhuận năm trước và nay cấn trừ lẫn nhau

    - Việc phân chi tiết 421 giúp bạn xác định được số lỗ năm này với năm kia để làm căn cứ chuyển lỗ sau này

    - Đôi khi kế toán thường quên không hoạch toán bút toán này

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    2. Kiểm tra có hoạch toán thuế môn bài và nộp đầy đủ chưa:

    Hoạch toán:

    +Quyết định 15:

    -Tính số thuế môn bài phải nộp : Nợ TK6425 / Có TK 3338
    -Nộp thuế môn bài bằng Tiền mặt: Nợ TK 3338 / Có TK 1111

    +Quyết định 48:

    -Tính số thuế môn bài phải nộp : Nợ TK6422 / Có TK 3338
    -Nộp thuế môn bài bằng Tiền mặt: Nợ TK 3338 / Có TK 1111

    Mức vốn điều lệ để tính thuế thuế môn bài phải nộp:

    Mức thuế phải đóng: Kê khai + nộp thuế môn bài
    Bậc thuế môn bài Vốn đăng ký Mức thuế Môn bài cả năm
    - Bậc 1: Trên 10 tỷ = 3.000.000
    - Bậc 2: Từ 5 tỷ đến 10 tỷ = 2.000.000
    - Bậc 3: Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ = 1.500.000
    - Bậc 4: Dưới 2 tỷ = 1.000.000
    Nếu giấy phép rơi vào 01/01 đến 30/06 thì phải đóng 100% đồng
    Nếu giấy phép rơi vào 01/07 đến 31/12 bạn được giảm 50% số tiền phải đóng=01/02

    Nghĩa là:
    + Doanh nghiệp thành lập trong khoảng thời gian từ ngày 01/01 đến ngày 30/6 thì phải nộp 100% mức thuế môn bài theo quy định ở bảng trên
    + Doanh nghiệp thành lập trong khoảng thời gian từ ngày 01/07 đến ngày 31/12 thì phải nộp 50% mức thuế môn bài
    Thuế môn bài cho các chi nhánh:
    - Các chi nhánh hạch toán phụ thuộc không có vốn đăng ký: 1.000.000đ
    - Các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập: 2.000.000 đ


    Lưu ý:
    - Trường hợp Doanh nghiệp có đơn vị trực thuộc (chi nhánh, cửa hàng…) kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh thì Doanh nghiệp thực hiện nộp thuế môn bài, tờ khai thuế môn bài (đối với trường hợp có thay đổi mức thuế môn bài) của các đơn vị trực thuộc đó cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của Doanh nghiệp.
    - Trường hợp Doanh nghiệp có đơn vị trực thuộc ở khác địa phương cấp tỉnh nơi Doanh nghiệp có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc thực hiện nộp thuế môn bài, tờ khai thuế môn bài (đối với trường hợp có thay đổi mức thuế môn bài) của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị trực thuộc.
    Thời hạn nộp tờ khai và thuế mô bài:
    - Với Doanh nghiệp mới thành lập thì chậm nhất là 10 ngày kế từ ngày được cấp giấp phép kinh doanh
    - Thời hạn nộp Tờ khai thuế môn bài (trường hợp phải nộp tờ khai) và nộp thuế môn bài năm chậm nhất là ngày 30 tháng 01 tài chính hiện hành.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    chính xác, và nhất là khoản chênh lệch do đánh giá lại tỷ giá các tài khoản có gốc ngoại tệ rất nhiều dân kế sót nghiệp vụ và dưa đến tài khoản 421 cuối năm có tới 2 số dư vừa nợ và vừa có.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    3. Tiền mặt:

    + Tài khoản 1111 tiền mặt: Số dư nợ đầu kỳ sổ cái TK 1111 = Số dư nợ đầu kỳ TK 1111 trên bảng cân đối phát sinh = Số dư Nợ đầu kỳ Sổ Quỹ Tiền Mặt;

    -Số Phát sinh nợ có sổ cái TK 1111 = Số phát sinh Nợ Có TK 1111 trên bảng cân đối phát sinh = Số phát sinh Nợ Có Sổ Quỹ Tiền Mặt,

    - Số dư nợ cuối kỳ sổ cái TK 1111 = Số dư cuối kỳ TK 1111 trên bảng cân đối phát sinh = Số dư Nợ cuối kỳ Sổ Quỹ Tiền Mặt

    -Kiểm tra xem số dư trong ngày của tháng có bị âm quỹ, nếu âm quỹ nhập các nghiệp vụ Thu tiền lên trước, nghiệp vụ chi tiền hoạch toán sau

    -Nếu bị âm thì tìm biện pháp xử lý: lập hợp đồng vay tiền, giây vay mượn để bổ sung vốn lưu động tạm thời: Nợ TK 111/ có TK 3388 hoặc theo các phương án đề xuất dưới đây

    Xử lý tiền mặt âm:

    +Một là làm lại giấy phép kinh doanh nâng cao vốn điều lệ= >hơi phức tạp do phải đi làm thủ tục xin đổi giấy phép, cách làm này ăn chắc mặc bền

    Nợ 111/ có 411

    +Hai là tất cả các khoản mua hàng hóa đều ghi nhận nợ treo ở tài khoản 331* khi nào có tiền thì trả lại khách hàng

    Nợ 152,153..627,641,642….,1331/ có 331*

    Nợ 331*/ có 111

    +Ba là làm phiếu thu tiền mặt + hợp đồng vay mượn với cá nhân lãi xuất 0%=> cách này chiếm tỉ lệ 99% kế toán hay dùng

    Nợ 111/ có 3388

    +Bốn là xem như ai đó đầu tư tài trợ cho không biếu không

    Nợ 111/ có 711

    = > Cách này ko ai dùng vì bị đánh thuế TNDN 20% nếu bạn muốn bị đuổi việc ngay tức thì làm kiểu này đảm bảo bạn được mời ra khỏi công ty nhanh chóng mà ko cần phải xin phép nghỉ

    - Có nhiều kế toán làm để tiền mặt bị âm, ghi nhớ tiền mặt không bao giờ được phép âm

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    4. Tiền gửi ngân hàng

    + Tài khoản 112 tiền gửi ngân hàng:

    - Số dư nợ đầu kỳ sổ cái TK 112 = Số dư nợ đầu kỳ TK 112 trên bảng cân đối phát sinh = Số dư Nợ đầu kỳ Sổ tiền gửi ngân hàng = Số dư đầu kỳ của số phụ ngân hàng hoặc sao kê;

    - Số Phát sinh nợ có sổ cái TK 112 = Số phát sinh Nợ Có TK 112 trên bảng cân đối phát sinh = Số phát sinh Nợ Có Sổ Tiền Gửi Ngân Hàng hoặc sao kê = Số phát sinh rút ra – nộp vào trên sổ phụ ngân hàng hoặc sao kê,

    - Số dư nợ cuối kỳ sổ cái TK 112 = Số dư cuối kỳ TK 112 trên bảng cân đối phát sinh = Số dư Nợ cuối kỳ Sổ Tiền Gửi Ngân Hàng hoặc sao kê = Số dư cuối kỳ ở Sổ Phụ Ngân Hàng hoặc sao kê

    -Mỗi ngân hàng là một tài khoản chi tiết ví dụ: 1121 ngân hàng Agribank, 1122 ngân hàng á châu…..

    -Nếu mở tổng hợp thì phải có bảng theo dõi các đối tượng 112 là tài khoản tổng hợp, các đối tượng NH0001: ngân hàng Agribank, NH0002: ngân hàng á châu….

    - In đầy đủ sổ Cái và sổ tiền gửi kiểm tra xem đã khớp nhau chưa, ở sổ tiền gửi thì số dư cuối kỳ phát sinh xem có bị âm ở ngày nào không, nếu âm thì sắp xếp lại nghiệp vụ thu lên trước nghiệp vụ chi hoạch toán sau, hoặc có hoạch toán nhầm số liệu

    Chứng từ ngân hàng: Chú ý các trường hợp chuyển khoản cho hóa đơn > 20.000.000


    -In sao kê đầy đủ 12 tháng kèm theo các chứng từ : Giấy báo Nợ, Giấy báo có của Ngân hàng

    -Mỗi tháng là một tập kẹp lại của tháng nào ra tháng đó đừng để lẫn lộn

    -Ủy nhiệm chi thì phô tô để kẹp cùng hóa đơn > 20.000.000 hoặc chuyển khoản

    -Kiểm tra sổ 112 với số phụ ngân hàng, số dư hàng tháng và số dư cuối năm khớp với số dư cuối năm trên sổ phụ Ngân hàng hay không? Đối chiếu kiểm tra kỹ hàng tháng của năm tài chính

    -Phải có đầy đủ sổ phụ theo từng tháng gồm có: sổ phụ, giấy báo (nợ, có), chứng từ đi kèm (giấy nộp tiền, ủy nhiệm chi, lệnh chi,…). Có sao kê hàng tháng và năm.

    -Vừa phải có sổ phụ file cứng và file mềm kết xuất từ Internet Banking. Công ty nào chưa đăng ký thì nên đăng ký, để kiểm tra cho dễ, ko cần phải tìm tới tìm lui trong đống sổ phụ. Cả chính kế toán cũng dễ làm việc, và sau này cung cấp cho thuế. Thuế chủ yếu làm việc trên file trước, sau đó nghi vấn hoặc cần xác thực cái gì thì họ mới tìm bản gốc.

    -Nếu lỡ có thiếu chứng từ gì đó, thì cuối năm nên kiểm tra lại để đi xin in lại bổ sung cho đủ, chỉ tốn thêm tiền phí, chứ đến lúc bị kiểm tra mới đi bổ sung thì mệt. Mấy cái này không có đáng, tháng nào xong tháng đó luôn cho khỏe, đừng để bị hành vì những cái linh tinh ko đáng này nhé.

    Kiểm tra kỹ lại hoạch toán kế toán các nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền, vì trên sao kê ngân hàng ghi đôi khi không rõ ràng kế toán thường hoạch toán râu ông này cắm cằm bà kia


    Các lưu ý đối với hóa đơn đầu vào > 20.000.000

    Các trường hợp chuyển khoản giữa bên Mua và bên Bán như sau:

    - Bên Mua Nộp thẳng tiền vào tài khoản bên Bán = Giấy nộp tiền => Không hợp lệ

    - Bên Mua Dùng Ủy nhiệm chi thanh toán sang tài khoản giám đốc hoặc cá nhân Công Ty bên Bán = > Không hợp lệ

    - Bên Mua Dùng tài khoản giám đốc cty thanh toán sang tài khoản giám đốc hoặc cá nhân Công Ty bên Bán = > Không hợp lệ

    - Bên Mua Dùng tài khoản giám đốc cty thanh toán sang tài khoản Công Ty bên Bán = > Không hợp lệ

    - Bên Mua Dùng Ủy nhiệm chi thanh toán từ tài khoản cty Bên Mua thanh toán sang tài khoản Công Ty bên Bán = > Hơp lệ

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    3
    6. Tài khoản 142,242,214:

    Số tiền phân bổ tháng trên bảng phân bổ công cụ dụng cụ có khớp với số phân bổ trên số cái tài khoản 142,242,214

    -Kiểm tra xem có lập bảng phân bổ hàng tháng hay không?

    -Số tiền phân bổ trên sổ sách có khớp với trên bảng phân bổ hay không? Khớp phát sinh trong kỳ = TK 142,242,214 , khớp số dư cuối kỳ TK 142,242 với giá trị còn lại cần phân bổ của bảng phân bổ 142,242

    -Kiểm tra xem số năm phân bổ của công cụ dụng cụ có đúng với thời gian tối đa 36 tháng theo quy định về phân bổ giá trị công cụ dụng cụ, hay phân bổ thời gian dài hơn so với quy định

    -Đối với tài sản công cụ dụng cụ có thông qua tài khoản 153 trung gian hay không? Hay đưa thẳng vào tài khoản 142,242

    +Hoach toán : theo chuẩn mực kế toán

    -Khi mua: Nợ TK 153,1331/ có TK 111,112,331

    -Kết chuyển sử dụng: Nợ TK 142,242/ Có TK 153

    -Phân bổ hàng kỳ: Nợ 627,641,642/ có 142,242

    +Hoach toán : có những kế toán thường làm tắt không qua tài khoản 153 với lý do mua về dùng luôn nên ko nhập kho nên ko đưa vào 153 về mặt nguyên lý kế toán không phù hợp nhưng về mặt giá trị phân bổ bản chất vẫn là qua 142,242 nên người ta mua về làm ngay bút toán tắt. việc hoạch toán như vậy làm người xem ko thể biết đâu là dòng tiền chi đâu là tài sản chờ phân bổ

    -Khi mua: Nợ TK 142,242,1331/ có TK 111,112,331

    -Phân bổ hàng kỳ: Nợ 627,641,642/ có 142,242

    Lưu ý: với công cụ dụng cụ nhập kho thì cuối kỳ tài khoản 153 vẫn có số dư bình thường giống với hàng tồn kho 152,156,155

    -Việc phân bổ hàng tháng phải căn cứ vào bảng phân bổ:

    Bảng phân bổ 142-242-214:

    Mẫu 01:

    http://www.mediafire.com/view/ry2999m4mr7e2cu/214-_2012-2013.xls

    http://www.mediafire.com/view/vdeh09cezpf0s6q/142_-2012-2013.xls

    thêm

    Khấu hao 214: http://www.mediafire.com/download/tmnjl9iyat7n67c/214_-__BANG_KHAU_HAO.rar

    Phân bổ 142: http://www.mediafire.com/download/3vb1krg8tdfvjia/142_-__BANG_PHAN_BO.rar

    Phân bổ 242: http://www.mediafire.com/download/xs1js65655oag4e/242_-__BANG_PHAN_BO.rar

    Phân bổ công cụ dụng cụ tài sản cố định phương pháp 02:

    -Phân bổ ccdc

    -Phân bổ cp ngắn và dài hạn

    -Khấu hao tài sản cố định

    http://www.mediafire.com/view/dj5uqd4jv7aprj7/Bang_Phan_bo_142-242-214.xls

    Phân bổ công cụ dụng cụ - tài sản cố định (142-242-214) 3 trong 1

    -Sức mạnh thần kỳ của hàm sumifs : tính tổng các ô trong vùng thỏa 1 hoặc nhiều điều kiện cho trước.

    -Cú pháp:
    =SUMIFS(sum_range, criteria_range1, criteria1, [criteria_range2, criteria2], …)

    http://www.mediafire.com/download/2l2y8e2468bxyno/Bang_Phan_bo_142-242-214_-_PP03.rar

  7. #7
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi chudinhxinh
    2. Kiểm tra có hoạch toán thuế môn bài và nộp đầy đủ chưa:

    Hoạch toán:

    +Quyết định 15:

    -Tính số thuế môn bài phải nộp : Nợ TK6425 / Có TK 3338
    -Nộp thuế môn bài bằng Tiền mặt: Nợ TK 3338 / Có TK 1111

    +Quyết định 48:

    -Tính số thuế môn bài phải nộp : Nợ TK6422 / Có TK 3338
    -Nộp thuế môn bài bằng Tiền mặt: Nợ TK 3338 / Có TK 1111

    Mức vốn điều lệ để tính thuế thuế môn bài phải nộp:

    Mức thuế phải đóng: Kê khai + nộp thuế môn bài
    Bậc thuế môn bài Vốn đăng ký Mức thuế Môn bài cả năm
    - Bậc 1: Trên 10 tỷ = 3.000.000
    - Bậc 2: Từ 5 tỷ đến 10 tỷ = 2.000.000
    - Bậc 3: Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ = 1.500.000
    - Bậc 4: Dưới 2 tỷ = 1.000.000
    Nếu giấy phép rơi vào 01/01 đến 30/06 thì phải đóng 100% đồng
    Nếu giấy phép rơi vào 01/07 đến 31/12 bạn được giảm 50% số tiền phải đóng=01/02

    Nghĩa là:
    + Doanh nghiệp thành lập trong khoảng thời gian từ ngày 01/01 đến ngày 30/6 thì phải nộp 100% mức thuế môn bài theo quy định ở bảng trên
    + Doanh nghiệp thành lập trong khoảng thời gian từ ngày 01/07 đến ngày 31/12 thì phải nộp 50% mức thuế môn bài
    Thuế môn bài cho các chi nhánh:
    - Các chi nhánh hạch toán phụ thuộc không có vốn đăng ký: 1.000.000đ
    - Các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập: 2.000.000 đ


    Lưu ý:
    - Trường hợp Doanh nghiệp có đơn vị trực thuộc (chi nhánh, cửa hàng…) kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh thì Doanh nghiệp thực hiện nộp thuế môn bài, tờ khai thuế môn bài (đối với trường hợp có thay đổi mức thuế môn bài) của các đơn vị trực thuộc đó cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của Doanh nghiệp.
    - Trường hợp Doanh nghiệp có đơn vị trực thuộc ở khác địa phương cấp tỉnh nơi Doanh nghiệp có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc thực hiện nộp thuế môn bài, tờ khai thuế môn bài (đối với trường hợp có thay đổi mức thuế môn bài) của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị trực thuộc.
    Thời hạn nộp tờ khai và thuế mô bài:
    - Với Doanh nghiệp mới thành lập thì chậm nhất là 10 ngày kế từ ngày được cấp giấp phép kinh doanh
    - Thời hạn nộp Tờ khai thuế môn bài (trường hợp phải nộp tờ khai) và nộp thuế môn bài năm chậm nhất là ngày 30 tháng 01 tài chính hiện hành.
    Thời hạn nộp tờ khai và thuế mô bài:
    - Với Doanh nghiệp mới thành lập nếu doanh nghiệp đi vào hoạt động ngay thì chậm nhất là ngày cuối tháng của tháng được cấp giấp phép kinh doanh chứ anh

 

 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •