Chủ đề: Quyền hạn và nhiệm vụ kế toán
-
12-28-2009, 11:18 PM #1
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Quyền hạn và nhiệm vụ kế toán
Xin chào,
Các bạn có mẫu phân công quyền hạn và trách nhiệm của KTT, KTTH.... cho mô hình Cty TNHH 1TV không?
Cho mình xin với. ThanksView more random threads:
- phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức biến động lợi nhuận của các phương án!!
- hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo phương pháp truyền thống trong kế toán quản trị
- LUẬT GÓP VỐN CÔNG TY CỔ PHẦN
- Bảo toàn kế toán quản trị trong điều kiện không chắc chắn
- Bài giảng kế toán quản trị + KTDN II
- Hỏi : Tại sao các doanh nghiệp Việt Nam không chú trọng kế toán quản trị
- Chi phí bảo hành sản phẩm, Chi phí thuế, phí, lệ phí là biến phí hay định phí?
- GIÚP EM BÀI TẬP KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VỚI Ạ, EM CẦN GẤP LẮM Ạ HUHUHU
- Anh chi giup e bai ke toan quan tri nay voi!
- Cần làm gì khi mới nhận công việc KTT ?
-
12-29-2009, 01:35 AM #2
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Ðề: Quyền hạn và nhiệm vụ kế toán
Luật kế toán, được Quốc hội VN thông qua năm 2003 có một số điều khoản liên quan đến kế toán viên như sau:
- Ðiều 50. Tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm kế toán:
a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
b) Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.
2. Người làm kế toán có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.
3. Người làm kế toán có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, thực hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Khi thay đổi người làm kế toán, người làm kế toán cũ phải có trách nhiệm bàn giao công việc kế toán và tài liệu kế toán cho người làm kế toán mới. Người làm kế toán cũ phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình làm kế toán[2].
-----------------------------------------------------------------------------------------
Ðiều 52 của Luật kế toán quy định về Kế toán trưởng như sau:
1. Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán theo quy định tại Ðiều 5 của Luật này.
2. Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và doanh nghiệp nhà nước ngoài nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Ðiều này còn có nhiệm vụ giúp người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán giám sát tài chính tại đơn vị kế toán.
3. Kế toán trưởng chịu sự lãnh đạo của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; trường hợp có đơn vị kế toán cấp trên thì đồng thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của kế toán trưởng cấp trên về chuyên môn, nghiệp vụ.
4. Trường hợp đơn vị kế toán cử người phụ trách kế toán thay kế toán trưởng thì người phụ trách kế toán phải có các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Ðiều 50 của Luật này và phải thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng.
Các quy định về Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng được quy định chi tiết trong Ðiều 53 của Luật kế toán như sau:
1. Kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Ðiều 50 của Luật này;
b) Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ bậc trung cấp trở lên;
c) Thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là hai năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là ba năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán bậc trung cấp.
2. Người làm kế toán trưởng phải có chứng chỉ qua lớp bồi dưỡng kế toán trưởng.
3. Chính phủ quy định cụ thể tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng phù hợp với từng loại đơn vị kế toán.
Trách nhiệm và quyền của kế toán trưởng
Các trách nhiệm và quyền của kế toán trưởng (Ðiều 54, Luật Kế toán) gồm:
1. Kế toán trưởng có trách nhiệm:
a) Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị kế toán;
b) Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của Luật này;
c) Lập báo cáo tài chính.
2. Kế toán trưởng có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.
3. Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, ngoài các quyền đã quy định tại khoản 2 Ðiều này còn có quyền:
a) Có ý kiến bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán về việc tuyển dụng, thuyên chuyển, tăng lương, khen thưởng, kỷ luật người làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ;
b) Yêu cầu các bộ phận liên quan trong đơn vị kế toán cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu liên quan đến công việc kế toán và giám sát tài chính của kế toán trưởng;
c) Bảo lưu ý kiến chuyên môn bằng văn bản khi có ý kiến khác với ý kiến của người ra quyết định;
d) Báo cáo bằng văn bản cho người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán khi phát hiện các vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán trong đơn vị; trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không phải chịu trách nhiệm về hậu qu của việc thi hành quyết định đó.
Cá hồi Theo thầy thuốc Hồng Gấm, cá hồi nổi danh vì giàu acid béo omega-3 tốt cho sức khỏe tim mạch và đời sống chăn gối. Bên cạnh cá hồi thì cá mòi, cá ngừ, cá bơn… cũng giúp đời sống tình dục sung...
3 loại đạm giúp nam giới khỏe – sai cách ăn là mất tác dụng!