Chào mừng đến với Diễn đàn Dân Kế Toán - Kế toán tổng hợp thực tế.
Kết quả 1 đến 8 của 8

Chủ đề: Giải thể

  1. #1
    Ngày tham gia
    Mar 2016
    Bài viết
    24

    Giải thể

    Công ty sói là một công ty tốt, giám đốc tốt, nhân viên tốt, ăn nên làm ra...

    Chỉ mỗi tội vừa mới nhận sói vào làm, suốt ngày đi nhậu với ngủ. Kết quả là cuối năm nay giải thể.

    Các bác cho sói hỏi khi lập BCTC năm nay sói cần lưu ý vấn đề gì?! Many thanks!

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Giải thể




    Trích dẫn Gửi bởi Sói con
    Công ty sói là một công ty tốt, giám đốc tốt, nhân viên tốt, ăn nên làm ra...

    Chỉ mỗi tội vừa mới nhận sói vào làm, suốt ngày đi nhậu với ngủ. Kết quả là cuối năm nay giải thể.

    Các bác cho sói hỏi khi lập BCTC năm nay sói cần lưu ý vấn đề gì?! Many thanks!
    Cuối năm là cuối năm nào? Đã làm thủ tục giải thể chưa hay mới có ý định?

    Nếu thời điểm lập BCTC mà chưa làm xong thủ tục giải thể thì vẫn lập bình thường, nhưng trên TMBCTC thì ghi rõ là DN sắp giải thể do tuyển Bợm nhậu làm kế toán. Thế thôi.:hysterical:

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Giải thể




    Trích dẫn Gửi bởi Sói con
    Công ty sói là một công ty tốt, giám đốc tốt, nhân viên tốt, ăn nên làm ra...

    Chỉ mỗi tội vừa mới nhận sói vào làm, suốt ngày đi nhậu với ngủ. Kết quả là cuối năm nay giải thể.

    Các bác cho sói hỏi khi lập BCTC năm nay sói cần lưu ý vấn đề gì?! Many thanks!
    Để giải thể tốt, ngoài các thủ tục với các cơ quan chức năng khác, ta phải tập trung quan tâm đến vấn đề với báo cáo tài chính để quyết toán thuế trước giải thể.
    Thứ nhất: rà soát lại một lần nữa các sắc thuế như thuế TNDN, thuế GTGT, xem lại các chi phí về tính hợp lý hợp lệ chưa.
    Thứ 2: Xem các tài sản còn lại của công ty tại thời điểm giải thể bao gồm những gì. Ví dụ : hàng hóa còn tồn kho => thuế GTGT tương ứng với số hàng hóa này không được khấu trừ => phải bù trừ với số thuế còn lại trên 133 để xác định chính xác số thuế GTGT phải nộp khi giải thể. Tương tự với các tài sản khác đang còn số dư ở công ty.
    (mẹo ở đây: có thể bán trước khi giải thể với một số lượng nhất định với giá heheheheheheh)
    Thứ 3: xem lại toàn bộ các khoản công nợ với các khách hàng, đối tác, nhân viên.... để có phương án phù hợp.

    Đó chỉ là một số chú ý khi chuẩn bị giải thể. Mong các đồng chí tiếp

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Giải thể




    Trích dẫn Gửi bởi Sói con
    Công ty sói là một công ty tốt, giám đốc tốt, nhân viên tốt, ăn nên làm ra...

    Chỉ mỗi tội vừa mới nhận sói vào làm, suốt ngày đi nhậu với ngủ. Kết quả là cuối năm nay giải thể.

    Các bác cho sói hỏi khi lập BCTC năm nay sói cần lưu ý vấn đề gì?! Many thanks!
    Sói ơi! nhihuong hông bít BCTC cần lưu ý những gì đâu chỉ biết hướng đẫn cho sói thủ tục để giải thể thui hi hi hi
    Mong sói tìm được việc làm mới nha:dapghe::dapghe::dapghe:

    Thủ tục giải thể doanh nghiệp

    (Trích Điều 112, chương VII Luật Doanh nghiệp về giải thể doanh nghiệp)

    Việc giải thể doanh nghiệp được thực hiện theo quy định sau

    1. Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp theo quy định. Quyết định giải thể doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau:

    Tên, trụ sở doanh nghiệp;
    Lý do giải thể;
    Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không vượt quá sáu tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;
    Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
    Thành lập tổ thanh lý tài sản; quyền và nghĩa vụ của tổ thanh lý tài sản được quy định trong phụ lục kèm theo quyết định giải thể;
    Chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
    2. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh, tất cả các chủ nợ, người có quyền và nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động trong doanh nghiệp; quyết định này phải được niêm yết công khải tại trụ sở chính của doanh nghiệp và đăng báo địa phương hoặc báo hàng ngày của trung ương trong ba số liên tiếp.

    Quyết đinh giải thể phải được gửi cho các chủ nợ kèm theo thông báo về phương án giải quyết nợ. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

    3. Thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp.

    4. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày thanh toán hết nợ của doanh nghiệp, tổ thanh lý tài sản của doanh nghiệp phải gửi hồ sơ về giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh.

    5. Trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải giải thể trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trình tự và thủ tục giải thể thực hiện theo quy định trên.

  5. #5
    Ngày tham gia
    Jan 2016
    Bài viết
    5
    Ðề: Giải thể




    Trích dẫn Gửi bởi Gã sẹo
    Để giải thể tốt, ngoài các thủ tục với các cơ quan chức năng khác, ta phải tập trung quan tâm đến vấn đề với báo cáo tài chính để quyết toán thuế trước giải thể.
    Thứ nhất: rà soát lại một lần nữa các sắc thuế như thuế TNDN, thuế GTGT, xem lại các chi phí về tính hợp lý hợp lệ chưa.
    Thứ 2: Xem các tài sản còn lại của công ty tại thời điểm giải thể bao gồm những gì. Ví dụ : hàng hóa còn tồn kho => thuế GTGT tương ứng với số hàng hóa này không được khấu trừ => phải bù trừ với số thuế còn lại trên 133 để xác định chính xác số thuế GTGT phải nộp khi giải thể. Tương tự với các tài sản khác đang còn số dư ở công ty.
    (mẹo ở đây: có thể bán trước khi giải thể với một số lượng nhất định với giá heheheheheheh)
    Thứ 3: xem lại toàn bộ các khoản công nợ với các khách hàng, đối tác, nhân viên.... để có phương án phù hợp.

    Đó chỉ là một số chú ý khi chuẩn bị giải thể. Mong các đồng chí tiếp
    Sói, con nên theo ý Gã sẹo đi, gần chuẩn rùi đó. :iagree:

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Giải thể




    Trích dẫn Gửi bởi Gã sẹo
    Để giải thể tốt, ngoài các thủ tục với các cơ quan chức năng khác, ta phải tập trung quan tâm đến vấn đề với báo cáo tài chính để quyết toán thuế trước giải thể.
    Thứ nhất: rà soát lại một lần nữa các sắc thuế như thuế TNDN, thuế GTGT, xem lại các chi phí về tính hợp lý hợp lệ chưa.
    Thứ 2: Xem các tài sản còn lại của công ty tại thời điểm giải thể bao gồm những gì. Ví dụ : hàng hóa còn tồn kho => thuế GTGT tương ứng với số hàng hóa này không được khấu trừ => phải bù trừ với số thuế còn lại trên 133 để xác định chính xác số thuế GTGT phải nộp khi giải thể. Tương tự với các tài sản khác đang còn số dư ở công ty.
    (mẹo ở đây: có thể bán trước khi giải thể với một số lượng nhất định với giá heheheheheheh)
    Thứ 3: xem lại toàn bộ các khoản công nợ với các khách hàng, đối tác, nhân viên.... để có phương án phù hợp.

    Đó chỉ là một số chú ý khi chuẩn bị giải thể. Mong các đồng chí tiếp
    Làm như bác gã sẹo là ổn rùi đấy sói ah.
    Nhưng trước khi làm thủ tục giải thể phải giải quyết tồn kho cho hết( và nhớ lưu ý cái mẹo vặt....)
    Xác định giá trị còn lại của TSCĐ và tất toán hết.

    Khi xuống quyết toán CQT chỉ chằm chằm và rà roát:
    1)Sổ thuế
    2) Sổ chi phí
    3) sổ TSCĐ và phương pháp trích Khấu hao

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Giải thể




    Trích dẫn Gửi bởi Gã sẹo
    Để giải thể tốt, ngoài các thủ tục với các cơ quan chức năng khác, ta phải tập trung quan tâm đến vấn đề với báo cáo tài chính để quyết toán thuế trước giải thể.
    Thứ nhất: rà soát lại một lần nữa các sắc thuế như thuế TNDN, thuế GTGT, xem lại các chi phí về tính hợp lý hợp lệ chưa.
    Thứ 2: Xem các tài sản còn lại của công ty tại thời điểm giải thể bao gồm những gì. Ví dụ : hàng hóa còn tồn kho => thuế GTGT tương ứng với số hàng hóa này không được khấu trừ => phải bù trừ với số thuế còn lại trên 133 để xác định chính xác số thuế GTGT phải nộp khi giải thể. Tương tự với các tài sản khác đang còn số dư ở công ty.
    (mẹo ở đây: có thể bán trước khi giải thể với một số lượng nhất định với giá heheheheheheh)
    Thứ 3: xem lại toàn bộ các khoản công nợ với các khách hàng, đối tác, nhân viên.... để có phương án phù hợp.

    Đó chỉ là một số chú ý khi chuẩn bị giải thể. Mong các đồng chí tiếp
    He he, Doanh nghiệp hoạt động không liên tục , Giá toàn bộ tài sản trên BS phải lập theo giá bần cùng nhất -> dự phòng cho to vào .

  8. #8
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Giải thể




    Trích dẫn Gửi bởi Gã sẹo
    Để giải thể tốt, ngoài các thủ tục với các cơ quan chức năng khác, ta phải tập trung quan tâm đến vấn đề với báo cáo tài chính để quyết toán thuế trước giải thể.
    Thứ nhất: rà soát lại một lần nữa các sắc thuế như thuế TNDN, thuế GTGT, xem lại các chi phí về tính hợp lý hợp lệ chưa.
    Thứ 2: Xem các tài sản còn lại của công ty tại thời điểm giải thể bao gồm những gì. Ví dụ : hàng hóa còn tồn kho => thuế GTGT tương ứng với số hàng hóa này không được khấu trừ => phải bù trừ với số thuế còn lại trên 133 để xác định chính xác số thuế GTGT phải nộp khi giải thể. Tương tự với các tài sản khác đang còn số dư ở công ty.
    (mẹo ở đây: có thể bán trước khi giải thể với một số lượng nhất định với giá heheheheheheh)
    Thứ 3: xem lại toàn bộ các khoản công nợ với các khách hàng, đối tác, nhân viên.... để có phương án phù hợp.

    Đó chỉ là một số chú ý khi chuẩn bị giải thể. Mong các đồng chí tiếp
    Với ts của công ty, giá phản ánh lúc này là giá nào ạ ? Có còn theo ng tắc giá gốc ?!

 

 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •