Tham khảo

You Be the Judge: Are You Making Bad Attributions?
How we interpret other people's behaviors says a lot about our relationships
Published on October 12, 2012 by Amie M. Gordon, M.A. in Between You and Me


Người bạn đời làm bạn bất ngờ với bó hoa. Những ý nghĩ đầu tiên nào vụt qua tâm trí bạn? Bạn nghĩ 'thật ngọt ngào và chu đáo!' hay những ý nghĩ của bạn có xu hướng thiên về mặt xấu kiểu như 'Đó là 1 cái nhìn tội lỗi - lần này anh ta lại gây ra chuyện gì?'

Cách chúng ta diễn giải về hành vi của những người gần gũi nhất với chúng ta nói lên nhiều điều về những mối quan hệ của chúng ta. Khi người bạn đời của bạn về nhà với 1 bó hoa, bạn nghĩ anh ấy thật ngọt ngào hay là anh ấy cảm thấy có lỗi về điều gì đó? Nếu bạn của bạn đến trễ, bạn nghĩ cô ấy không biết quản lý thời gian hay là bạn giả định cô ấy đang bị kẹt xe? Những người có xu hướng diễn giải hành vi của bạn đời dưới ánh sáng tích cực hơn thì có những mối quan hệ hạnh phúc hơn, nhiều sự tin tưởng hơn. Chính xác thì việc diễn giải hành vi của ai đó dưới 'ánh sáng tích cực hơn' có nghĩa là gì?

Những quy gán nhân quả (Causal Attributions)

Trong thuật ngữ tâm lý học xã hội, những sự giải thích của mọi người về những nguyên nhân của sự kiện và hành vi, ví dụ như bó hoa từ người bạn đời hoặc 1 người bạn đến trễ, được gọi là những 'quy gán nhân quả'. Trong nghiên cứu về những mối quan hệ gần gũi, những quy gán thường được phân thành 2 loại: những quy gán 'tăng cường quan hệ' ("relationship-enhancing” attributions) và những quy gán 'duy trì đau khổ' (“distress-maintaining” attributions)(Bradbury & Fincham, 1990).

Những quy gán 'tăng cường quan hệ' xuất hiện khi mọi người đặt nhiều trách nhiệm lên bạn đời cho những hành vi tích cực và ít trách nhiệm lên bạn đời cho những hành vi tiêu cực. Vì vậy, khi bạn đời tặng hoa cho bạn - đó là vì anh ấy ngọt ngào và chu đáo. Nhưng khi anh ấy đến trễ, đó là vì anh ấy bị kẹt xe (điều mà anh ấy không thể kiểm soát).

Những quy gán 'duy trì đau khổ' cho thấy kiểu ngược lại. Kiểu quy gán này xuất hiện khi mọi người đặt trách nhiệm lên đối tác cho những hành vi xấu của họ, nhưng lại diễn giải những hành vi tích cực của đối tác dưới ánh sáng tiêu cực hơn. Vì vậy, khi bạn đời tặng hoa, nó phải là 1 kết quả của tội lỗi của anh ấy - không phải vì anh ấy muốn tỏ ra quan tâm, và khi anh ấy đến trễ, bạn giả định là vì anh ta quên cuộc hẹn.

Những quy gán xấu là 1 sự phản ánh, hay là nguyên nhân của 1 mối quan hệ đau khổ?

Nghiên cứu cho thấy, những người không tin tưởng bạn đời của họ nhiều thì có xu hướng có ít quy gán 'tăng cường quan hệ' theo thời gian (Miller & Rempel, 2004) và thật dễ dàng để thấy khi bạn xem bạn đời là không đáng tin, và sự bất mãn với mối quan hệ của bạn có thể làm bạn giả định điều tồi tệ nhất khi bạn đời hành xử xấu. Nhưng cũng có bằng chứng cho thấy kiểu quy gán bạn có ảnh hưởng đến kết quả của mối quan hệ của bạn (Fincham & Bradbury, 1993). Trong 1 nghiên cứu, những người có những quy gán xấu đối với những hành vi tiêu cực của bạn đời lúc bắt đầu của năm trở nên ít thỏa mãn hơn với cuộc hôn nhân của họ trong năm đó.

Những quy gán của bạn đối với hành vi của bạn đời không chỉ ảnh hưởng đến cảm nhận của bạn về mối quan hệ mà còn ảnh hưởng đến cách hành xử của bạn. Nếu bạn nghĩ bạn đời đến trễ vì cô ấy quên cuộc hẹn, bạn có thể thấy mình phản ứng lại bằng những hành vi tiêu cực của bạn. Kiểu suy nghĩ này, và tiếp theo là hành vi, làm cho vòng xoắn ốc tiêu cực tồn tại mãi (bạn đời đến trễ, bạn nổi giận, bạn đời phòng vệ). Nhưng nếu bạn giả định cô ấy đến trễ vì điều gì đó ngoài tầm kiểm soát của cô, như giao thông chẳng hạn, bạn có thể có tâm trạng tích cực, do đó nâng cao tinh thần cô ấy. Và hy vọng lần tới bạn là người đi trễ, bạn đời sẽ đáp lại bằng sự tử tế.

Vài lời cuối:

Đầu tiên, bạn có thể nghĩ ... tất cả đều tốt khi có những quy gán đó khi bạn chưa nói với bạn đời, nhưng điều gì xảy ra khi bạn đời thú nhận là họ quên mất cuộc hẹn? Trong trường hợp này, hành vi của họ không cần được diễn giải nữa? Không hẳn, vẫn luôn luôn có chỗ cho sự diễn giải. Ngay cả nếu bạn đời quên cuộc hẹn, bạn vẫn có thể chọn cách suy nghĩ là cô ấy quên vì cô ấy không quan tâm, hoặc bạn có thể giả định cô ấy quên vì căng thẳng trong công việc và không ngủ đủ vào đêm qua.

Cuối cùng, mặc dù diễn giải hành vi của bạn đời dưới ánh sáng tích cực có thể giúp bạn hạnh phúc hơn trong mối quan hệ, thì vẫn có những lúc quy gán 'tăng cường quan hệ' không có lợi. Nghiên cứu mà tôi miêu tả hôm nay nhìn vào những quy gán cho những hành vi tương đối nhẹ nhàng trong những mối quan hệ tương đối lành mạnh. Nếu bạn đời của bạn có những hành vi cực kỳ tiêu cực (như bạo lực chẳng hạn), hoặc bạn đang ở trong 1 mối quan hệ thực sự không hạnh phúc, thì những quy gán 'tăng cường quan hệ' có thể không phải là con đường để đi.



Nguồn: psychologytoday.com