Chào mừng đến với Diễn đàn Dân Kế Toán - Kế toán tổng hợp thực tế.
Kết quả 1 đến 10 của 10
  1. #1
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

    Em mới tham gia diễn đàn,em không hiểu phần THuế doanh nghiệp hoãn lại là thế nào,mà tại sao lại so sánh số thuế TNDN hoãn lại phải trả với số được hoàn nhập là sao nữa?????:banghead:Các bác biểu cho em mới.

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

    em không hiểu phần THuế doanh nghiệp hoãn lại là thế nào,mà tại sao lại so sánh số thuế TNDN hoãn lại phải trả với số được hoàn nhập là sao nữa?????
    em có thể nói rõ hơn ko?:confuse1:

  3. #3
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    3
    Ðề: Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại




    Trích dẫn Gửi bởi tuyetxinh
    em không hiểu phần THuế doanh nghiệp hoãn lại là thế nào,mà tại sao lại so sánh số thuế TNDN hoãn lại phải trả với số được hoàn nhập là sao nữa?????
    em có thể nói rõ hơn ko?:confuse1:
    Kid đâu rùi, vô trả lời 8211 và 8212 cho các bạn kìa???:chemdau:

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại




    Trích dẫn Gửi bởi hs761311
    Em mới tham gia diễn đàn,em không hiểu phần THuế doanh nghiệp hoãn lại là thế nào,mà tại sao lại so sánh số thuế TNDN hoãn lại phải trả với số được hoàn nhập là sao nữa?????:banghead:Các bác biểu cho em mới.
    Tớ có đi tập huấn về QĐ 15 trong đó Giảng viên xoáy rất sâu về Thuế TN hoãn lại & HH kho bảo thuế (Mới), Phần này rất khó & rắc rối muốn xác định cho đúng phải cần tới 3, 4 loại bảng biểu đối chiếu khi Qtoán thuế TNDN, rồi mới lấy ra phần ch.lệch để có con số hạch toán, nhưng do ko làm tới nên đến giờ cũng mù mờ. Nói chung là các DN ít đụng đến mấy trường hợp này.

    Có bạn nào đã làm về phần này hãy Pots lên mấy cái bảng biểu & cách tính về thuế TN hoãn lại cho mọi người cùng tham khảo.

  5. #5
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    7
    Ðề: Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại




    Trích dẫn Gửi bởi hs761311
    Em mới tham gia diễn đàn,em không hiểu phần THuế doanh nghiệp hoãn lại là thế nào,mà tại sao lại so sánh số thuế TNDN hoãn lại phải trả với số được hoàn nhập là sao nữa?????:banghead:Các bác biểu cho em mới.
    TT vừa đọc xong bài nì thấy có một vài ý về câu hỏi mà bạn hỏi nên post lên cho bạn tham khảo nè :sweatdrop:, bạn vào đây xem sơ đồ nhá ^_^

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    1
    Ðề: Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

    Ví dụ 1: Xác định và ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến khấu hao TSCĐ
    Năm 2005, Công ty Thăng Long mua hai TSCĐ:
    - TSCĐ A có giá mua là 12.000.000đ, thời gian sử dụng hữu ích theo kế toán là 3 năm, theo thuế là 6 năm; TSCĐ B có giá mua là 10.000.000đ, thời gian sử dụng hữu ích theo kế toán là 2 năm, theo thuế là 4 năm.
    - Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 28%. Giả sử công ty chỉ có tài sản thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến TSCĐ A và B.
    Việc xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại được thực hiện như sau:

    - Trong 2 năm 2005 và 2006, Công ty Thăng Long phải xác định khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh trong từng năm là 4.500.000 đ tương ứng với việc ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại và ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại mỗi năm là 1.260.000đ (4.500.000x28%). Kế toán ghi:
    Nợ TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại : 1.260.000 đ
    Có TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại: 1.260.000 đ.

    - Năm 2007, Công ty Thăng Long phải xác định:
    + Khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh tăng liên quan đến TSCĐ A là 2.000.000 đ
    + Khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh giảm (hoàn nhập) liên quan đến TSCĐ B là 2.500.000 đ
    Kết quả, năm 2007, chênh lệch tạm thời được khấu trừ liên quan tới TSCĐ A và TSCĐ B giảm 500.000 đ. Công ty Thăng Long phải hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại và ghi tăng chi phí thuế TNDN hoãn lại là 140.000 đ Kế toán ghi:
    Nợ TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại : 140.000 đ
    Có TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: 140.000 đ.

    - Năm 2008, Công ty Thăng Long xác định:
    + Khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh giảm (hoàn nhập) liên quan đến TSCĐ A là 2.000.000 đ
    + Khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh giảm (hoàn nhập) liên quan đến TSCĐ B là 2.500.000 đ
    Kết quả, năm 2008, chênh lệch tạm thời được khấu trừ liên quan tới TSCĐ A và TSCĐ B giảm 4.500.000 đ. Công ty Thăng Long phải hoàn nhập Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và ghi tăng chi phí thuế TNDN hoãn lại là 1.260.000 đ. Kế toán ghi:
    Nợ TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại : 1.260.000 đ
    Có TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: 1.260.000 đ.

    - Năm 2009 và 2010, Công ty Thăng Long xác định:
    Khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh giảm liên quan đến TSCĐ A trong mỗi năm là 2.000.000 đ, tương ứng, công ty Thăng Long phải hoàn nhập Tài sản thuế thu nhập hoãn lại là 560.000 đ. Kế toán ghi:
    Nợ TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại : 560.000 đ
    Có TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: 560.000 đ.

    Ví dụ 2: Xác định và ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả liên quan đến khấu hao TSCĐ
    Năm 2006, Công ty Thăng Long mua hai TSCĐ:
    - TSCĐ C có giá mua là 24.000.000đ, thời gian sử dụng hữu ích theo kế toán là 6 năm, theo thuế là 3 năm; TSCĐ E có giá mua là 10.000.000đ, thời gian sử dụng hữu ích theo kế toán là 4 năm, theo thuế là 2 năm.
    - Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 28%. Giả sử công ty chỉ có thuế thu nhập hoãn lại phải trả liên quan đến TSCĐ C và E.

    Việc xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả được thực hiện như sau:

    - Trong 2 năm 2006 và 2007, Công ty Thăng Long phải xác định khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh trong từng năm là 6.500.000đ tương ứng với việc ghi nhận Chi phí thuế TNDN hoãn lại và ghi nhận Thuế thu nhập hoãn lại phải trả mỗi năm là 1.820.000đ (6.500.000 x 28%). Kế toán ghi:
    Nợ TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại : 1.820.000 đ
    Có TK 347 - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: 1.820.000 đ

    - Năm 2008, Công ty Thăng Long phải xác định:
    + Khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh tăng liên quan đến TSCĐ C là 4.000.000 đ;
    + Khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh giảm (hoàn nhập) liên quan đến TSCĐ E là 2.500.000 đ;
    Kết quả, năm 2008, chênh lệch tạm thời chịu thuế liên quan tới TSCĐ C và TSCĐ E tăng 1.500.000 đ. Công ty Thăng Long phải ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả và ghi nhận chi phí thuế TNDN hoãn lại là 420.000 đ(1.500.000 x 28%) Kế toán ghi:
    Nợ TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại: 420.000 đ
    Có TK 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả : 420.000 đ

    - Năm 2009, Công ty Thăng Long xác định:
    + Khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh giảm (hoàn nhập) liên quan đến TSCĐ C là 4.000.000đ.
    + Khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh giảm (hoàn nhập) liên quan đến TSCĐ E là 2.500.000đ.
    Kết quả, năm 2009, chênh lệch tạm thời chịu thuế liên quan tới TSCĐ C và TSCĐ E giảm (hoàn nhập) 6.500.000đ Công ty Thăng Long phải hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả và ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại là 1.820.000đ (6.500.000 x 28%). Kế toán ghi
    Nợ TK 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả : 1.820.000 đ
    Có TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại : 1.820.000 đ.

    - Năm 2010 và 2011, Công ty Thăng Long xác định:
    Khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh giảm (hoàn nhập) liên quan đến TSCĐ C trong mỗi năm là 4.000.000 đ, tương ứng, công ty Thăng Long phải hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả và ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại là 1.120.000 đ (4.000.000 x 28%). Kế toán ghi:
    Nợ TK 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả : 1.120.000
    Có TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại : 1.120.000

    Hai VD này em đọc trong thông tư 20/2006/TT-BTC, nhưng em không hiểu "thời gian sử dụng hữu ích theo kế toán là 3 năm, theo thuế là 6 năm" là sao? Với lại cho em hỏi khi nào thì mình dùng các trường hợp này.

    Em đang học năm 2 nên không biết nhiều..anh chị giúp em với nha.Thanks!

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

    cái này chỉ là những ước tính kế toán thui.kế toán ước tình taì sản naỳ chỉ dùng được trong 3 năm,nhưng thuế thì cho rằng taì sản naỳ dùng được 6 năm

  8. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại




    Trích dẫn Gửi bởi phuong 14
    cái này chỉ là những ước tính kế toán thui.kế toán ước tình taì sản naỳ chỉ dùng được trong 3 năm,nhưng thuế thì cho rằng taì sản naỳ dùng được 6 năm
    Không phải chỉ là ước tính thôi đâu bạn.
    Ở đây nó là 1 khỏan ước tính thật sự, và chỉ có thể là ước tính mà thôi, bởi vì thật sự nó chưa xảy ra hoàn toàn.
    Chỉ đến khi nào tài sản đó được sử dụng xong và thanh lý thì mới có thể nói chắc chắn thời gian sử dụng của nó chính xác là bao nhiêu năm.

    Ở đây, kế toán - hay nói đúng hơn là: doanh nghiệp - dự kiến thời gian sử dụng là 3 năm (theo đặc điểm tình hình riêng của DN mình), nhưng theo quy định hiện hành của Nhà nước về mức khấu hao dùng để tính thuế TNDN của loại tài sản ấy là 6 năm.

    Như vậy kế toán sẽ trích khấu hao và tính vào giá thành sản phẩm theo mức 3 năm.
    Nhưng khi tính thuế TNDN phải nộp thì phải tính theo mức 6 năm.
    Phần chênh lệch đó sẽ chừa lại để dành tính tiếp vào các năm sau (hoãn lại).

  9. #9
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại




    Trích dẫn Gửi bởi hs761311
    Em mới tham gia diễn đàn,em không hiểu phần THuế doanh nghiệp hoãn lại là thế nào,mà tại sao lại so sánh số thuế TNDN hoãn lại phải trả với số được hoàn nhập là sao nữa?????:banghead:Các bác biểu cho em mới.
    - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Là thuế TNDN sẽ phải nộp trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế TNDN trong năm hiện hành.

    Thuế TN hoãn lại phải trả =Tổng chênh lệch tạm thời chịu thuế trong năm x Thuế suất thuế TNDN theo quy định hiện hành

    + Xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Cuối năm tài chính, căn cứ vào “Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế” và các khoản do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước kế toán lập “Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả”

    +Các nghiệp vụ hạch toán cụ thể: Cuối năm tài chính, kế toán căn cứ vào “Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại”

    - So sánh thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm với thuế thu nhập hoãn lại phải trả hoàn nhập trong năm.

    + Nếu số thuế thu nhập hoãn phải trả phát sinh trong năm lớn hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả hoàn nhập trong năm, kế toán ghi:
    Nợ TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại: Phần chênh lệch
    Có TK 347 – Thuế Thu nhập hoãn lại phải trả : Phần chênh lệch

    + Nếu số thuế thu nhập hoãn phải trả phát sinh trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả hoàn nhập trong năm, kế toán ghi:
    Nợ TK 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Phần chênh lệch
    Có TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập hoãn lại: Phần chênh lệch

  10. #10
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    các anh chị cho em hỏi về phần thuế thu nhập hoãn lại phải trả và tài sản thuế thu nhập hoãn lại trên BCTC hợp nhất ạ
    theo thông tư 20/2006
    3) Kế toán thuế thu nhập hoãn lại phải trả và tài sản thuế thu nhập hoãn lại trên báo cáo tài chính hợp nhất đối với các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết và các khoản vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát ở nước ngoài trên báo cáo tài chính hợp nhất trong trường hợp Việt Nam chưa ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần hoặc có chênh lệch về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

    3.1 - Kế toán thuế thu nhập hoãn lại phải trả trên báo cáo tài chính hợp nhất
    í dụ xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ khoản đầu tư vào công ty liên kết ở nước ngoài trên báo cáo tài chính hợp nhất.
    Giả sử: Trên báo cáo tài chính hợp nhất năm 2005, doanh nghiệp A là một công ty mẹ ghi nhận thu nhập từ công ty liên kết B ở nước ngoài (Trong trường hợp nước sở tại chưa ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam) theo phương pháp vốn chủ sở hữu là 50.000.000đ. Tuy nhiên, trên báo cáo tài chính riêng năm 2005, doanh nghiệp đã ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính là số cổ tức được quyền nhận 10.000.000đ từ công ty liên kết B. Thuế suất thuế TNDN ở nước ngoài cũng là 28%.
    Trường hợp này, khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh là 40.000.000đ (50.000.000 - 10.000.000). Doanh nghiệp ghi nhận trên báo cáo tài chính hợp nhất thuế thu nhập hoãn lại phải trả và chi phí thuế thu nhập hoãn lại là: 40.000.000 x 28% = 11.200.000đ.
    - Doanh nghiệp phải ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế khi ghi nhận lợi nhuận theo phương pháp hợp nhất báo cáo tài chính đối với các khoản đầu tư vào công ty con.

    Ví dụ xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ khoản đầu tư vào công ty con ở nước ngoài trên báo cáo tài chính hợp nhất.
    Giả sử: Trên báo cáo tài chính hợp nhất năm 2005, doanh nghiệp A là công ty mẹ ghi nhận thu nhập từ công con C ở nước ngoài (Trong trường hợp nước sở tại chưa ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam) theo phương pháp hợp nhất là 200.000.000đ. Tuy nhiên, trên báo cáo tài chính riêng năm 2005, doanh nghiệp chỉ ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính là số cổ tức được quyền nhận 80.000.000đ từ công ty con C, thuế suất thuế TNDN ở nước ngoài cũng là 28%.
    Trường hợp này, khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh là 120.000.000đ (200.000.000- 80.000.000). Doanh nghiệp ghi nhận trên báo cáo tài chính hợp nhất thuế thu nhập hoãn lại phải trả và chi phí thuế thu nhập hoãn lại là: 120.000.000 x 28% = 33.600.000đ.

    3.2 – Kế toán tài sản thuế thu nhập hoãn lại trên báo cáo tài chính hợp nhất - See more at:
    Ví dụ xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ khoản đầu tư vào công ty liên kết ở nước ngoài trên báo cáo tài chính hợp nhất.

    Trên báo cáo tài chính hợp nhất năm 2005, doanh nghiệp A ghi nhận khoản lỗ từ công ty liên kết D theo phương pháp vốn chủ sở hữu là 150.000.000đ. Tuy nhiên khoản lỗ này không được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, thuế suất thuế TNDN là 28%.
    Trong trường hợp này, khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh là 150.000.000đ. Doanh nghiệp ghi nhận trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất tài sản thuế thu nhập hoãn lại và ghi giảm chi phí thuế thu nhập hoãn lại là: 150.000.000 x 28% = 42.000.000đ.

    theo như ví dụ tại 3.1 thì là phát sinh thuế thu nhập hoãn lại phải trả, tạ 3.2 là phát sinh tài sản thuế thu nhập hoãn lại. vậy trường hợp nào sẽ phải ghi giảm thuế thu nhập hoãn lại phải trả và tài sản thuế thu nhập hoãn lại ạ.
    em có coi qua thông tư 20/2006 mà thực em chỉ hiểu trên BCTC riêng, còn BCTC hợp nhất

 

 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •