Hôm nay có vẻ không nhiều bệnh nhân lắm, chủ yếu toàn là các cụ già. Hình như những người già tin rằng các loại vitamin sẽ làm trẻ lại những tế bào đã lão hoá, rồi những cơn đau nhức, mỏi mệt sẽ qua đi, và cùng vớ chúng sẽ tan biến suy nghĩ về cái chết đang tiến gần. Để rồi sáng ngày mai khi tỉnh dậy có thể không cần phải nghĩ đến sức khỏe, mà tiếp tục sống theo thói quen.
Hàng ngày có hai cô y tá trực ở phòng khám là Lôra và Tanhia, một người làm ca sáng từ 8 giờ đến 2 giờ, một người làm ca chiều từ 2 giờ đến 8 giờ tối.
Lôra là một người phụ nữ ít nói và cả tin. Cô tin tất cả mọi người, tin vào những lời hứa hẹn, tin vào y học. Theo cô, mỗi mũi tiêm là một khối vuông hy vọng và giống như trò xếp hình của con trẻ, cuôc đời con người cũng được xây dựn bởi những khối vuông như thế.
Đối với Tanhia thì lại khác. Cô quan niệm mỗi mũi tiêm là một vết sẹo. Tanhia đã có chồng, nhưng trong đáy sâu tâm hồn cô luon tin rắng đó chưa phải là phương án cuối cùng của cuộc đời mình. Bấy lâu nay cô vẫn thầm chờ đợi một người đàn ông khác.
Có lẽ vì cô chẳng biết sẽ phải tìm người ấy ở đâu và vào lúc nào, nên cô đành âm thầm, nhẫn nại chờ đợi người ấy tự tìm đến với cô. Cô hy vọng rằng sẽ đến một ngày cửa phòng khám mở ra và người ấy sẽ bước vào, dắt tay cô đến một phương trời hạnh phúc. Thế nhưng đã hiều năm nay chẳng thấy Người ấy đâu, hàng ngày chỉ có cá cụ già mở cửa bước vào khám bênh. Cứ như thế ngày này qua ngày khác. Tanhia đã chán ngấy nhưng khuôn mặt già nua với những chiếc váy dài lướt thướt quá đầu gối đã cũ sờn. Hình như những bệnh nhân già nua kia cũng cảm nhận được điều đó nên họ luôn lúng túng và tỏ ra rất căng thẳng, các cơ căng lên làm mũi kim khôn thể xuyên vào được. Có những lần Tanhia làm gẫy kim và vẫn chưa tiêm được đành phải thay kim mới. Ra khỏi phòng khám cá bệnh nhân mặt tái xanh tái xám vì sợ hãi và chắc hẳn chỉ có niềm khao khát mãnh liệt được sống mới có thể bắt họ quay lại đây một lần nữa.
Tanhia hận cuộc đời mình như giận người bán hàng, đã bán đồ ôi lại còn cân điêu. Trên gương mặt cô luôn hiên hữu một sự tức tối, không thỏa ãn. Giả sử như một ngày nào đó quả thật Người ấy có mở cửa phòng khám đi chăng nữa, nhưng nếu nhìn thấy khuôn mặt bẳn gắt ấy thì chắc chắn sẽ đóng sập cửa lai mà đi sau khi nói vội một câu:"Xin lỗi, tôi nhầm phòng".
Tanhia sống với một người song lài đợi chờ một người khác và sự tồn tại nước đôi ấy như vặn xoắn hệ thần kinh của cô. Con người ta khi buồn phiền cũng giống như một cây đàn mất điều hưởng. Nếu cứ chơi nhạc bằng cây đàn ấy thì liệu sẽ tạo ra được giai điệu gì đây?
* * *
Chiếc xe buýt chật cứng như nêm, có cảm giác như nó bị nhồi thêm đến 50 người o với lượng cho phép. Lôra đứng đờ ra giữa biển người ấy. Người đàn ông bên cạnh dí sát mồm vào mặt cô ngáp một cái rõ to. Cô ngửi thấy cả mùi thịt hun khói trong túi xách của ai đó. Lôra định đến cửa hàng "Leipzip"-nơichuyên bán những đồ ngoại nhập với giá không quá mắc phù hợp với túi tiền của một y tá quèn như cô. Mà lần này nghe đồn là có bán áo lót của Đức chỉ có 6rúp 50côpếch một chiếc. Lôra có cảm giác như tất cả mọi người trên chiếc xe này đều định đến cửa hàng Leipzip.
Chiếc xe buýt bỗng phanh két lại một con chó vừa chạy ngang qua mũi xe và chắc hẳn bác tài không muốn nhận cái gánh nặng sát sinh ấy về mình. Tất cả hành khách đổ nhào về phía trước. Những hành khách đứng ở đầu xe chắc đã phải trải qua những giây phút không mấy đễ chịu vì họ bi sức nặng của cả xe đổ lên chưa kể đến việc họ hoàn toàn có thể bị va đầu vào cabin của bác tài. Còn những người đứng ở phía cuối xe thì có vẻ thoải mái hơn một chút. Trước khi chuyển bánh chiếc xe lại giật ngược trở lại khiến cho mọi người được dịp ngã ngửa về phía sau. Thế là những người ở đầu xe và cuối xe có dịp đổi chỗ cho nhau. Những người ở đầu xe thì thoải mái ngả người về phía sau, còn tội cho những ai đứng cuối xe có lẽ đã bị sức nặng ngàn cân đè lên người. Điều đó hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc về sự cân bằng. Chẳng có ai lúc nào cũng khổ sở, và cũng không có ai được sướng mãi. Còn những người đứng ở giữa xe như Lôra thì trong cả hai trường hợp đều có một cảm giác như nhau. Họ không quá tức giận, cũng chẳng thấy đẽ chịu gì.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Mấy phút sau chiếc xe rẽ phải, tất cả mọi người cũng nghiêng theo. Lôra bị lạn sang bên phải, cô cố gắng đứng vững, nhưng không sao tru được, cô rơi phịch vào lòng một hành khách đang ngồi. Cặp đùi của người ấy cứng và nhọn, chắc là của một người đàn ông. chiếc xe lắc mạnh một lần nữa, lần này đầu Lôra dúi hẳn vào ngực hành khách đó.
- Xin lỗi...-Lôra lắp bắp-tôi không đứng dậy được.
- Chị cứ ngồi tự nhiên.
Lôra ngước mắt lên. Đó quả đúng là một người đàn ông. Thỉnh thoảng trên vô tuyến người ta chiếu những bộ phim khoa học nói về những đoàn thám hiểm chuyên nghiên cứu sự sống dưới đáy đại dương. Lôra thích nhất cảnh những nhà thám hiểm đứng trên mũi tàu, không, trông nó giống như một chiếc bè hơn là một con tàu. Nom họ thật đẹp, với những mái tóc vàng óng đầy quyến rũ. Thân hình họ như được tắm đẫm sóng biển, ánh nắng mặt trời, gió đại dương và cả tình yêu khoa học. Nhìn họ ta rất muốn tin rằng trên đời này phụ nữ sinh ra là để được yêu và con người sinh ra là để hưởng hạnh phúc.
Lôra nhìn vào đôi mắt màu xanh lục, trong sáng và trung thực của người đàn ông. Cô thấy rằng anh ta rất giống những nhà thám hiểm kia.
Nếu như không có những người xung quanh, nếu như hành động này không bị coi là thiếu văn hóa, nêu như không sợ sự lên án của xã hội thì có lẽ cô đã dùi đầu vào ngực người đàn ông ấy mà nói rằng:"Em thật hạnh phúc!". Phải chăng hạnh phúc chính là khi con người ta có cảm giác thật bình yên và không còn mong muốn bất cứ điều gì khác nữa ngoài những gì đang có. Rồi người ấy sẽ ôm gọn cô vào lòng và nói:
- Anh cũng vậy.
Nhưng thật buồn vì đã đến lúc cô phải đứng dậy.
-Tôi sẽ xuống ở bến tới. Cô hãy ngồi vào chỗ của tôi đây này-người đàn ông đề nghị.
-Không cần đâu ạ-Lôra từ chối như thể đây không phải là ghế xe ô tô buýt mà là sa lông nhà anh ta vậy.
-Đằng nào tôi cũng xuống mà. Đến bến của tôi rồi.
Lôra khẽ gật đầu. Hình như hạnh phúc chưa bao giờ ở lại lâu bên cô. Nếu không phải là người khác đến cướp nó đi từ tay cô thì cũng là tự nó dứt áo ra đi không hẹn ngày trở lại.
-Tôi phải xuống đây. Tôi có một cuộc hẹn.
Không hiểu sao người đàn ông lại giải thích điều đó với cô trong khi anh ta hoàn toàn có quyền ra đi không cần phải giải thích gì. Thực ra nếu hạnh phúc đã bỏ ta mà đi thì đâu có quan trọng vì lý do gì. Không, cũng có thể lý do quan trọng chứ. Nó sẽ có ý nghĩa cho những hoài niệm. Mà hoài niệm chính là một phần của cuộc đời ta đó thôi.
Lôra đứng dậy, người đàn ông cũng đứng lên theo và trong một khoảnh khắc cơ thể hai người lại khẽ chạm vào nhau.
-Chúng ta sẽ gặp lại nhau nhé! - Bất giác người đàn ông nói
-Hôm nay được không? - Lôra hỏi, giọng gấp gáp.
-Ở đâu, lúc mấy giờ nào?
-Năm giờ chiều, cạnh rạp chiếu phim "Kazaxtan" được không?
-Tại sao lại ở đấy?
-vì tôi làm ở đó mà!
-Ở rạp chiếu phim à?
-Không, ở một phòng khám ngay cạnh đó.
Xe buýt dừng lại ở bến tàu điện ngầm. Người đàn ông vội vàng nhảy ra khỏi xe. Hàng cúc áo của anh ta như sắp bung ra vì chen lấn, xô đẩy. Hình như chỉ có một mình anh ta xuống ở bến này, còn tất cả những hành khách khác đều ở lại trong xe. Trong cuộc đời của Lôra dường như bao giờ cũng vậy. Những người hoàn toàn không cần thiết thì ở lại, còn cái người mà cô cần thật thì lại ra đi.
Lôra dí sát mặt vào cửa sổ. Người đàn ông đứng lại chỉnh trang chiếc áo cho ngay ngắn. Trông anh ta thật tội nghiệp, giống như một cậu bé mồ côi bị bỏ rơi từ khi còn rất nhỏ. Hoặc ít ra là cô có cảm tưởng như thế. Lôra bỗng thấy mất hết hứng thú đến cửa hàng Leipzig. Cô xuống xe ở bến sau đó, sang đường và ngồi lên chiếc xe buýt ngược chiều về phía rạp "Kazaxtan".
-----------------------------------------------------------------------------------------
***
-Anh ta sẽ chẳng đến đau-Tanhia nhìn Lôra với vẻ thương hại pha chút mỉa mai.
Giờ này đang vắng bệnh nhân nên Tanhia mang cái mũ len đan giở ra đan tiếp.
-Sao cậu lại nghĩ thế?-Lôra thắc mắc
-Hoặc là anh ta sẽ không đến. Hoặc là anh ta là một Đông Joăng chính hiệu.
-Tại sao?
-Tất cả đàn ông đều thế cả.
-Không, mình thấy con người anh ấy rất tốt-Lôra nói- Anh ấy nhất định sẽ đến. Mình tin chắc như vậy.
-Sao cậu có vẻ tự tin thế?
-Mình đã nhìn vào mắt anh ấy.
-Làm sao mà kịp nhìn vào mắt nhau chứ?
-Mình đã ngồi vào lòng anh ấy mà.
-Cậu nói cái gì? Hai mắt Tanhia mở to tròn xoe-Vừa quen nhau đã ngồi vào lòng à?
-Chính xác hơn là ngồi vào lòng rồi mới làm quen với nhau.
Tanhia bỏ đôi que đan xuống, ngước mắt lên nhìn Lôra đầy tò mò. Lôra nhìn ra cửa sổ. Từ đây có thể nhiìn rõ cửa hàng đồ gỗ và rạp "Kazaxtan".
-Chiều nay cậu trực giúp mình nhé-Lôra nói-Ngày mai mình sẽ trực cả ngày, nếu cậu muốn cả ngày kia cũng vậy.
-Cậu đừng hy vọng viển vông. Anh ta sẽ chẳng đến đâu.
-Sao lại không?
-Cậu hãy ngắm mình trong gương xem-Tanhia đề nghị.
Lôra biết mình không còn trẻ, cũng chẳng thuộc loại sắc nước hương trời. Cô có khuôn mặt điển hình của một phụ nữ Nga. Mọi người luôn bảo cô giống một ai đó.
-Lôra bất chợt nhớ về quá khứ...
...
Những dòng sông lấp lánh, những buổi dạo chơi cùng Sêriôgia, người chồng và là mối tình đầu của cô. Hồi ấy, Lôra mới 19 tuổi, trẻ trung, ngây thơ và họ đã có những tháng ngày thật hạnh phúc.
Rồi một lần bỗng có tiếng gõ cửa. Lôra đã rất ngỡ ngàng khi thấy một người phụ nữ đứng sừng sững trước cửa.
-Anh Sêriôgia có nhà không? -Người phụ nữ hỏi sẵn giọng.
-Anh ấy đi làm rồi ạ- Lôra không dấu khỏi sự bối rối.
-Cô hãy đưa cho anh ấy cái này.
Lôra cầm lấy gói giấy báo, bên trong là đôi tất và đồ lót của chồng cô.
Sêriôgia không phủ nhận đó là đồ của anh ta. Nhưng anh ta tỏ ra hết sức phẫn nộ trước hành động "phá hoại hạnh phúc gia đình" và"sự can thiệp thô bạo " của người đàn bà kia vào đời tư của anh ta với chứng cớ của sự phản bội. Sêriôgia nói, nếu luật pháp cho phép thì anh ta sẽ lấy cả hai người làm vợ, sẽ kiếm tiền để nuôi cả hai. Vì anh ra yêu cả hai người, cả Lôra và người phụ nữ kia, mỗi người theo một kiểu. Nhưng luật pháp lại không cho phép làm như vậy nên anh ta băn khoăn không biết phải hành động như thế nào. Còn người phụ nữ kia thì lại biết rất rõ là mình phải làm gì. Cô ta là một người đàn bà mạnh mẽ và biết đấu tranh vì hạnh phúc của mình.
Sau khi Sêriôgia bỏ đi, Lôra gầy rộc hẳn đi. Suốt ngày cô nằm bẹp trên giường, không biết ăn uống gì. Mỗi ngày cô gầy đi một cân, và giường như cô đang chết dần chết mòn. Sêriôgia chính là cuộc sống là hơi thở của cô. Nếu không có Sêriôgia, tức là không còn cuộc sống nữa. Hàng ngày Tanhia bớt một phần bữa ăn của gia đình để mang đến cho Lôra. Cô bắt Lôra ăn và tâm sự. Thực ra toàn Tanhia nói một mình.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Đồng hồ trên tháp bên đường đã chỉ 6h30. Trên chiếc đồng hồ đeo tay của Lôra cũng báo đúng như thế. Vậy là đã quá 1 tiếng 30 phút mà người ấy vẫn chưa đến.
Từ trên cửa sổ phòng khám Tanhia nhìn thấy Lôra mảnh mai trơ trọi trên phố đang dần thưa thới bóng người. Từ dưới đường Lôra không nhìn rõ nét mặt của Tanhia, nhưng cô tin là Tanhia đang chế giễu cô:"Thích đợi ư? Vậy thì cố mà chờ nhé!".
Rất có thể người ấy đã gặp một người phụ nữ mạnh mẽ. Cô ta sẽ cầm tay anh và ra lệnh: "Hãy đi theo em!". Nhưng người đàn ông sẽ lịch sự từ chối:"Những người phụ nữ mạnh mẽ chỉ hợp với những người đàn ông yếu đuối. Còn tôi, tôi là một người đàn ông mạnh mẽ. Tôi sẽ đến với Lôra".
Lôra chăm chú nhìn quanh. Từng cặp nam nữ dắt tay nhau vào rạp "Kazaxtan", có vài đôi đứng tâm sự với nhau quanh những tấm quảng cáo, thỉnh thoảng có vài người khách ra vào cửa hàng đồ gỗ...
...Sêriôgia bỏ cô đi vào cuối mùa hè. Sau đó hai năm cũng vào cuối mùa hè bác sĩ trưởng phòng khám ngỏ lời với Lôra. Ông ta 40 tuổi, còn Lôra mới 22 tuổi. Ông ta là bác sĩ trưởng, tức là một con người quan trọng và Lôra tự hào về ông ấy. Bác sĩ trưởng luôn nói rằng Lôra là ước mơ của cuộc đời mình, nhưng ông không thể rời mắt khỏi cậu con trai.