Chào mừng đến với Diễn đàn Dân Kế Toán - Kế toán tổng hợp thực tế.
Trang 1 của 3 123 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 28
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Nhà quê khác thành phố ở chỗ nào?

    "Bọn nhà quê lên phố" đấy là câu nói mà tôi được nghe nhiều lần từ khi đặt chăn lên Thủ Đô để học tập.Vậy xin hỏi mọi người nhà quê và thành phố khác nhau ở chỗ nào.Do cách ăn mặc lỗi mốt hay cách nói chuyện quê mùa.Hay là gì nữa.
    Chính khi nghe những câu nói đó tôi cũng cảm thấy chạnh lòng.Không biết họ nhìn mình thế nào nhỉ có quê mùa lắm không.Tâm lý chung mọi người trẻ tuổi không muốn bị gọi là thằng nhà quê hay đứa nhà quê.Tôi cũng chẳng hiểu họ phân biệt thế nào là nhà quê nữa.Nhà quê thì phải có đồng ruộng thì phải có thóc gạo hay là phải chân nấm tay bùn.
    Nhưng dù sao đi nữa khi sống với những người ở nông thôn tôi vẫn cảm thấy thỏa mái hơn là khi sông trên phố.Tình cảm xóm làng thân thiết hơn là trên phố.
    Không biết những người ở phố họ đã từng sống ở quê chưa nhỉ.Và khi họ nói một người nào đó là "bọn nhà quê " thì họ nghĩ sao nhỉ.

    :k4232942:

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Nhà quê khác thành phố ở chỗ nào?

    mình cũng ở huyện lên thành phố học nè nhưng do mình học ở Quy nhơn , sống với nhau chan hoà lắm không có chuyện như bạn nói đâu.
    Dù cho ai có nói gì đi chăng nữa nhưng mình nghĩ cứ sống đúng vói con người mình , quê hương xứ sở mình
    tuy nhiên có một số cái bạn cần phải học theo để hoà nhịp với cuộc sống nơi đô thị như phong tục tập quán ở nơi đây chẳng hạn

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Nhà quê khác thành phố ở chỗ nào?

    tại sao bạn phaa3i nặng nề những lời nói dó quá vậy? mình nghĩ quê hay phố không quan trọng, mà quan trọng là con người của mình , tâm hồn của minh. quê cũng được miễn la mình thấy thoải mái. còn những điều mà ma nguoi khac nói cảm thấy không thích thì cũng không cần để y làm gì
    Ban hãy suy nghĩ thoáng ra 1 chút đừng tự ty như vậy

  4. #4
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Nhà quê khác thành phố ở chỗ nào?

    bác đồng minh nhanh thiệt đó sưu tầm ngay câu chuyện dẫn chứng , Bạn cứ sống chan hoà vói mọi người rồi họ sẽ phải thay đôir cách nhìn về bạn thôi, vấn đề là bạn hãy thể hiện bản lĩnh của mình trong công việc học tập

  5. #5
    Ngày tham gia
    Apr 2016
    Bài viết
    212
    Ðề: Nhà quê khác thành phố ở chỗ nào?

    Nói chung là ở quê hay thành phố không quan trọng.Mà quan trọng nhất là người biết tự trọng sẽ được người khác tôn trọng.Hãy sống đúng với bản chất con người mình . Hãy luôn cảm thông chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn .Đừng quay lưng chỉ chích nhạo bám họ.

  6. #6
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Nhà quê khác thành phố ở chỗ nào?

    Tiện đây, cho mình góp một bài báo, mà mình đọc trên mạng..... Với rất nhiều suy nghĩ..


    (aFamily)- Nói không với gái tỉnh lẻ, trai Hà Nội phải lấy gái hà thành.
    Tôi rất hay lướt web đọc báo, tôi thích vào bất cứ trang nào mình gặp hay bất kỳ cái tên bài nào hay. Dù là chuyên mục gì, tôi cũng xem miễn là vấn đề tôi thích. Hôm nay thấy cái chủ đề liên quan đến chuyện tình yêu giữa gái thành phố và trai tỉnh lẻ trên afamily.vn hay hay. Viết thử một bài gửi ban biên tập, nêu ý kiến của mình, không biết có được đăng không nhỉ?

    Các bạn độc giả thân mến,

    Tôi là một chàng trai, hiện tại đang là “lính phòng không”, tuổi tôi lấy vợ được rồi. Tôi cũng xác định sớm hay muộn cũng phải lấy vợ nhưng nhất định phải tìm vợ ở gần nơi mình ở. Tuyệt đối không lấy vợ xa, đặc biệt là vợ ở tỉnh lẻ.

    Tôi có ông anh trai, may mắn lấy vợ ở gần, nhà cách nhau có 2km, kéo con xe ga èn èn chưa đến 5 phút đã có thể ngồi xuống mâm hầu rượu bố vợ. Nhiều khi nhạc phụ chưa chặt gà xong đã thấy ông con rể cầm chai rượu đứng ngoài ngõ.
    Đến khi vợ chồng ông ấy có con mới sung sướng. Hết ông bà nội lại ông bà ngoại thi nhau chăm bẵm, giặt giũ, nâng lên, đặt xuống, bế bồng, ôm ẵm. Vợ ông ấy thì ông bà ngoại phục vụ hết mình, nghỉ đẻ còn sướng hơn cả đi làm. Vợ đẻ, ông ấy vẫn đi chơi suốt, tham gia đầy đủ với bạn bè. Mang tiếng con nhỏ nhưng chưa biết cái tã con tè vào giặt giũ ra sao.

    Kinh tế ông bà hai bên đều khá giả, vợ chồng mua xe ô tô, mỗi ông bà cho thêm một chút để mua cái xe đẹp hơn. Nhà ông ngoại rộng, thế là sửa sang một chỗ làm cái gara. Đi mẹ vợ đóng cửa, về bố vợ mở cửa, xe đánh vào tận nơi, an ninh 24/24h.

    Nhìn ông anh, bà chị dâu mà tôi thèm sau cũng lấy một cô vợ gần. Ngày xưa, lúc mới lớn, yêu thì tặc lưỡi, chẳng quan trọng gái tỉnh hay gái thành phố. Bây giờ lớn hơn, suy nghĩ chín chắn hơn, thấy lấy vợ ở tỉnh thật nhiều bất cập.

    Có lẽ với suy nghĩ vậy nên tôi càng lười, cứ nghĩ đến cảnh nếu lấy vợ ở xa mà tôi thấy khiếp. Tôi tự nhủ và thực hiện, hễ gặp cô nào ở tỉnh là tôi lảng ngay, chỉ coi như bạn bè. Không tấn công, không lấy vợ tỉnh lẻ, không dao động, nhất định nói không…

    Nếu lấy cô vợ xa…

    Lúc yêu đã khổ rồi. Người ta mong muốn ngày nghỉ, ngày lễ, đôi tình nhân được ở gần nhau, tung tăng cùng nhau, chăm sóc, mơn trớn. Đằng này, cứ đến ngày quan trọng, cô ta phải về quê với bố mẹ, gia đình. Còn ta ở trên này cô đơn, nhìn các đôi uyên ương sóng đôi mà thèm chết đi được.

    Nàng ở trọ trên này, đồng nghĩa ta phải làm ôsin trung thành mỗi khi nàng chuyển nhà, đi đến chơi phải lấm lét chủ nhà, phải quan tâm đến nàng nhiều hơn vì ở trên này nàng thiếu thốn tình cảm và cả vật chất.

    Khi cưới thì phải đi đón dâu thật sớm. Chúng nó lấy vợ gần, 11h trưa tung tăng ra khách sạn, còn ta 2h sáng đã phải ra xe gật gù đi đón vợ từ trong đêm. Chưa kể cưới xin mấy nơi, tốn thời gian, công sức.

    Lấy nàng về, tất nhiên nàng ở nhà ta nhưng mà tết đến, ta cũng đành hi sinh hai đến ba ngày để theo nàng về quê ăn tết với ông bà ngoại. Thế là ta cam chịu mất vài cuộc vui với lũ bạn như truyền thống mọi năm. Chưa kể tết nhà ta rôm rả suốt mấy ngày, bây giờ lấy nàng ở xa, chấp nhận mất đi chút vui thú, cà kê. Anh em cụng ly, thiếu mất chú út vì về quê vợ.

    Lúc đẻ con, ông bà ngoại xa tít, lên đón về đưa, chốc nhát lại về. Ông bà nội giúp được tý nào, còn không ta lại ngậm ngùi hầu vợ chăm con.

    Khi ông bà ngoại ốm đau, ta lại phải xin nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ thăm nom, chăm sóc. Cưới xin, ma chay, hiếu hỉ đằng vợ, lại canh cánh bao nỗi lo bên mình.

    Ôi, lấy vợ xa thật phiền phức. Anh em có đồng ý với tôi vấn đề này không?

    Gần đây, tôi được một anh bạn trong lúc hàn huyên tâm sự cũng khẳng định chân lý không bao giờ lấy vợ tỉnh lẻ. Nghe thấu ra là đợt rồi, anh ta vừa bị một cô gái tỉnh “chăn” và suýt “khóa”. Rất may, anh ta kịp thời tỉnh táo tránh được cạm bẫy. Anh ta kết luận rằng: Yêu gái Hà Nội vẫn có cái hay, thích thì hết mình, không thích giải tán, chúng không kêu ca, đường ai nấy đi. Yêu bọn gái tỉnh, lăng nhăng là chúng “trói” mình luôn.

    Phải cẩn thận khi dính vào gái tỉnh lẻ nhé, ông bạn. Hắn nói ráo hoảnh.

    Nghe xong, như một phản xạ có điều kiện, tôi thốt lên “okie” !

    Nói không với gái tỉnh lẻ, trai Hà Nội phải lấy gái hà thành.

    Theo Afamily.

    Đọc xong , [you] cảm thấy thế nào nhỉ???

    -----------------------------------------------------------------------------------------
    Và tôi cũng tình cờ, đọc được phản hồi của bài báo trên như thế này:

    Người thành phố hơn người tỉnh lẻ xuất phát điểm mà thôi

    Bài viết cập nhật lúc: 07:01 ngày 15/11/2009

    Xin gửi tới bạn Boy Hà Nội, tác giả bài “Trai Hà Nội hãy nói không với gái tỉnh lẻ”.

    Xin chào tất cả mọi người

    Tôi rất ít khi tham gia vào các diễn đàn nhưng hôm nay sau khi xem qua bài viết của một số bạn, tôi xin chia sẻ một vài ý kiến của mình.

    Cách đây 15 năm, tôi cũng là một cô gái tỉnh lẻ lên Hà Nội học đại học. Khi ấy, lần đầu tiên bước vào môi trường đại học và bắt nhịp với cuộc sống náo nhiệt của thủ đô, tôi cũng có nhiều bỡ ngỡ. Các bạn cùng lớp tôi có khoảng 1/2 là người Hà Nội, số còn lại đều là người tỉnh lẻ như tôi.

    Học kỳ đầu tiên, hầu hết các bạn Hà Nội đều học rất khá vì nhiều bạn đã từng được học từ hồi cấp 3 trước (chúng tôi học ở Trường ĐH ngoại ngữ Thanh Xuân - nay là ĐH Hà Nội). Sang học kỳ hai năm thứ nhất, khoảng cách giữa các bạn đó và chúng tôi giảm dần rồi mất hẳn. Sang năm thứ hai, nhiều bạn tỉnh lẻ đã học rất tốt và bứt phá. Nhiều bạn còn học tốt hơn rất nhiều các bạn Hà Nội. Tôi vốn học tương đối sáng dạ, nhanh hiểu và chữ viết đẹp cẩn thẩn. Ngồi bên cạnh tôi là hai bạn gái người Hà Nội đeo hai cặp kính cận dầy cộp nhưng luôn phải mượn vở tôi chép lại bài vì ghi không kịp.
    Qua đó tôi muốn nhắn nhủ đến các bạn Hà Nội rằng, đôi khi các bạn chỉ hơn chúng tôi về xuất phát điểm. Tức là các bạn được học trước hoặc được hỗ trợ từ phía gia đình, còn về sự thông minh, tính tự lập chưa chắc đã bằng chúng tôi. Ở đâu cũng có người tốt, người xấu, người giỏi, người dốt, chưa chắc cứ người Hà Nội đã là tốt, là giỏi. Đôi khi tôi tự nghĩ, một người thành phố giàu có chưa chắc đã sướng bằng một bác nông dân quê. Vì sao? Chắc khi nào chúng ta sang tuổi già chúng ta sẽ thấy rõ hơn. Giàu có mà môi trường sống bẩn ô nhiễm, nhiều bệnh tật, cuộc sống nhiều áp lực thì chưa chắc đã sống khoẻ, sống lâu và thanh thản bằng một người dân quê đâu các bạn ạ.

    Ngoài ra, những bạn nào có tư tưởng phân biệt thì nên suy nghĩ lại. Không có người dân quê thì lấy ai làm ra lúa gạo, trồng rau cho chúng ta ăn. Xã hội mỗi người mỗi nghề, mỗi người mỗi quê các bạn ạ. Tôi nghĩ nếu ai là người Hà Nội chân chính sẽ cảm thấy xấu hổ thay cho một số bạn tự xưng là người Tràng An mà có tư tưởng như vậy. Đơn giản như nước Mỹ, nơi trước kia nặng nề tư tưởng phân biệt chủng tộc mà bây giờ người ta còn bầu chọn ra vị tổng thống da màu. Các bạn thử nghiệm lại xem những người giỏi thực sự ở đất nước ta hầu hết xuất phát từ dân quê hay thành phố. Nói thế để thấy rằng có những người dân quê cũng rất giỏi nếu họ được đào tạo. Còn người thành phố cũng rất nhiều người giỏi mà rất tốt, tôi thấy rất trân trọng những người như giáo sư Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Lân Hùng - họ rất gần gũi với dân quê. Như hoa hậu Mai Phương Thuý, cô đã làm những việc mà trái tim mình mách bảo không phải vì danh hiệu hoa hậu.

    Trường hợp của Mai Chi, tôi sẽ làm những gì trái tim mình mách bảo, có tình yêu thực sự thì sẽ vượt qua tất cả.

    Trên đây là vài lời chia sẻ suy nghĩ của mình, xin mọi người đón nhận.




    --------------------------

    Và ý kiến của riêng tôi:

    Tôi đồng ý với bài báo phản hồi. Suy cho cùng, người thành phố cũng chỉ hơn người nhà quê xuất phát điểm mà thôi.
    Một tuổi thơ với đầy đủ thức ăn ngon, quần áo đẹp, được học hành tử tế, chưa hẳn trong tương lai, người đó sẽ là người trưởng thành, có ý chí, có sự nỗ lực của bản thân.
    Nếu nói về tính tự lập, thì theo thực tế mà tôi đã thấy, người nhà quê có tính tự lập cao hơn người thành phố. Trong lớp đại học của tôi, 3/4 là người thành phố, nhưng 1/4 còn lại, cũng ko thua kém họ về khoản học, tham gia hoạt động đoàn thể.
    Và người nhà quê, vì đói, vì khổ, vì muốn cha mẹ đỡ vất vả, họ có nhiều sự cố gắng hơn người thành phố. 1/4 trong lớp tôi, tự biết trang trải cho cuộc sống của mình mà ko cần phải bám váy mẹ. Người thành phố, các bạn bằng tuổi tôi, thậm chí có bạn còn ko đi ra khỏi Hà Nội một mình bao giờ, ko có đủ tự tin để tham gia các hoạt động ngoại khóa.

    Và nếu nói về thực tế, thì người thành phố, là gốc người thành phố ở Thành phố cũng ko quá nhiều, họ đang dần bị những người nhà quê đua chen đấy nhé.

    Có ai hỏi, tôi luôn tự hào mình là người xứ Nghệ, và tôi cũng chưa bao giờ thấy phiền toái, hay ái ngại vì điều đó. ( Chỉ hơi ngại vì khi lần đầu ra Hà nội, giọng nói quê hương làm cho người thành phố ko hiểu gì cả, nhưng giờ thì đỡ rồi, vì .... Tôi biết hòa nhập, để không bị hòa tan trong cuộc sống xô bồ bon chen này).....


  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Nhà quê khác thành phố ở chỗ nào?

    mình thì cũng có suy nghĩ vậy
    vì mình là con gái có chồng thì phải theo chồng
    về quê chồng làm ruộng làm rẫy
    mình sợ làm không nỗi sẽ bị ba mẹ chồng đuổi ra khỏi nhà " dô mùng ba ra mồng bảy"hâhaha

    theo mình không phải người o dưới quê lên thành phố mà gọi là "đồ nhà wê"
    nói thiệt măc dù mình sinh ra lớn lên o thành phố cũng như cách ăn nói hay hành động ai cũng nghĩ mình o dưới wê mới lên.
    mình nghĩ cho dù ở quê hay ở thành phố không quan trọng vấn đề cốt lõi o bản chất con người
    cho dù 1 người nào đó o thành phố giàu có sang trong nhung tâm hồn không cao thường và hay chê bai xem thường mọi người thì mình cũng không muốn có người bạn như vậy
    ngượi lại cho dù người dưới wê lên thành phố lập nghiệp cho dù ho nghèo nhưng tấm lòng họ trong sáng thì camvan11 vẫn thích

  8. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Nhà quê khác thành phố ở chỗ nào?

    hi mình cũng là một người quê mùa lên thành phố đuọc 4 năm nhung dù sao mình vẫn giữ được gốc và nhiều lúc mình cũng thấy hãnh diên vì mình là một người sinh ra ở nông thôn đầy tình cảm
    không biết sao khi chưa đặt chân lên thành phố mình cũng đã quyết định sẽ sống ở thành phố từ đó mình cũng biết đuọc rất nhiều khó khi mình là một người nông thôn
    nhưng mình vẫn lạc quan và không còn ngại khi người ta gọi mình là một người quê mùa hay vì đó
    mõi người điều có một niềm quê hương xứ sở mà chỉ cần mình dù bất cứ ở đâu mình nhớ tới quê hương và yêu quê hương là được rùi.. bàn cũng nên thông cảm cho người ta và cho mình hỏi một câu bạn có yêu thich người thành phố không?
    mình thì thích và mến người thành phố vì khi mình thích ngươif ta thi từ rùi họ sẽ thích lai mình thui...

  9. #9
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Nhà quê khác thành phố ở chỗ nào?

    Mình nghĩ khác biệt nhất là về Tri thức. Từ đó dẫn đến nhìu thứ # nữa như là sự phát triển, cách ăn nói, cách ứng sử.

  10. #10
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ðề: Nhà quê khác thành phố ở chỗ nào?

    Và có một bài viết nhận xét về "nhà quê" và "thành phố" sau đây. Mọi người hãy đọc và ngẫm nghĩ một tý nhé:

    Tuần trước tớ có entry về Hà Nội, có người bảo tớ phải viết 1 entry về Sài Gòn (hoặc người Sài Gòn) cho công bằng. Tuy nhiên tớ nghĩ kỹ rồi, Hà Nội hay Sài Gòn đều có những điểm tương đồng và khác biệt, đây là 2 thành thị hiện đại, văn minh và sầm uất nhất nước… vì vậy, người sống lâu ở đây được coi là “người thành thị”… Hôm nay tớ sẽ viết về một góc nhìn khác, góc nhìn từ những người dưới quê lên (gọi là “người nhà quê”) .
    ***
    Nhiều người bảo “người nhà quê” cục mịch, khù khờ… lại có người chê “người nhà quê” không hiện đại, không “văn minh”, ví dụ: vào nhà hàng mà lại đi dép, ngồi trên ghế thì co chân lên, ăn đồ Tây thì chả biết dùng muỗng nĩa, quần áo mặc thì chả hợp thời… nói chung là “người nhà quê” sao hiện đại, văn minh bằng “người thành thị”. Hễ anh nào “tệ tệ” một tí là bị hăm dọa “cho mày về quê cắm câu bây giờ”…
    ***
    Tớ không bình luận. Tớ chỉ kể cho các bạn nghe một câu chuyện này:
    ***
    Cách đây đâu khoảng gần tháng rưỡi, tớ đi công tác ở Kiên Giang. Chiều tối hôm đó, chỉ còn cách thị xã Rạch Giá chừng 30 cây số, ô tô chở tớ “có vấn đề”, xe không tiếp tục chạy được, bác tài đang vã cả mồ hôi vì giữa nơi hẻo lánh, biết tìm đâu ra thợ sửa? rùi làm sao về Rạch Giá kịp đây????
    ***
    Thế là “người nhà quê” ven đường đổ ra, thanh niên trai tráng thì phụ bác tài kích xe lên, một vài chú “thâm niên” thì chui xuống gầm, trời tối thì các anh nổ máy xe 2 bánh, rọi vào cho sáng để cùng sửa. Bữa đó xung quanh tớ toàn là những anh “thợ” không àh. Này là: thợ máy dầu, thợ máy cày... kia là thợ máy ủi, thợ máy bơm… mà họ vẫn hăng hái làm thợ… sửa xe ô tô. Nhìn họ nhiệt tình như vậy, tớ cảm động lắm. Có anh kêu bác tài xe tớ đưa tiền mua mấy con ốc để gắn vào, bác tài đưa 10 ngàn, anh ấy chạy đi tí, đem về một một bịch ốc và dúi vào tay bác tài… 5 ngàn đồng, bảo “đây là tiền dư”.
    ***
    Cuối cùng xe cũng nổ máy được, những “người nhà quê” còn vui hơn cả chúng tớ, nhét tiền “bồi dưỡng” vào tay, họ dứt khoát không nhận, họ còn vui vẻ nói với “người thành thị” như chúng tớ: “khi nào có dịp về Kiên Giang ghé xóm tui chơi nhé"…
    ***
    Đấy! “người nhà quê” đối xử với “người thành thị” là thế!

    ***
    Vậy khi “người nhà quê” lên thành phố, thì “người thành thị” đối xử với họ thế nào?
    ***
    - Này nhé, một anh học sinh “nhà quê” lớ ngớ lên thành phố liền bị những bác xe ôm “thành thị” níu kéo, chở vòng vòng để tính tiền cho khẳm…
    ***
    - Này nhé, một chị “nhà quê” bỡ ngỡ lên thành phố thì vài kẻ “thành thị” buồn buồn… rạch giỏ hoặc móc bóp chơi…
    ***
    - Này nhé, một bé trai “nhà quê” nghèo quá lên thành phố, tìm việc làm, bị các ông, bà chủ “thành thị” dụ dỗ, ép buộc, bóc lột sức lao động…
    ***
    - Này nhé, một bác “nhà quê” lên thành phố thăm con cháu, thì các con cháu “thành thị” cầu mong cho bác… về sớm sớm tí, chứ ở lâu thì… quê không chịu nổi.
    ***

    - Này nhé, một bà “thành thị” nọ chẳng may bị xe quẹt, ngã xuống đường, một chú “nhà quê” chạy vội đến đỡ liền bị xô ra và nói “… gì đây, thấy người ta té còn nhào vào nữa hả, định… móc túi hả?”…
    ***
    ----
    Đấy!“Người thành thị” đối xử với “người nhà quê” thế !

    ***
    Dẫu biết rằng không phải lúc nào, ở đâu và người nào cũng vậy… biết rằng đây đó còn có những chương trình, những hoạt động khác giúp đỡ những “người nhà quê” một cách chân thành khi họ lên thành phố… Nhưng sao vẫn thấy cay cay thế nào khi nghĩ đến những chuyện đó nhỉ?
    ***

    http://sieumua.com/showthread.php?t=8788
    -----------------------------------------------------------------------------------------
    Chính những hình ảnh này đã cho ta khôn lớn!

 

 
Trang 1 của 3 123 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •