Chắc hẳn bạn đang băn khoăn băn khoăn không biết quản lý thi công là gì? Chức năng nhiệm vụ quản lý thi công gồm những gì? Hãy cùng Hưng Thịnh giải đáp những băn khoăn nay ngay sau đây nhé.
Quản lý thi công là gì?
Quản lý thi công xây dựng công trình chính là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng căn cứ theo quy định của Nghị định này và pháp luật khác có liên quan để giúp việc thi công xây dựng công trình nhằm đảm bảo an toàn, chất lượng, tiến độ và hiệu quả. Đồng thời đáp ứng yêu cầu của thiết kế và mục tiêu đề ra.
Chức năng nhiệm vụ của phòng quản lý thi công là gì?
Phòng quản lý thi công sẽ có chức năng nhiệm vụ như sau:
Tổ chức thi công xây dựng & quản lý các Đội thi công trực thuộc, đồng thời quản lý thi công các công trình xây dựng, các Đội khoán & các Nhà thầu phụ.
Xây dựng phương án quản lý Kho dụng cụ thiết bị thi công và vật tư – VLXD tại công trường.
Thực hiện nhật ký công trình, Quản lý thi công và quản lý kho - vật tư thiết bị, bố trí và quản lý nhân lực thi công xây dựng.
Lập kế hoạch tiến độ thi công, cũng như lập phương án tổ chức thi công & biện pháp an toàn lao động.
Lập hồ sơ nghiệm thu, lập hồ sơ hoàn công và hồ sơ thanh toán - quyết toán công trình.
Xây dựng nội quy công trường, cùng với nội quy an toàn lao động & phòng chống cháy nổ.
Tổ chức thực hiện bảo vệ công trình, thực hiện Nội quy công trường và Nội quy ATLĐ.
Báo cáo thực hiện tiến độ thi công, báo cáo sự cố công trình, và báo cáo thực hiện công việc xây dựng cùng với công việc phát sinh (theo định kỳ hoặc bất thường).
Đề xuất vật tư, VLXD và dụng cụ thiết bị máy thi công cho các công trình xây dựng.
Nghiệm thu nội bộ và xác nhận khối lượng thực hiện hợp đồng của các Đội khoán & các Nhà thầu phụ. Đồng thời, nghiệm thu khối lượng , chất lượng các Đội khoán & các Nhà thầu phụ.
Mô tả các công việc của quản lý thi công
Tư vấn phương án thi công và đảm bảo tính khả quan của phương án
Khi đó, người quản lý sẽ dựa trên kiến thức mình có để tư vấn cho chủ nhà về các phương án thi công để họ lựa chọn cách tốt nhất và tối ưu nhất. Hơn nữa, họ còn phải đảm bảo độ khả thi với phương án thực hiện với chủ đầu tư.
Lập kế hoạch thi công dự án và kế hoạch nhân sự
Sau khi chủ nhà chấp nhận phương án đưa ra, họ sẽ tiến hành xây dựng kế hoạch thi công. Ví dụ như nguyên vật liệu, nhân sự làm việc, thời gian nghiệm thu của từng giai đoạn,… Trong đó, kế hoạch càng chi tiết đầy đủ thì càng dễ dàng cho cấp trên và chủ nhà theo dõi và phê duyệt.
Tính toán những rủi ro và đề xuất phương án xử lý phù hợp
Dễ dàng thấy rằng, rủi ro là vấn đề được quan tâm hàng đầu khi thi công trong lĩnh vực xây dựng. Trong đó, một số rủi ro có thể kể đến như nguyên vật liệu, tiến độ, thậm chí còn có thể tính mạng lao động và chất lượng công trình,… Khi đó, người quản lý sẽ dựa vào kinh nghiệm để đưa ra những rủi ro có thể gặp phải. Không những thế, họ còn đưa ra phương án xử lý phù hợp và kịp thời.
Điều phối thiết bị, vật tư và nhân lực cho các công trình
Một điều rất quan trọng đối với mỗi công trình chính là vật lực và nhân lực. Vì thế, bạn cần phân bổ sao cho hợp lý để không lãng phí quá nhiều. Đây chính là nhiệm vụ của quản lý thi công. Khi đó, họ sẽ điều phối trang thiết bị, máy móc và nhân lực cần thiết cho từng dự án và phân chia khối lượng công việc phù hợp để đảm bảo tiến độ công việc.
Quản lý và thi công lắp đặt theo đúng bản vẽ và thiết kế
Ngoài các công việc trên, người quản lý thi công còn phải thực hiện lắp đặt công trình theo đúng bản vẽ và quản lý những người tham gia. Nhận thấy việc lắp đặt đúng thiết kế vô cùng quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến yêu cầu và chất lượng công trình. Hơn nữa, công tác quản lý phải thực hiện một cách nghiêm túc và khắt khe để tránh những sai sót.
Tham gia các cuộc họp và làm việc với chủ nhà
Thông thường, các làm việc với chủ nhà có thể diễn ra theo định kỳ hoặc đột xuất nếu nhú có vấn đề phát sinh. Khi đó, người quản lý thi công luôn phải có mặt để nắm bắt và cập nhật các thông tin kịp thời. Bên cạnh đó, còn đưa ra ý kiến và phương pháp xử lý của công trình. Nhờ buổi làm việc này, các bên sẽ thống nhất ý kiến và đưa ra phương án hợp lý nhất.
Vậy là Hưng Thịnh vừa giúp bạn tìm hiểu về chức năng nhiệm vụ phòng quản lý thi công. Mong rằng qua đó bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về công việc của phòng quản lý thi công nhé.
https://tuvangiamsatbietthu.com/chuc...n-ly-thi-cong/

View more random threads: