Chào mừng đến với Diễn đàn Dân Kế Toán - Kế toán tổng hợp thực tế.
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 12
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    khoản phải thu khó đòi


  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    ðề: khoản phải thu khó đòi

    bạn thử vào trang này xem thử nha. có lẽ giúp ích cho bạn được đó. chứ mình cũng ko rành lắm về mục này
    http://niceaccounting.com/httk/1/139.html

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    ðề: khoản phải thu khó đòi

    cái này bạn đọc chuẩn mực kế toán số 18 và chế độ kế toán tk 139 hen!

  4. #4
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    ðề: khoản phải thu khó đòi

    về khoản lập dự phòng nợ phải thu khó đòi như sau:
    - từ 3 tháng đến dưới 1 năm thì lập 30%
    - từ 1 năm đến dưới 2 năm thì lập 50%
    - từ 2 năm đến dưới 3 năm thì lập dự phòng 70%
    - từ 3 năm trở đi thì lập 100%
    việc bạn hỏi là căn cứ vào đâu để xác nhận mốc thời gian để lập dự phòng:
    khi bạn bán hàng cho khách hàng tổng giá trị tiền hàng từ 200.000đ trở lên thì bạn phải viết hóa đơn gtgt cho khách hàng bạn có thể căn cứ vào mốc thời gian lập hóa đơn mà xác nhận thời gian lập dư phòng cho công ty mình.
    củnng có thể bạn căn cứ vào hợp đồng kinh tế 2 bên đã ký kết.
    về định khoản: nợ 642 có 139

  5. #5
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    ðề: khoản phải thu khó đòi




    Trích dẫn Gửi bởi anphak31
    về khoản lập dự phòng nợ phải thu khó đòi như sau:
    - từ 3 tháng đến dưới 1 năm thì lập 30%
    - từ 1 năm đến dưới 2 năm thì lập 50%
    - từ 2 năm đến dưới 3 năm thì lập dự phòng 70%
    - từ 3 năm trở đi thì lập 100%
    việc bạn hỏi là căn cứ vào đâu để xác nhận mốc thời gian để lập dự phòng:
    khi bạn bán hàng cho khách hàng tổng giá trị tiền hàng từ 200.000đ trở lên thì bạn phải viết hóa đơn gtgt cho khách hàng bạn có thể căn cứ vào mốc thời gian lập hóa đơn mà xác nhận thời gian lập dư phòng cho công ty mình.
    củnng có thể bạn căn cứ vào hợp đồng kinh tế 2 bên đã ký kết.
    về định khoản: nợ 642 có 139
    còn gì nữa không anh?

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    ðề: khoản phải thu khó đòi

    theo thực hiện theo thông tư số 13/2006 đi bạn. còn đánh giá nợ khó đòi thì ban anphak31 trả lời đầy đủ rồi đó.

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    ðề: khoản phải thu khó đòi

    vui lòng cho hỏi có phải về nguyên tắc thì tk 139 luôn có số dư bên có không?
    thực tế : mình có 1 khoản nợ khó đòi đang theo dõi trên tk 131, giờ mình muốn chuyển nó qua tk 139. mà hiện tại tk 139 mình chưa có trích lập gì ==> số dư = 0.
    như vậy nếu mình chuyển từ tk 131 ---> 139 ==> tk 139 có số dư bên nợ ( do chưa trích lập ), ==> như vậy có ổn không, có vấn đề gì không ? ( và tất nhiên là mình sẽ trích đần vào chi phí từ tk 139....)

  8. #8
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    ðề: khoản phải thu khó đòi




    Trích dẫn Gửi bởi muaphonui
    vui lòng cho hỏi có phải về nguyên tắc thì tk 139 luôn có số dư bên có không?
    thực tế : mình có 1 khoản nợ khó đòi đang theo dõi trên tk 131, giờ mình muốn chuyển nó qua tk 139. mà hiện tại tk 139 mình chưa có trích lập gì ==> số dư = 0.
    như vậy nếu mình chuyển từ tk 131 ---> 139 ==> tk 139 có số dư bên nợ ( do chưa trích lập ), ==> như vậy có ổn không, có vấn đề gì không ? ( và tất nhiên là mình sẽ trích đần vào chi phí từ tk 139....)
    hạch toán tài khoản 139 cần tôn trọng một số quy định sau
    1. cuối kỳ kế toán hoặc cuối kỳ kế toán giữa niên độ (đối với đơn vị có lập báo cáo tài chính giữa niên độ) doanh nghiệp xác định các khoản nợ phải thu khó đòi hoặc có khả năng không đòi được để trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi tính vào hoặc ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp của kỳ báo cáo.
    2. về nguyên tắc, căn cứ lập dự phòng là phải có những bằng chứng đáng tin cậy về các khoản nợ phải thu khó đòi (khách hàng bị phá sản hoặc bị tổn thất, thiệt hại lớn về tài sản,. . . nên không hoặc khó có khả năng thanh toán, đơn vị đã làm thủ tục đòi nợ nhiều lần vẫn không thu được nợ). theo quy định hiện hành thì các khoản phải thu được coi là khoản phải thu khó đòi phải có các bằng chứng chủ yếu dưới đây:
    - số tiền phải thu phải theo dõi được cho từng đối tượng, theo từng nội dung, từng khoản nợ, trong đó ghi rõ số nợ phải thu khó đòi;
    - phải có chứng từ gốc hoặc giấy xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ chưa trả bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ. . .
    3. căn cứ để được ghi nhận là một khoản nợ phải thu khó đòi là:
    - nợ phải thu quá hạn thanh toán ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ, bản cam kết hợp đồng hoặc cam kết nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được;
    - nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thụ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn.
    phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
    1. cuối kỳ kế toán hoặc cuối kỳ kế toán giữa niên độ (đối với doanh nghiệp có lập báo cáo tài chính giữa niên độ), doanh nghiệp căn cứ các khoản nợ phải thu được xác định là không chắc chắn thu được (nợ phải thu khó đòi), kế toán tính, xác định số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập hoặc hoàn nhập. nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch lớn hơn được hạch toán vào chi phí, ghi
    nợ tk 642 - chi phí quản lý doanh nghiệp
    có tk 139 - dự phòng phải thu khó đòi.
    2. nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi:
    nợ tk 139 - dự phòng phải thu khó đòi
    có tk 642 - chi phí quản lý doanh nghiệp (chi tiết hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi).

  9. #9
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    ðề: khoản phải thu khó đòi

    xin cảm ơn bạn betrang***
    vấn đề của mình bạn trả lời chung chung, nên mình mong bạn giúp trả lời cụ thể hơn 1 chút với nha.
    "như vậy nếu mình chuyển từ tk 131 ---> 139 ==> tk 139 có số dư bên nợ ( do chưa trích lập ), ==> như vậy có ổn không, có vấn đề gì không ? ( và tất nhiên là mình sẽ trích đần vào chi phí từ tk 139....)"
    bạn trả lời giúp : " tài khaonr 139 số dư đầu kỳ = 0, trong kỳ mình chuyển từ 131---> 139 ==> như vậy 139 có số dư bên nợ ==> có ổn không, có vấn đề gì không?

  10. #10
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    ðề: khoản phải thu khó đòi




    Trích dẫn Gửi bởi muaphonui
    xin cảm ơn bạn betrang***
    vấn đề của mình bạn trả lời chung chung, nên mình mong bạn giúp trả lời cụ thể hơn 1 chút với nha.
    "như vậy nếu mình chuyển từ tk 131 ---> 139 ==> tk 139 có số dư bên nợ ( do chưa trích lập ), ==> như vậy có ổn không, có vấn đề gì không ? ( và tất nhiên là mình sẽ trích đần vào chi phí từ tk 139....)"
    bạn trả lời giúp : " tài khaonr 139 số dư đầu kỳ = 0, trong kỳ mình chuyển từ 131---> 139 ==> như vậy 139 có số dư bên nợ ==> có ổn không, có vấn đề gì không?
    cuối kỳ kế toán bạn căn cứ các khoản nợ phải thu được xác định là không chắc chắn thu được và trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi như mình hướng dẫn ở trên: nợ tk 642/có tk 139.
    tài khoản 139 dùng để phản ánh tình hình trích lập, sử dụng và hoàn nhập khoản dự phòng các khoản phải thu khó đòi hoặc có khả năng không đòi được vào cuối niên độ kế toán. nếu bạn không trích lập trước thì không được sử dụng tài khoản này.

    thân !

 

 
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •