Chào mừng đến với Diễn đàn Dân Kế Toán - Kế toán tổng hợp thực tế.
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 17
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    BCTC bắt đầu làm từ đâu

    chào anh chị nhà kế!
    e cũng như rất nhiều anh chị em khác cũng là người đầu tiên làm BCTC,e cũng ko biết làm như thế nào?bắt đầu làm từ đâu.
    khi còn ngồi trên ghế nhà trường e cũng đã học qua BCTC nhưng đó chỉ là lý thuyết.bây giờ tiếp xúc công việc thực tế thì e ko biết bắt đầu,năm 2009 cũng là năm đầu tiên quyết toán nên e ko có gì để làm mẫu,cty thì chỉ có mình em.rất mong dc sự hướng dẫn của anh chị trong diễn đàn,anh chị có thể hướng dẫn giúp em qua mail cũng dc.mail cua e
    acc_2028@yahoo.com
    Rất mong dc sự hướng dẫn cua anh chị.

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: BCTC bắt đầu làm từ đâu




    Trích dẫn Gửi bởi 2028
    chào anh chị nhà kế!
    e cũng như rất nhiều anh chị em khác cũng là người đầu tiên làm BCTC,e cũng ko biết làm như thế nào?bắt đầu làm từ đâu.
    khi còn ngồi trên ghế nhà trường e cũng đã học qua BCTC nhưng đó chỉ là lý thuyết.bây giờ tiếp xúc công việc thực tế thì e ko biết bắt đầu,năm 2009 cũng là năm đầu tiên quyết toán nên e ko có gì để làm mẫu,cty thì chỉ có mình em.rất mong dc sự hướng dẫn của anh chị trong diễn đàn,anh chị có thể hướng dẫn giúp em qua mail cũng dc.mail cua e
    acc_2028@yahoo.com
    Rất mong dc sự hướng dẫn cua anh chị.
    Thật ra nó cũng giống y các bài tập mà mình đã học thôi có chăng nghiệp vụ nhiều hơn một chút.
    * Đối với kế toán quản trị ( thực tế)
    - Căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế lên sổ chi tiết, sổ cái
    - Căn cứ sổ cái lên bảng cân đối tài khoản
    - Căn cứ bảng cân đối tài khoản lập bảng cân đối kế toán, bảng kết quả hoạt động kinh doanh.
    - Căn cứ sổ cái, và các bảng biểu đã lập lập thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
    * Đối với kế toán thuế thì làm ngược lại.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    21
    Ðề: BCTC bắt đầu làm từ đâu

    Đến hẹn lại lên pà con chúng ta lại phải căng mắt để lập BCTC.Đối với các Anh,chị dày dạn kinh nghiệm thì chẳng có gì khó chứ dân mới vào nghề thì tìm kiếm những hướng dẫn này rất khó khăn.Mong Comment này sẽ có ích cho các bạn!
    • Nguyên tắc chung để lập bảng cân đối kế toán :
    + Trước khi lập BCĐKT, nhân viên kế toán cần phải phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ kế toán tổng họp và chi tiết có liên quan, thực hiện việc kiểm kê tài sản và phản ánh kết quả kiểm kê vào sổ kế toán. Trước khi khoá sổ. Đối chiếu công nợ phải thu, phải trả, đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết, số liệu trên sổ kế toán và số thực kiểm kê, khoá sổ kế toán và tính số dư các tài khoản.
    + Khi lập BCĐKT, những chỉ tiêu liên quan đến những tài khoản phản ánh tài sản có số dư Nợ thì căn cứ vào số dư Nọ để ghi. Những chỉ tiêu liên quan đến những tài khoản phản ánh nguồn vốn, có số dư có thì căn cứ vào số dư có của tài khoản để ghi.
    + Những chỉ tiêu thuộc các khoản phải thu, phải trả ghi theo số dư chi tiết của các tài khoản phải thu, tài khoản phải trả. Nếu số dư chi tiết là dư Nợ thì qui ở phần "tài sản", nếu số dư chi tiết là số dư có thì ghi ở phần "nguồn vốn".
    + Một số chỉ tiêu liên quan đến các tài khoản điều chỉnh hoặc tài khoản dự phòng (như TK : 214, 129, 229, 139, 159) luôn có số dư có, nhưng khi lên BCĐKT thì ghi ở phần tài sản theo số âm; các tài khoản nguồn vốn như 412, 413, 421 nếu có số dư bên Nợ thì vẫn ghi ở phần "nguồn vốn", nhưng ghi theo số âm.
    • Cơ sở số liệu và phương pháp lập BCĐKT :
    Cơ sở để lập BCĐKT là số liệu của BCĐKT năm trước (cột số cuối kỳ) và số liệu kế toán tổng hợp, số liệu kế toán chi tiết tại thời điểm lập BCĐKT sau khi đã khoá sổ. Cụ thể :
    * Đối với cột "đầu năm". Căn cứ số liệu cột "cuối kỳ" của BCĐKT ngày 31/12 năm trước để ghi.
    * Cột cuối kỳ : phương pháp lập khai quát có thể biểu diễn qua sơ đồ sau (kết cấu theo 2 phần xếp dọc) :
    2 Phương pháp lập BCĐKT cột số cuối kỳ cụ thể như sau :
    BCĐKT là phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các mối quan hệ cân đối vốn có của đối tượng kế toán. Mối quan hệ cân đối đó gồm 2 loại :
    1- Quan hệ cân đối tổng thể, cân đối chung như quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn :
    Tổng số tài sản = Tổng số các nguồn vốn
    Tổng số tài sản = Tài sản lưu động + TSCĐ và đầu tư tài chính
    Tổng số nguồn vốn = Nợ phải trả + nguồn vốn của chủ sở hữu
    Thông qua các quan hệ cân đối trên có thể thấy được kết cấu của từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn từ đó mà xác định được thực trạng tài chính của doanh nghiệp, đưa ra các quyết định về việc đầu tư vốn theo hướng hợp lý, phù hợp với mục đích và điều kiện kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể, phù hợp với ngành nghề kinh doanh của từng đơn vị.
    2- Quan hệ cân đối từng phần, cân đối bộ phận :
    Thể hiện quan hệ cân đối giữa số hiện có và sự vận động của từng đối tượng kế toán : từng loại vốn, từng nguồn vốn. Cụ thể :
    + Nguồn vốn chủ sở hữu
    B nguồn vốn = A tài sản (I+II+IV+V+VI) + B tài sản
    Cân đối này chỉ mang tính lý thuyết điều đó có nghĩa là : Nguồn vốn của chủ sở hữu vừa đủ trang trải các loại tài sản cho các hoạt động chủ yếu mà không phải đi vay hoặc chiếm dụng.
    Trong thực tế thường xảy ra 1 trong 2 trường hợp :
    • Trường hợp 1 :
    vế trái > vế phải
    doanh nghiệp không sử dụng hết nguồn vốn hiện có của mình đã bị người khác chiếm dụng vốn. Thể hiện trên mục III (các khoản phải thu) loại A - phần tài sản.
    • Trường hợp 2 :
    vế trái < vế phải
    doanh nghiệp thiếu nguồn vốn để trang trải cho các tài sản đang sử dụng nên phải vay mượn. Thể hiện trên loại B - phần nguồn vốn. Việc sử dụng vốn vay mượn trong kinh doanh nếu chưa quá thời hạn thanh toán là điều bình thường, hay xảy ra.
    Do luôn tồn tại các mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với đối tượng khác nên luôn xảy ra hiện tượng chiếm dụng và bị chiếm dụng. Vấn đề cần quan tâm là tính chất hợp lý và hợp pháp của các khoản đi chiếm dụng và bị chiếm dụng.
    B nguồn vốn + A (II) nguồn vốn = B tài sản
    Điều này cho thấy cách tài trợ các loại tài sản ở doanh nghiệp mang lại sự ổn định và an toàn về mặt tài chính. Bởi lẽ doanh nghiệp dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho các sử dụng dài hạn vừa đủ. Tuy nhiên, trong thực tế có thể xảy ra 1 trong 2 trường hợp sau :
    • Trường hợp 1 :
    vế trái > vế phải
    Điều đó cho thấy việc tài trợ từ các nguồn vốn là rất tốt. Nguồn vốn dài hạn thừa để tài trợ cho các sử dụng dài hạn, phần thừa này doanh nghiệp dành cho các sử dụng ngắn hạn. Điều đó cũng có nghĩa là tài sản lưu động lớn hơn nợ ngắn hạn thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là tốt.
    • Trường hợp 2 :
    vế trái < vế phải
    Cho thấy nguồn vốn dài hạn nhỏ hơn tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn, doanh nghiệp đã sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho các sử dụng dài hạn. Tình hình tài chính của doanh nghiệp là không sáng sủa. Trường hợp này thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là yếu vì chỉ có tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn mới có thể chuyển đổi thành tiền trong thời gian ngắn để đảm bảo việc trả nợ.


    Chúc mọi người làm việc suôn sẻ....

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: BCTC bắt đầu làm từ đâu

    Một tài liệu rất hay hướng dẫn cụ thể cách lập các mẫu biểu của BCTC.
    Tài liệu này mình không nhớ tải từ đâu nhưng cứ up lên để các bạn tiện tham khảo.
    Hi vọng giúp được các bạn.

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: BCTC bắt đầu làm từ đâu

    Mình không rành lắm. Theo ý kiến của mình thì. Trước hết bạn phải xem công ty bạn đăng ý với bên thuế là theo hình thức sổ sách nào. Sau đó dựa theo chứng từ bạn đưa nó vào cho từng loại sổ trong đó. Nhật ký chung, sổ cái, quỹ tiền mặt tiền gửi ngân hàng, công nợ mua và bán, sô theo dõi hàng hóa, tiền lương, tài sản cd, công cụ. ...Bạn nào biết rõ bổ sung them nhé. cố lên 2 bạn nhé.

  6. #6
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    11
    Ðề: BCTC bắt đầu làm từ đâu

    Theo mình biết thì trước tiên phải hạch toán nghiệp vụ phát sinh vào sổ sách có liên quan.Nếu không có sổ thì bạn tự lập bằng excel rồi ghi nhận.Mình thấy mấy công ty mới thành lập đều làm như vậy.

  7. #7
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    3
    Ðề: BCTC bắt đầu làm từ đâu

    Hi
    Em đừng lo lắng vì công ty mới thành lập nên chắc chắn chưa phát sinh nhiều nghiệp vụ kinh tế vì vậy việc lập BCTC sẽ dễ dàng hơn.
    trước hết em hãy lập bảng CĐKT:
    bên TS :Tiền các khoản tương tương tiền.TSCĐ (chắc là em đã có mẫu)
    Bên nguồn vốn : Cty đã đăng ký nguồn vốn kinh doanh là bao nhiêu (Giấy phép đăng ký kinh doanh )
    đó là toàn bộ số đầu kỳ. còn trong kỳ PS những nghiệp vụ nào thì em hãy vào sổ và tính toán ra số dư cuối.
    Lập BC Kết Quả kinh doanh : xem mình lãi hay lỗ.
    Lập BC thuế thu nhập DN
    Lập báo cáo Lưu chuyển tiền tệ
    cuối cùng là Thuyết Minh Báo cáo tài chính
    chúc thành công

  8. #8
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: BCTC bắt đầu làm từ đâu

    Cái cơ bản nhất là:
    Chốt sổ cái + bảng cân đối tài khoản năm trước (kì trước)-> vào bảng cân đối tài khoản
    Căn cứ vào số liệu của bảng CĐTK -> Thuyết minh BCTC
    Từ thuyết minh BCTC + bảng cân đối tài khoản -> Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

  9. #9
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: BCTC bắt đầu làm từ đâu




    Trích dẫn Gửi bởi 2028
    chào anh chị nhà kế!
    e cũng như rất nhiều anh chị em khác cũng là người đầu tiên làm BCTC,e cũng ko biết làm như thế nào?bắt đầu làm từ đâu.
    khi còn ngồi trên ghế nhà trường e cũng đã học qua BCTC nhưng đó chỉ là lý thuyết.bây giờ tiếp xúc công việc thực tế thì e ko biết bắt đầu,năm 2009 cũng là năm đầu tiên quyết toán nên e ko có gì để làm mẫu,cty thì chỉ có mình em.rất mong dc sự hướng dẫn của anh chị trong diễn đàn,anh chị có thể hướng dẫn giúp em qua mail cũng dc.mail cua e
    acc_2028@yahoo.com
    Rất mong dc sự hướng dẫn cua anh chị.
    http://**************/forum/showthread.php?t=127349
    theo link này nhé bạn :mua:

  10. #10
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: BCTC bắt đầu làm từ đâu

    từ số liệu trong sổ nhật chung,chứng từ ghi sổ ,rồi từ đó rút ra số dư các tài khoản trên sổ cái ,rút ra ố dư cuối kỳ.căn cứ vào đó ta làm bảng cân đối tài khoản rồi sau đó làm: bảng cân đối tk,báo cáo kết quả kinh doanh,.......

 

 
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •