Chủ đề: Kiểm toán -nghề đắt giá
-
12-05-2011, 03:58 PM #1
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Kiểm toán -nghề đắt giá
Những năm gần đây, kiểm toán nổi lên như một "nghề vàng", thu hút rất nhiều người theo học và cả chuyển ngành để trở thành kiểm toán viên với mức thu nhập cao.
Lương cao, yêu cầu cũng cao
Nghề kiểm toán xuất hiện tại Việt Nam từ đầu những năm 1990 do nhu cầu cần sự minh bạch trong hoạt động tài chính. Tại Việt Nam, hiện có một số trường đào tạo về kiểm toán như: ĐH Kinh tế quốc dân, Ngoại thương, Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính...
Điểm chung của các trường này là đầu vào ngành kiểm toán, kế toán rất cao. Năm 2010, điểm chuẩn vào khoa kiểm toán của ĐH Kinh tế quốc dân là 26 điểm (cao nhất trường).
Để hành nghề kiểm toán tại Việt Nam, yêu cầu không hề đơn giản. Tất cả kiểm toán viên đều phải có chứng chỉ hành nghề do Bộ Tài chính cấp nếu vượt qua kỳ thi tuyển hằng năm.
Sắp tới, Bộ Tài chính sẽ tổ chức kỳ thi kiểm toán viên lần thứ 17 từ ngày 14-20-10 tại Hà Nội và TP.HCM. Hiện số lượng kiểm toán viên của Việt Nam chỉ hơn 1.000 người, trong đó khoảng 300 người có chứng chỉ kiểm toán viên quốc tế.
Được làm việc tại các công ty kiểm toán quốc tế là ước mơ của nhiều bạn trẻ. Để có thể được làm việc tại đây, ứng viên phải đạt yêu cầu rất cao về khả năng ngoại ngữ, kinh nghiệm làm việc, chứng chỉ kiểm toán quốc tế như ACCA (Hiệp hội Kiểm toán công chứng Anh), CPA Úc, CPA Hoa Kỳ, CFA... Nếu có được những chứng chỉ này, mức lương có thể từ 1.000-2.000 USD/tháng tùy kinh nghiệm.
Nghề của những con số
Kiểm toán là nghề hấp dẫn nhưng cũng rất áp lực, cần nhiều tiêu chí. Đó là sự cẩn trọng vì kết luận kiểm toán có thể quyết định số phận cả một công ty với hàng trăm con người đang làm việc ở đó. Bạn cũng cần phải thể hiện óc quan sát và tư duy phân tích cao, giỏi tính toán, yêu thích những con số, khả năng chịu đựng áp lực công việc. Một ngày làm việc của nhân viên kiểm toán khi vào “đúng vụ” có thể kéo dài từ 8g sáng đến 7g tối. Ngoài ra, họ thường xuyên phải đi công tác xa nhà.
Chu Thùy Anh - một kiểm toán viên - cho biết: “Do đặc thù công việc gắn với kế toán nên hoạt động kiểm toán luôn là những con số trong sổ sách, báo cáo tài chính. Hằng ngày phải làm việc với những con số cứng nhắc cũng rất dễ bị stress. Đấy là chưa nói đến áp lực công việc khi phải hoàn thành hợp đồng với khách hàng”.
Vì vậy để nâng cao kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp, kiểm toán viên cần thường học tập, trau dồi thêm kiến thức mới về về kế toán, kiểm toán và luật kinh tế của tất cả các nước trên thế giới
Nguồn:-****************View more random threads:
- thắc mắc về kế toán ngân hàng với kế toán doanh nghiệp
- SVKT tìm chổ thực tập
- Kinh nghiệm nhận bàn giao sổ sách kế toán
- Thực tập tại Big4
- Nhiệm vụ của kế toán trong cty mới thành lập
- Viettel tuyển dụng kế toán
- 5 “tật” xấu nhân viên mới thường “dính”
- Nếu là anh chị thì anh chị sẽ chọn cái nào???
- Bạn nào làm kế toán hay thu ngân nhà hàng ở SG ko?
- Giúp em với, thực tập ở đâu bây giờ????
-
12-09-2011, 05:08 PM #2
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Tìm hiểu chu kỳ sống của một doanh nghiệp để khởi nghiệp
**************** sẽ giúp bạn tự mình trả lời câu hỏi đó.
Quản trị doanh nghiệp là một quá trình liên tục mà trong đó các doanh nhân phải giải quyết những vấn đề có tính sống còn sau đây.
- Sứ mệnh và những giá trị doanh nghiệp muốn theo đuổi: Doanh nghiệp sẽ đi vào lĩnh vực kinh doanh nào?
- Các mục tiêu và mục đích: Doanh nghiệp sẽ đi về đâu?
- Chiến lược phát triển: Doanh nghiệp sẽ đi đến các mục tiêu đã định bằng con đường nào?
- Con người và các nguồn lực khác: Những yếu tố cần thiết nào để doanh nghiệp đạt được các mục tiêu?
- Cơ cấu tổ chức nào là phù hợp nhất cho doanh nghiệp?
- Chiến lược về tài chính: Doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn và cần khi nào?
- Quan niệm về sự thành công: Đâu là đích đến cuối cùng của doanh nghiệp?
Những vấn đề và các hoạt động nói trên tạo nên vòng đời hay chu kỳ sống của một doanh nghiệp. Chu kỳ này được lặp lại ở tất cả các doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ.
Làm doanh nghiệp là một quá trình giải quyết vấn đề liên tục, đòi hỏi doanh nhân – nhà quản lý doanh nghiệp phải có những phương pháp nhất định. Nhìn chung, các doanh nghiệp đều phải trải qua chu kỳ sống gồm bảy giai đoạn được nêu ra dưới đây.
****************- Kho kiến thức về kinh doanh và khởi nghiệp.
Từ kinh nghiệm thực tiễn tích lũy qua hàng trăm dự án lớn nhỏ, Tuấn Việt Sport hiểu rõ những vấn đề mà các chủ đầu tư thường gặp phải khi triển khai công trình thể thao. Không ít trường hợp sân thể...
Giải pháp tiết kiệm điện cho sân thể thao sử dụng đèn LED